Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

docx 7 trang xuanthu 23/08/2022 6861
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_theo_cv5512_bai_41_thien_nhien_trung_va.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

  1. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: (1 tiết) Nội dung kiến thức: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Xác vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ trên bản đồ thế giới và nêu ý nghĩa của vị trí đối với khí hậu. - Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác văn bản địa lí, phân tích bản đồ. - Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của Trung và Nam Mĩ, đặc điểm phân hóa khí hậu; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết lien hệ thực tế về khí hậu, sông ngòi châu Âu để hiểu sâu hơn đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ,. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ; - Các tranh ảnh liên quan. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung:
  2. - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ GV nêu luật chơi + Tên trò chơi “Giải đoán hình ảnh” + Có 2 hình ảnh, quan sát hình ảnh và tìm địa danh trong lược đồ Hình 41.1- Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ. Bước 2: HS đoán tên hình ảnh qua bức tranh. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí của Trung và Nam Mĩ ( 10 phút) a) Mục đích: - Xác định được vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ trên bản đồ thế giới. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 126 kết hợp quan sát hình 41.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính 1. Vị trí địa lí - Diện tích hơn 2,5 triệu km² được bao bọc bởi 2 đại dương lớn (Thái Bình Dương; Đại Tây Dương) - Tiếp giáp với các dòng biển nóng và dòng biển lạnh. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. TIẾP GIÁP PHÍA TÂY PHÍA ĐÔNG BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG Thái Bình Dương Đại Tây Dương DÒNG BIỂN Guy-an X NÓNG Braxin DÒNG BIỂN DÒNG BIỂN Pê-ru Phôn- len LẠNH d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Quan sát lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, yêu cầu HS hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP sau trong thời gian 2 phút TIẾP GIÁP PHÍA TÂY PHÍA ĐÔNG
  3. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG DÒNG BIỂN DÒNG BIỂN NÓNG DÒNG BIỂN LẠNH Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu phần lãnh thổ eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti (10 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 127 kết hợp quan sát hình 41.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính 2. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti . - Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong thường xuyên thổi. + Eo đất Trung Mĩ : nơi tận cùng của dãy Cóoc đie + Quần đảo Ăngti : gồm vô số đảo quanh biển Caribê - Khí hậu – thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông – Tây. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. Môi trường nhiệt đới gió tín phong nhưng vì qua biển nên vẫn gây mưa cho sườn Đông (phía Tây là núi cao nên ít mưa) Sư phân hóa thiên nhiên ở sườn Đông và sườn Tây ở khu vực này. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - HS lên bảng xác định lãnh thổ của Trung Mĩ, lãnh thổ thuộc quần đảo Ăng ti và vịnh Ca ri bê. Bước 2: GV cho HS quan sát lược đồ Hình 5.1 “Lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng” và yêu cầu Hs xác định kiểu môi trường của Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti - Bước 3: GV yêu cầu Hs quan sát sơ đồ các loại gió trên Trái Đất và rút ra được loại gió hoạt động thường xuyên ở Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
  4. Bước 4: GV mở rộng thêm cho HS và kênh đào Panama và thiên nhiên khu vực này: ✓ Động đất xảy ra thường xuyên tại Trung Mỹ, có thể gây ra thiệt hại rất lớn về vật chất và cướp đi mạng sống của nhiều người. Trong khoảng 100 ngọn núi lửa ở Trung Mỹ thì có ít nhất 14 ngọn đang hoạt động. Bão lớn đôi khi tràn vào Trung Mỹ, nhất là từ phía biển Caribe. Năm 1998, bão Mitch đã giết chết hàng ngàn người và cuốn trôi nhiều làng mạc. ✓ Trước đây, các tàu thuyền chở hàng hóa đi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương phải đi vòng xuống mũi cực nam châu Nam Mỹ rồi đi ngược lên phía bắc. Nhưng sau khi có kênh đào Panama (80 km), nối thông hai đại dương ở eo đất Panama thì tàu thuyền giao thông dễ dàng, giảm khoảng cách hơn 1200 km, thêm thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán. Kênh đào Panama do người Mỹ hoàn tất ngày 15-8-1914. Mỹ giữ quyền quản lý con kênh này cho đến 31-12-1999 thì chuyển giao cho Panama. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu phần lãnh thổ lục địa Nam Mĩ (15 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm nổi bật của địa hình Nam Mĩ. - Kể tên các loại khoáng sản Nam Mĩ. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 127 kết hợp quan sát hình 41.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính b. Khu vực Nam Mĩ : - Địa hình phía tây: Hệ thống Anđét cao hơn và đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn Cóocđie - Đồng bằng ở giữa: cao phía Bắc, thấp dần phía Nam - Có các sơn nguyên và cao nguyên. - Khí hậu và thực vật phân hoá sâu sắc theo hướng đông tây, bắc nam và thấp cao. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. Tiêu chí Kể tên Độ cao Khoáng sản Vùng núi trẻ Anđét Anđét 3000-4000m (có Vàng, đồng, thiếc, nhiều đỉnh trên bạc 6000m) Đồng bằng La Plata (Quan sát màu) Nhôm, sắt, dầu, Pam pa 0-200m Ô ri nô cô A ma dôn Sơn nguyên và cao Guy a na (Quan sát màu) nguyên Bra xin 200-1000m d) Cách thực hiện:
  5. Bước 1: Giao nhiệm vụ Chia nhóm lớp thành 6 nhóm + Nhóm 1,4: Tìm hiểu về vùng núi trẻ Anđét + Nhóm 2,5: Tìm hiểu về các đồng bằng + Nhóm 3,6: Tìm hiểu về các sơn nguyên và cao nguyên Bước 2: HS hoàn thành PHT trong 5 phút Tiêu chí Kể tên Độ cao Khoáng sản Vùng núi trẻ Anđét Đồng bằng Sơn nguyên và cao nguyên Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên một số HS/nhóm lên trình bày, sử dụng bản đồ tự nhiên để mô tả. Bước 4. GV mở rộng thêm địa hình làm ảnh hưởng tới thiên nhiên (không đi sâu vì có học kĩ ở tiết sau- đề nghị HS về nhà sưu tầm thêm tư liệu). 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm:
  6. * Giống nhau: ✓ Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. ✓ Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến * Khác nhau : BẮC MĨ NAM MĨ + Phía Núi già Apalat và sơn Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin đông nguyên trên bán đảo Labrađo. + Ở Đồng bằng trung tâm cao ở Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô giữa phía bắc, thấp dần về phía -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng nam. bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. + Phía Hệ thống Coocđie cao TB ( Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và tây 3000 – 4000m ) và đồ sộ cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ So sách điểm giống và điểm khác của Bắc Mĩ và Nam Mĩ. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: - Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ HS thiết kế 1 sơ đồ tư duy về thiên nhiên Trung và Nam Mĩ. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.