Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Tục ngữ

docx 27 trang xuanthu 9780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Tục ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_chu_de_tuc_ngu.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Tục ngữ

  1. CHỦ ĐỀ TỤC NGỮ (Chương trình Ngữ văn 7- HKII) 6 BƯỚC Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết Từ kĩ năng đọc hiểu một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội trong sách giáo khoa ngữ văn 7, hình thành kĩ năng đọc hiểu về tục ngữ Việt Nam. Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học Chủ đề bao gồm 03 tiết (73, 77, 82), trong đó có văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ về con người và xã hội và chương trình địa phương. Tích hợp phân môn: Ca dao- dân ca ( Những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người) Tích hợp: Môn giáo dục công dân, Địa lý, Vật lý, Sinh học, Công nghệ, Hóa học, Bước 3: Xác định mục tiêu bài học * Kiến thức - Khái quát về tục ngữ Việt Nam: khái niệm, đặc điểm, phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao. - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. - Đặc điểm hình thức và nghệ thuật của các câu tục ngữ trong bài học. - Yêu cầu của việc sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương. * Kĩ năng - Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. - Vận dụng được một số câu tục ngữ đã học vào đời sống. * KNS: + Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động, sản xuất, con người và xã hội.
  2. + Ra quyết định: Vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ. * Thái độ - Yêu quý, trân trọng các kinh nghiệm của cha ông về thiên nhiên, lao động, con người và xã hội . - Học tập lối sống có đạo đức, cao đẹp, nghĩa tình của người Việt Nam. - Có ý thức sử dụng tục ngữ phù hợp trong giao tiếp. * Năng lực chủ yếu cần hình thành - Năng lực giao tiếp, - Năng lực trình bày, - Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề - Năng lực thẩm mĩ, - Năng lực tự học: huy động kiến thức (Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ về con người và xã hội , thực tiễn đời sống, ) Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao Khái niệm tục ngữ - Hiểu và phân biệt được những - So sánh tục ngữ với ca dao. đặc điểm cơ bản của TN - Tục ngữ được sử dụng như thế nào trong đời sống chúng ta?
  3. Phân loại tục ngữ - Ý nghĩa của những câu tục ngữ - Qua những câu TN trên, em rút trong bài thành các - Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm được kinh nghiệm gì cho bản nhóm. nêu trong TN thân.(Bài học thực tế rút ra ) Cơ sở phân loại - Một số trường hợp có thể áp - Tích hợp để có cái nhìn tổng quát, Mỗi nhóm gồm những dụng kinh nghiệm nêu trong câu toàn thể, sâu sắc và sinh động hơn. câu nào tục ngữ. - Câu tục ngữ mà mình yêu thích. Lí -Phát hiện ra hình thức giải được lí do mà mình thích. Viết nghệ thuật của những đoạn văn. câu tục ngữ - Sưu tầm thêm những câu tục ngữ có nội dung tương tự. - Tìm câu tục ngữ gần nghĩa, câu tục ngữ trái nghĩa với một vài câu tục ngữ trong bài học. Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả 1. Vài nét khái quát về tục ngữ VN Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao Nêu khái niệm của tục - Dựa vào kiến thức khái niệm - So sánh tục ngữ với ca dao: Cho ngữ? của tục ngữ, em hãy cho biết tục biết sự khác biệt giữa tục ngữ và ca ngữ có đặc điểm gì ? dao ? Mỗi loại cho một ví dụ. (Gợi ý : về hình thức, nội dung, )
  4. - Em hiểu như thế nào là nghĩa đen và thế nào là nghĩa bóng? - Tục ngữ được sử dụng như thế nào trong đời sống ngày nay ? 2. Tìm hiểu một số đề tài thường gặp trong kho tàng tục ngữ Việt Nam. Đề tài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao TN về Có thể chia các ? Phân tích nội dung, nghệ ? Qua những câu TN trên, em rút thiên câu tục ngữ làm thuật của câu TN. được kinh nghiệm gì cho bản nhiên và mấy nhóm ? Mỗi ? Cơ sở thực tiễn của kinh thân.(Bài học thực tế rút ra ) lao động nhóm gồm nghiệm nêu trong câu tục ngữ ? Tích hợp liên môn ( Địa lý, Sinh học, sản những câu nào ? ? Vật lý, ) để có cái nhìn tổng quát, xuất: (8 ? Người ta có thể vận dụng toàn thể, sâu sắc và sinh động hơn. câu) kinh nghiệm của câu tục ngữ ? Tìm một số câu tục ngữ có nội vào việc gì? dung tương tự và phân tích ý nghĩa ? Giá trị của kinh nghiệm mà của câu tục ngữ đó. câu tục ngữ thể hiện? TN về Có thể chia các ? Giải thích nghĩa của câu tục ? Qua câu tục ngữ, tác giả dân gian con câu tục ngữ làm ngữ là gì ? muốn giáo dục chúng ta điều gì? người và mấy nhóm ? Mỗi ? Tác giả sử dụng biện pháp tu ? Tích hợp môn GDCD để có cái nhìn xã hội (9 nhóm gồm từ nào? sâu sắc và sinh động hơn. câu) những câu nào ?
