Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp

doc 9 trang xuanthu 9060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_theo_cv5512_bai_40_thuc_hanh_doc_lat_ca.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp

  1. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - So sánh và giải thích được đặc điểm địa hình và khí hậu của khu vực Tây Bắc - Đánh giá thế mạnh kinh tế đặc biệt của khu vực 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích lát cắt thấy được cấu trúc đứng, cấu trúc ngang của một lát cắt tự nhiên tổng hợp. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thực vật - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên (đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng, ) theo một tuyến cắt cụ thể dọc dãy Hoàng Liên Sơn từ Lào Cai - Thanh Hóa. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Hoàn thành bài thực hành. - Chăm chỉ: Biết đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ địa lí tự nhiên VN - Lát cắt tổng hợp sgk. 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
  2. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS nghe bài hát và thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: HS nghe bài bát và nêu được các nét đẹp được nhắc đến trong bài hát: Fanxipan hùng vỹ, Fanxipan tỏa sáng, Em gái H.mông đợi khèn bên suối, Đêm SaPa, d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp cho HS nghe 1 đoạn nhạc của bài “ Phan Xi Păng – Tình yêu”: Sau khi nghe xong các em hãy nêu những nét đẹp được nhắc đến trong bài hát. Bước 2: HS nghe bài hát và trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Xác định tuyến cắt A-B trên lược đồ ( 5 phút) a) Mục đích: - Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ, tính toán b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác hình 40.1 để trả lời các câu hỏi. ❖ Nội dung chính: * Xác định tuyến cắt A-B trên lược đồ: - Tuyến cắt chạy theo hướng: TB -> ĐN - Đi qua những khu vực địa hình: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn -> Khu cao nguyên Mộc Châu -> Khu đồng bằng Thanh Hóa. - Độ dài của tuyến cắt:Tỉ lệ 1: 2000000 17,4 cm . 20 = 348 km c) Sản phẩm: + Tuyến cắt A – B chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. + Lát cắt chạy qua 3 khu vực địa hình: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn, khu cao nguyên Mộc Châu, khu đồng bằng Thanh Hóa. + Độ dài của tuyến cắt A – B = 17,4 cm x 20km = 348km. d) Cách thực hiện:
  3. Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát hình 40.1 và trả lời các câu hỏi: + Hướng của lát cắt? + Các khu vực địa hình đi qua? + Độ dài thực tế của lát cắt theo tỉ lệ ngang? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Đọc lát cắt theo thành phần tự nhiên (15 phút) a) Mục đích: Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, lược đồ. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát hình 40.1 để hoàn thành phiếu học tập. ❖ Nội dung chính: * Đọc lát cắt theo từng thành phần tự nhiên: - Có những loại đá, loại đất, nơi phân bố - Những kiểu rừng và sự phát triển trong những điều kiện tự nhiên khác nhau. + Khu núi cao Hoàng Liên Sơn: đất mùn núi cao; đá mácma xâm nhập, đá mácma phun trào. + Khu cao nguyên Mộc Châu: đất feralit trên đá vôi; đá trầm tích đá vôi. + Khu đồng bằng Thanh Hóa: đất phù sa trẻ; đá trầm tích phù sa. - Có 3 kiểu rừng: + Rừng ôn đới: phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm. + Rừng cận nhiệt: phát triển trong điều kiện khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp. + Khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa vàRừng nhiệt đới: phát triển trong điều kiện kh nhiệt độ thấp. + Hệ sinh thái nông – lâm nghiệp: phát triển trong điều kiện nhiệt độ, lượng mưa cao. c) Sản phẩm: Hoàn thành các phiếu học tập
  4. Khu vực Núi cao Hoàng Liên Khu CN Mộc Châu Khu ĐB Thanh Sơn Hóa Địa chất (đá mẹ) Mắc ma xâm nhập, Trầm tích đá vôi Trầm tích phù sa mắc ma phún xuất Địa hình Núi cao trên dưới Đồi núi thấp cao TB Thấp, bằng phẳng, 3000m nhiệt đới. Hệ sinh thái nông nghiệp, rừng ngập mặn ven biển d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sáthình 40.1 và hoàn thành phiếu học tập: * Nhóm 1, 4: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn * Nhóm 2, 5: Khu CN Mộc Châu * Nhóm 3, 6: Khu ĐB Thanh Hóa Phiếu học tập Khu vực Núi cao Hoàng Liên Khu CN Mộc Châu Khu ĐB Thanh Sơn Hóa Địa chất (đá mẹ) Địa hình Khí hậu
