Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)

docx 6 trang xuanthu 23/08/2022 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_9_theo_cv5512_bai_24_vung_bac_trung_bo_ti.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)

  1. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (TIẾP THEO) Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : Kể tên các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng. - Phân tích được tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng BTB. - Nhận xét và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở BTB. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Bắc Trung Bộ. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế. - Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng và các trung tâm kinh tế lớn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ - Một số tranh ảnh 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
  2. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về vùng Bắc Trung Bộ. - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS dựa vào bức ảnh mà GV cung cấp để phân tích và cảm nhận c) Sản phẩm: HS nêu được đây là nhà sàn của Bác tại xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cung cấp cho HS 1 bức ảnh, yêu cầu HS trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình về bức ảnh đó. Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút. Hết giờ GV gọi HS trình bày suy nghĩ của mình về bức ảnh. Bước 3: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế của vùng BTB (25 phút) a) Mục đích: - Phân tích được điều kiện để phát triển các ngành kinh tế ở BTB. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế ở BTB. b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ để hoàn thành bảng thông tin. ❖ Nội dung chính:
  3. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp - Vùng Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp - Lúa: Đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An , Hà Tĩnh . - Trồng rừng, cây công nghiệp,chăn nuôi gia súc: đồi phía tây - Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: ven biển phía đông . - Thành tựu: Nhờ việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất mà dải đồng bằng ven biển trở thành nơi sản xuất lúa chủ yếu. - Cây công nghiệp hàng năm được trồng với diện tích khá lớn. 2. Công nghiệp - Giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ tăng liên tục. - Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển - Công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí nông cụ, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ phát triển ở nhiều địa phương. 3. Dịch vụ - Hệ thống giao thông vận tải có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước - Có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch. c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng thông tin. Các ngành kinh tế Đặc điểm phát triển + Cây lương thực trồng chủ yếu ở ĐB Thanh - Nghệ - Tĩnh. + Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng trên các vùng đất cát pha duyên hải. + Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày được trồng ở vùng Nông nghiệp đồi núi phía Tây. + Trồng rừng, phát triển kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp đang được đẩy mạnh. + Chăn nuôi trâu bò đàn ở phía Tây, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở phía Đông đang được phát triển mạnh. - Giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ tăng liên tục. - Nhờ có nguồn KS, đặc biệt là đá vôi nên vùng phát triển Công nghiệp CN khai khoáng và SX VLXD. - CN nhẹ với quy mô vừa và nhỏ được phát triển hầu hết ở các địa phương. - Hệ thống giao thông vận tải có ý nghĩa kinh tế và quốc Dịch vụ phòng đối với toàn vùng và cả nước. - Du lịch cũng bắt đầu phát triển do vùng có nhiều di tích
  4. lịch sử, văn hóa và di sản thế giới. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV chia lớp ra làm 6 nhóm, cho HS quan sát Lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và đưa ra nhiệm vụ: + Nhóm 1, 4 tìm hiểu về nông nghiệp của BTB. + Nhóm 2, 5 tìm hiểu về công nghiệp của BTB. + Nhóm 3, 6 tìm hiểu về dịch vụ của BTB. Các ngành kinh tế Đặc điểm phát triển Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Các trung tâm kinh tế của vùng BTB ( 5 phút) a) Mục đích: - Nêu được tên các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng. - Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí các trung tâm CN của vùng.
  5. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. ❖ Nội dung chính: V. Các trung tâm kinh tế - Thanh Hoá, Vinh, Huế là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi - Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng: Thanh Hoá, Vinh, Huế - Các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm: HS xác định trên lược đồ. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS quan sát bản đồ kinh tế vùng BTB, yêu cầu HS xác định trên bản đồ: - Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng. - Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm? Bước 2: Học sinh tìm hiểu thông tin trên sách giáo khoa, lược đồ, tập bản đồ/Atlat. Trao đổi với bạn bên cạnh. Bước 3: Giáo viên mời học sinh lên bảng xác định vị trí các trung tâm trên lược đồ, kể tên một số ngành nổi bật và chốt kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: HS xác định được các bãi tắm dựa vào lược đồ. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS quan sát lược đồ kinh tế và trả lời câu hỏi sau: Kể tên các bãi tắm thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo chiều từ Bắc vào Nam Bước 2: HS có 1 phút thảo luận theo nhóm 2 bạn và xác định trên lược đồ. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Bắc Trung Bộ. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm tư liệu về khu di tích quê Bác Hồ tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
  6. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm khác HS có thể tìm hiểu. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.