Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

docx 6 trang xuanthu 23/08/2022 7280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_9_theo_cv5512_bai_3_phan_bo_dan_cu_va_cac.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

  1. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta. - Phân biệt được sự khác nhau của các loại hình quần cư và giải thích sự khác nhau đó. - Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta và giải thích được sự phân bố các đô thị nước ta. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về MDDS của các vùng, số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị nước ta. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Hiểu được ý nghĩa trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư. - Chăm chỉ: Tự tìm kiếm thêm thông tin về các đô thị Việt Nam II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. - Một số tranh ảnh về các loại hình quần cư nước ta. 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
  2. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Giúp cho HS đọc được bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam để hiểu được tình hình phân bố dân cư và đô thị nước ta. - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: Thảo luận câu hỏi qua bản đồ phân bố dân cư Việt Nam, thế giới c) Sản phẩm: HS nhận xét sự phân bố dân cư dựa vào bảng chú giải. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam ( SGK H3.1) Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta? Nêu cách nhận biết? Bước 2: HS sử dụng bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam để thảo luận. Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về mật độ dân số và phân bố dân cư nước ta ( 12 phút) a) Mục đích: - Nhận xét được mật độ dân số nước ta cao và tăng nhanh - Trình bày và lí giải được đặc điểm phân bố dân cư nước ta b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ phân bố dân cư Việt Nam để trả lời các câu hỏi. ❖ Nội dung chính: I. Mật độ dân số và phân bố dân cư: 1/ Mật độ dân số: Nước ta có MĐDS tăng và thuộc loại cao trên thế giới:) 290 người/km2 ( 1/4/2019) 2/ Phân bố dân cư: + Phân bố không đồng đều: - Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. - Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên. + Chủ yếu ở nông thôn ( 65% ở nông thôn năm 2017 ). c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi 1/ Mật độ dân số + MĐDS nước ta ngày càng tăng. Năm 1989 là 195ng/km2. Năm 2000 là 234ng/km2. Năm 2010 là 262 ng/km2. Năm 2017 là 283ng/km2. Do đất chật người đông.
  3. + MĐDS Việt Nam cao hơn MĐDS trung bình thế giới( 58ng/km2 năm 2017) 2/ Phân bố dân cư: + Quan sát H 3.1/11SGK cho biết dân cư nước ta tập trung đông ở vùng ĐBSH và ĐNB. Thưa thớt ở vùng TD&MNBB, Tây Nguyên. + Tình hình phân bố dân cư nước ta: Không đều. + Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố dân cư nước ta có sự chênh lệch giữa các miền: Nơi có Đk thuận lợi phát trển kinh tế, giao thông d) Cách thực hiện: 1/ Mật độ dân số Bước 1: Giao nhiệm vụ: Tìm hiểu phần I/ trang 10 SGK cho biết: + MĐDS nước ta ngày càng thay đổi như thế nào? Chứng minh và giải thích. + So sánh MĐDS Việt Nam với MĐDS trung bình thế giới, rút ra nhận xét. Bước 2: Cặp đôi HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2/ Phân bố dân cư: Bước 1: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi + Quan sát H 3.1/11SGK cho biết dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Thưa thớt ở vùng nào? + Qua đó, có nhận xét gì về tình hình phân bố dân cư nước ta? + Cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố dân cư nước ta có sự chênh lệch giữa các miền ? Liên hệ: Chính sách phân bố lại dân cư của Nhà nước ta Bước 2: Cặp đôi HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Các loại hình quần cư nước ta ( 10 phút) a) Mục đích: - Phân biệt được hai loại hình quần cư là thành thị và nông thôn - Biết được sự thay đổi trong quần cư nông thôn và đô thị trong những năm gần đây b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát tranh, lược đồ để trả lời các câu hỏi. ❖ Nội dung chính: II. Các loại hình quần cư:
  4. 1/ Quần cư nông thôn: + Dân cư tập trung thành các điểm dân cư có tên gọi khác nhau giữa các vùng, miền, dân tộc. + Hiện đang có nhiều thay đổi cùng với quá trình CNH, HĐH. 2/ Quần cư thành thị: + Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống khá phổ biến. + Là các trung tâm KT, CT, KH- KT + Phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển. c) Sản phẩm 1/ Quần cư nông thôn: - Nêu đặc điểm của quần cư nông thôn: + Quần cư nông thôn đồng bằng,MN, trung du. + Hình thức: Làng ấp bản (Tày, Mường), Buôn plây(dtộc ở tây TSơn), phum sóc (Khơ me). + Họat động kinh tế: Nông nghiệp phụ thuộc vào đất đai . - Các thay đổi của quần cư nông thôn trong quá trình CNH đất nước. Nhận xét tuỳ theo tình hình ở địa phương. 2/ Quần cư thành thị: - Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị: + Dân cư sống thành phố phường, họat động kinh tế là công nghiệp, dịch vụ. + Phân bố ở đồng băng ven biển, quy mô vừa và nhỏ. - Sự phân bố các đô thị ở VN: Phân bố ở đồng băng ven biển. Vì vị trí địa lý thuận lợi giáp sông biển, dễ dàng phát triển KT, d) Cách thực hiện: 1/ Quần cư nông thôn: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. GV Hướng dẫn: HS dựa phần II/trang12 và tranh ảnh: - Nêu đặc điểm của quần cư nông thôn (tên gọi các điểm dân cư, ngành KT chính, nhà ở ) - Trình bày các thay đổi của quần cư nông thôn trong quá trình CNH đất nước. Nhận xét ở địa phương em. Bước 2: HS thảo luận nhóm Bước 3: Đại diện nhóm trình bày nội dung. Nhóm khác nhận xét và bổ sung đáp án. Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức 2/ Quần cư thành thị: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. GV Hướng dẫn: HS dựa phần II/trang12 và tranh ảnh:
  5. - Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị (MDDS, nhà ở, giao thông, kinh tế ) - Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị ở VN? Bước 2: HS thảo luận nhóm Bước 3: Đại diện nhóm trình bày nội dung. Nhóm khác nhận xét và bổ sung đáp án. Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Đô thị hoá nước ta ( 10 phút) a) Mục đích: - Nêu và giải thích được đặc điểm đô thị hóa nước ta. b) Nội dung: HS dựa vào bảng 3.1 trả lời và giải thích các câu hỏi. ❖ Nội dung chính: III. Đô thị hoá: + Quá trình đô thị hóa gắn liền với CNH. + Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, lối sống thành thị ngày càng phổ biến. +Trình độ đô thị hoá còn thấp. Phần lớn đô thị thuộc loại vừa và nhỏ. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi. - HS dựa vào bảng 3.1/13 + Sự thay đổi về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta: Không ngừng gia tăng. + Sự thay đổi số dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta: Tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên so với TG thì ở nước ta đô thị vẫn còn thấp. Kinh tế nông nghiệp còn có vị trí khá cao. + Nguyên nhân của quá trình đô thị hoá: do quá trình CNH, HĐH đất nước. - HS dựa vào Hình 3.1/11, nhận xét: + Quy mô dân số đô thị: ngày càng lớn. + Tốc độ và trình độ đô thị hoá. Tốc độ đô thị hoá nhanh nhưng trình độ đô thị hoá còn thấp. + Hậu quả của việc phát triển đô thị không đi đôi với việc phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường: Quá tải về CS hạ tầng, khó khăn GT, nhà ở, việc làm, môi trường và ANXH( tệ nạn ) d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo cặp - HS dựa vào bảng 3.1/13 + Nhận xét sự thay đổi về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta. + Sự thay đổi số dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta như thế nào? + Nguyên nhân của quá trình đô thị hoá.
  6. - HS dựa vào Hình 3.1/11, nhận xét: + Quy mô dân số đô thị. + Tốc độ và trình độ đô thị hoá. + Nêu hậu quả của việc phát triển đô thị không đi đôi với việc phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường? Bước 2: HS hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi Bước 3: GV chỉ định 1 số cặp đôi trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung đáp án. Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án dựa vào nội dung đã học. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau: Câu 1: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Câu 2: Nêu đặc điểm các loại hình quần cư nước ta. Câu 3: Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa. Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về đô thị Việt Nam. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Quan sát địa phương và đưa ra đáp án d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua quan sát thực tế hãy chỉ ra 1 đến 3 vấn đề ở địa phương em được cho là biểu hiện của lối sống thành thị. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.