  5. Đất Kiểu rừng Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.3. Hoạt động 3: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (15 phút) a) Mục đích: Phân tích bảng nhiệt độ và lượng mưa để nhận xét sự khác biệt về khí hậu của các địa điểm b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và phân tích bảng 40.1 để trả lời các câu hỏi. ❖ Nội dung chính: * Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa => Rút ra nhận xét: - Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa => Rút ra nhận xét sự khác nhau về khí hậu ở 3 trạm. * Sự khác biệt khí hậu: - Khu núi cao Hoàng Liên Sơn: + Nhiệt độ tb năm: 12,80C. + Lượng mưa trong năm: 3553mm. Mùa mưa kéo dài 7 tháng; mùa khô kéo dài 5 tháng. => Khí hậu ôn đới gió mùa núi cao. - Khu cao nguyên Mộc Châu: + Nhiệt độ tb năm: 18,50C. + Lượng mưa trong năm: 1560mm. Mùa mưa và mùa khô bằng nhau ( 6 tháng) => Khí hậu cận nhiệt gió mùa núi cao. - Khu đồng bằng Thanh Hóa: + Nhiệt độ tb năm: 23,60C. + Lượng mưa trong năm: 1746mm. Mùa mưa và mùa khô rõ rệt. => Khí hậu nhiệt đới gió mùa. c) Sản phẩm: Hoàn thành phiêu học tập Khu vực Núi cao Hoàng CN Mộc Châu ĐB Thanh Hóa Liên Sơn Nhiệt độ TB năm 12,80C 18,50C 23,60C
  6. - Thấp nhất Tháng 1: 7,1 Tháng 1: 11,8 Tháng 1: 17,40C - Cao nhất Tháng 6,7,8: 16,4 Tháng 7: 23,1 Tháng 6,7: 28,9 Lượng Mưa TB 3553mm 1560mm 1746mm - Thấp nhất Tháng 1: 64 Tháng 12: 12 Tháng 1: 25mm - Cao nhất Tháng 7: 680 Tháng 8: 331 Tháng 9: 396 Kết luận chung về T0 thấp lạnh và Mùa đông lạnh, T0 TB cao. Mùa đông không khí hậu 3 trạm. mưa nhiều quanh ít mưa. Mùa hạ lạnh lắm, mùa hạ nóng. Mưa năm. nóng, mưa nhiều cuối hạ sang thu. nhiều. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với phân tích bảng 40.1 và hoàn thành phiếu học tập: * Nhóm 1, 4: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn * Nhóm 2, 5: Khu CN Mộc Châu * Nhóm 3, 6: Khu ĐB Thanh Hóa Phiếu học tập Khu vực Núi cao Hoàng CN Mộc Châu ĐB Thanh Hóa Liên Sơn Nhiệt độ TB năm - Thấp nhất - Cao nhất Lượng Mưa TB - Thấp nhất - Cao nhất Kết luận chung về khí hậu 3 trạm. Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án. * Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên của từng khu vực: - Khu núi cao Hoàng Liên Sơn: + Địa hình: núi trung bình và núi cao trên 2.000 – 3.000m. + Khí hậu: lạnh quanh năm, mưa nhiều. + Đất: mùn núi cao.
  7. + Đá: mácma xâm nhập và phun trào. + Rừng: ôn đới trên núi. - Khu cao nguyên Mộc Châu: + Địa hình: núi thấp <1000m. + Khí hậu: cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp. + Đất: feralit nâu đỏ trên núi đá vôi. + Đá: vôi là chủ yếu + Rừng: cận nhiệt và nhiệt đới. - Khu đồng bằng Thanh Hóa: + Địa hình: thấp, bằng phẳng, được bồi tụ phù sa. + Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa + Đất: phù sa + Rừng: Hệ sinh thái nông nghiệp. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm và thực hiện câu hỏi sau: Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên của từng khu vực: ( Địa hình, khí hậu, đất, đá, thực vật) - Khu núi cao Hoàng Liên Sơn - Khu cao nguyên Mộc Châu - Khu đồng bằng Thanh Hóa Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu về địa phương em đang sống dựa vào các thông tin trong phiếu học tập dưới đây PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: . 1/ Địa phương em thuộc khu vực địa hình nào? 2/ Ở địa phương em trong một năm có mấy mùa?
  8. 3/ Loại cây nào được trồng phổ biến ở địa phương em? Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.( nếu không còn thời gian) Hoạt động - cặp đôi ( 3 phút) Dựa vào thông tin SGK hiểu biết của bản thân, các em hãy trao đổi để trả lười các câu hỏi sau - Tuyến cắt chạy theo hướng : - Qua những khu vực địa hình : - Tính độ dài của tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang của lát cắt? ( 1: 2.000.000) Độ dài tuyến cắt A-B đo được trên lược đồ là: cm Bản đồ có tỉ lệ: 1: 2.000.000 -> 1cm = km Vậy độ dài tuyến cắt A-B là: cm x km = km Khu vực Núi cao Hoàng Liên Khu CN Mộc Châu Khu ĐB Thanh Sơn Hóa Địa chất (đá mẹ) Tên loại đá Địa hình Tên địa hình Khí hậu Kiểu khí hậu Đất Tên loại đất
  9. Kiểu rừng Tên rừng Khu vực Núi cao Hoàng CN Mộc Châu ĐB Thanh Hóa Liên Sơn Nhiệt độ TB năm - Thấp nhất - Cao nhất Lượng Mưa TB - Thấp nhất - Cao nhất Kết luận chung về khí hậu 3 trạm.