Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Phần: Vật lí - Chương 9: Năng lượng - Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

docx 5 trang xuanthu 8840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Phần: Vật lí - Chương 9: Năng lượng - Bài 51: Tiết kiệm năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx
  • pptKNTT_CH9_BAI 51_TIET KIEM NANG LUONG-CHUAN HOA.ppt

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Phần: Vật lí - Chương 9: Năng lượng - Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

  1. NHÓM V1.1 – KHTN BÀI 51:TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG Môn học: KHTN- Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết lợi ích của điện, nước trong sinh hoạt, trong lao động và sản xuất. - Nhận biết được một số nguy cơ và tác hại khi sử dụng điện, nước lãng phí. Biết được hành vi nên làm và không nên làm khi sử dụng điện, nước. - Biết được một số đồ dùng sử dụng bằng điện và sử dụng có hiệu quả trong gia đình và trong trường THCS. -Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học. - Chủ động, tích cực thực hiện công việc của cá nhân, của nhóm. - Kiên trì thực hiện kế hoạch học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. - Xác định được lợi ích của điện, nước - Đề xuất được giải pháp tiết kiệm năng lượng, nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp với từng giải pháp. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: - Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. - Hỗ trợ các thành viên trong nhóm lập kế hoạch. - Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống. - Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Phân biệt được hành vi nên làm, không nên làm trong việc sử dụng điện, nước. - Rèn kĩ năng tư duy, phán đoán, suy luận khi tham gia giải quyết tình huống trong bài tập, trò chơi. - Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm qua các trò chơi, bài tập theo nhóm. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện, nước hiệu quả ở mọi lúc mọi nơi - Trẻ hưởng ứng thích thú trong việc tiết kiệm điện, nước. - Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác. - Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. - Trung thực: khách quan, công bằng. 1
  2. - Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến của người khác trong nhóm học. II. Thiết bị dạy học và học liệu - GV: + Hình ảnh về lợi ích của nước, điện. + Hình ảnh một số hành vi nên làm, không nên làm về việc sử dụng điện nước. + Hình ảnh một số hành vi tiết kiệm, không tiết kiệm điện, nước. + Hình ảnh một số nơi còn thiếu điện, nước. - HS: chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập; các tư liệu cần tìm hiểu; chuẩn bị các hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được; Sẵn sàng theo sự phân công của nhóm; chuẩn bị báo cáo kết quả được phân công. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là biết lợi ích của điện, nước trong sinh hoạt, trong lao động và sản xuất. Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày. b) Nội dung: Học sinh chú ý lắng nghe. c) Sản phẩm: gây hứng thú vào bài. d) Tổ chức thực hiện: GV hóa trang thành giọt nước “ Chào tất cả các bạn nhỏ ”. Hôm nay tớ muốn mang đến cho các bạn một câu chuyện kể về tớ - Các bạn biết không? Giọt nước tí xíu tớ đây mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống nước tớ còn có thể làm ra điện nữa đấy Cho hs thấy được lợi ích của điện, nước , từ đó chỉ ra những chi tiết trong hình có sự lãng phí năng lượng. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lợi ích khi tiết kiệm năng lượng. a) Mục tiêu: - Biết lợi ích của điện, nước trong sinh hoạt, trong lao động và sản xuất. - Nhận biết được một số nguy cơ và tác hại khi sử dụng điện, nước lãng phí. Biết được hành vi nên làm và không nên làm khi sử dụng điện, nước. b) Nội dung: * Lợi ích của nước - Giọt nước có từ đâu? - Nước có lợi ích gì trong cuộc sống? - HS xem hình ảnh. + Slide 3: nước dùng để uống, đánh răng, tắm, rửa tay, rửa rau (GV đàm thoại về hình ảnh) + Slide 4: Nước để nuôi cá, tưới hoa, rửa bát ( GV đàm thoại về hình ảnh) - Nếu không có nước điều gì sẽ xảy ra? + Slide 5: HS xem hình ảnh nhiều nơi không có nước (Cá chết, cây cối bị héo, đất khô cằn ) - Xem những hình ảnh đó con cảm thấy như thế nào? 2
  3. - Chúng ta đã rất may mắn là đã được sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt. Vậy để có nguồn nước sạch và nhiều chúng ta phải làm gì? * Lợi ích của điện. - Vừa rồi bạn giọt nước cũng đã nói rằng bạn ấy cũng có thể tạo ra nguồn điện nữa - Vậy điện giúp ích gì cho con người? - Có những đồ dùng nào sử dụng nguồn điện? + Slide18: Đồ dùng sử dụng nguồn điện để thắp sáng. + Slide 19: Đồ dùng dùng điện để chạy máy và truyền tải âm thanh (GV đàm thoại về hình ảnh) + Slide 20: Đồ dùng sử dụng nguồn điện để đốt nóng (GV đàm thoại về hình ảnh - Không có điện thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên như thế nào? (Tối không nhìn thấy gì, không xem được ti vi, không nấu cơm được ). c) Sản phẩm: - Giảm chi tiêu cho gia đình. - Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn. - Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm. - Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi. HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy. GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). GV nhận xét và chốt nội dung về lợi ích khi tiết kiệm năng lượng. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về một số biện pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động hàng ngày. a) Mục tiêu: - Biết được một số đồ dùng sử dụng bằng điện và sử dụng có hiệu quả trong gia đình và trong trường THCS. - Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày. b) Nội dung: * Giáo dục tiết kiệm nước. - Làm gì để tiết kiệm nước khi sử dụng? - Khi ở trường chúng ta làm gì để tiết kiệm nước? Để tiết kiệm nước, khi rửa tay chúng ta vặn nhỏ vừa đủ rửa tay, uống nước bằng nào thì lấy bằng đó. → Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có được nước sạch để dùng, vì vậy không được lãng phí nước. → Tiết kiệm nước là việc làm cần thiết của mỗi người, không chỉ mình còn nước để dùng mà con nhiều người khác cũng có nước để dùng nữa. - Lắng nghe thông điệp và cùng truyền tải tới mọi người rằng “ Hãy tiết kiệm nước” * Vì sao cần phải tiết kiệm điện? 3
  4. - Nếu không tiết kiệm điện thì sẽ như thế nào? - Khi cùng một lúc chúng ta sử dụng quá nhiều điện khi không cần thiết các con có biết điều gì sẽ xảy ra? - Các con có được tự ý sử dụng bật, tắt các thiết bị điện khộng? Vì sao? - Theo các con chúng ta phải tiết kiệm điện như thế nào là hợp lý? c) Sản phẩm:Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng: -Sử dụng điện nước hợp lí. - Tiết kiệm nhiên liệu. - Ưu tiên dùng các nguồn năng lượng tái tạo. “ Hãy tiết kiệm nước.” “ Hãy tiết kiệm điện.” - Để nguồn điện năng luôn tồn tại đều là do hành động của mỗi chúng ta. d) Tổ chức thực hiện: * Giáo dục tiết kiệm nước - Làm gì để tiết kiệm nước khi sử dụng? - Khi ở trường chúng ta làm gì để tiết kiệm nước? Để tiết kiệm nước, khi rửa tay chúng ta vặn nhỏ vừa đủ rửa tay, uống nước bằng nào thì lấy bằng đó. - Cho HS chơi trò chơi “ Rửa tay”. → Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có được nước sạch để dùng, vì vậy không được lãng phí nước. - Cho HS về nhóm, quan sát bức tranh rồi ghép đôi cho phù hợp. → Tiết kiệm nước là việc làm cần thiết của mỗi người, không chỉ mình còn nước để dùng mà con nhiều người khác cũng có nước để dùng nữa. * Vì sao cần phải tiết kiệm điện? - Nếu không tiết kiệm điện thì sẽ như thế nào? - Khi cùng một lúc chúng ta sử dụng quá nhiều điện khi không cần thiết các con có biết điều gì sẽ xảy ra? - Các con có được tự ý sử dụng bật, tắt các thiết bị điện khộng? Vì sao? - Giáo dục HS không tự ý dùng điện khi không có sự hướng dẫn của người lớn, không được thả diều dưới dây điện, không chọc que nhọn vào ổ điện nhắc nhở bố mẹ đi ra ngoài nhớ tắt hết các nguồn điện trong nhà. * HS tiết kiệm điện - GV đưa ra tình huống + Nếu con muốn học bài vào buổi tối nhưng mẹ dặn phải tiết kiệm điện nên con không bật đèn để học việc làm đó có phải là tiết kiệm điện hợp lý không? Vì sao? - Theo các con chúng ta phải tiết kiệm điện như thế nào là hợp lý? - GV và HS cùng hát vàng bài “ Hành động của bạn” “ Tổ quốc Việt Nam xanh ngát, có sạch đẹp mãi được không, điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi.” HS: lắng nghe, chơi trò chơi, thực hành theo nhóm, kiểm tra kết quả cùng GV, truyền tải thông điệp, trả lời theo ý hiểu, giải quyết tình huống, hát cùng GV 4
  5. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu:Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - Nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. - Nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm điện. c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân. d) Tổ chức thực hiện: Cuộc thi “Đội tuyên truyền giỏi.” - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. - Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu:Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung:Chế tạo túi giấy từ vật liệu tái chế. c) Sản phẩm: HS chế tạo túi giấy tiện lợi có tính ứng dụng cao, có tính thẩm mĩ. d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau. 5