  5. ? Giá trị kinh nghiệm mà câu ? Tìm một số câu tục ngữ có nội tục ngữ thể hiện là gì? Chúng dung tương tự và phân tích ý nghĩa ta cần phải có thái độ như thế của câu tục ngữ đó. nào? (Liên hệ : người sống đống vàng ) ? Nêu một trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ ? Sưu tầm Sưu tầm: Các câu ca dao, dân ? Phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ ca, tục ngữ lưu hành ở địa đó. phương (mang tên riêng địa ? Em có nhận xét gì về thiên nhiên, phương, nói về sản vật, di sản vật con người ở Sài Gòn? tích, thắng cảnh, danh nhân, ? Phát biểu cảm nghĩ về một bài ca sự tích, từ ngữ địa phương ) dao hoặc tục ngữ về Sài gòn mà em thích Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học Tiết 1: A. Hoạt động khởi động
  6. Trợ giúp của giáo viên Hoạt độngcủa học sinh Dùng kĩ thuật tia chớp, gọi một vài học sinh Học sinh suy nghĩ và trả lời trả lời câu hỏi Củng cố kiến thức của HS về các thể loại văn học GV thống nhất và dẫn vào bài mới dân gian đã học, gợi mở kiến thức cần nắm về thể loại tục ngữ sẽ học. Tạo tâm thế hứng thú cho HS chuẩn bị vào bài học. Văn học dân gian Việt Nam có nhiều thể loại phong phú, hôm nay cô sẽ mời các bạn dạo chơi trong khu vườn văn học để khám phá về một thể loại văn học dân gian rất lí thú đó là tục ngữ. B. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới I. Vài nét khái quát về tục ngữ VN
  7. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh GV phát phiếu học tập cho cả lớp Yêu cầu HS theo dõi, quan sát, lắng nghe kỹ tiểu HS trình bày tiểu phẩm phẩm tạo tình huống . Từ tình huống và lời thoại trong tiểu phẩm trên Phát biểu ý kiến của mình kết hợp với phần chú thích trong SGK, em nào có thể khái quát lại những nét chính về thể loại HS trả lời tục ngữ? (GV gợi ý: hình thức, đặc điểm, nội dung) Tích hợp với thể loại Ca dao HS trả lời Đầu năm chúng ta đã làm quen với một thể loại văn học dân gian? Đó là thể loại nào? Vậy em hãy cho biết những câu sau là tục ngữ hay ca dao? Học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến
  8. Thảo luận nhóm: Hãy so sánh sự khác biệt giữa HS thảo luận nhóm tục ngữ và ca dao ? Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, GV mời đại diện nhóm trả lời. bổ sung GV chốt lại vấn đề HS nghe, chốt ý vào phiếu học tập Tiểu kết 1: II. Một số đề tài thường gặp trong kho tàng tục ngữ Việt Nam Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh
  9. 1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản HS đọc Đọc to rõ ràng nhấn mạnh các ý nhịp Theo em các câu tục ngữ trên có thể chia Cá nhân HS trả lời: thành mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu Tám câu được chia làm 2 nhóm nào? Gọi tên từng nhóm ? Nhóm 1: Câu 1 đến câu 4-> kinh nghiệm về thiên nhiên Nhóm 2: Câu 5 đến câu 8-> kinh nghiệm về lao động sản xuất GV hướng dẫn HS bốc thăm gói câu hỏi Các nhóm cử đại diện bốc thăm gói câu hỏi theo phiếu học tập. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện Đại diện các nhóm báo cáo Các học sinh khác nghe, bổ sung và đưa ra Gói câu hỏi số 1, 2: (4 câu đầu) những thắc mắc, đại diện nhóm trả lời GV nhận xét, chốt ý HS nghe và điền vào phiếu học tập a. Tục ngữ về thiên nhiên
  10. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh GV mở rộng thêm: Những kinh nghiệm trên có được là do ông cha ta dựa trên cơ sở thực tiễn là quan sát hiện tượng thiên nhiên. Những hiện tượng này cứ lặp đi lặp
  11. lại như thế và theo kinh nghiệm quan sát thực tế đó, ông cha ta đã rút ra những bài học, những kinh nghiệm quý báu cho mình và truyền lại cho con cháu, cho thế hệ sau. Tuy nhiên ngày nay chúng ta có thể dựa vào cơ sở khoa học để lí giải hiện tượng trên. GV chiếu bức hình sau và hỏi: Bức hình sau gợi em nhớ đến bài học Địa lí nào HS quan sát hình, suy nghĩ và trả lời cá nhân đã học lớp 6? Em có thể sử dụng kiến thức môn Địa lí để giải thích nội dung ý nghĩa câu tục ngữ số 1 không?
  12. GV nhận xét và chốt ý. GV gợi ý các câu tục ngữ 2,3,4 HS có thể dựa vào HS nghe kiến thức môn Vật lý, Sinh học để giải thích (HS về nhà tìm hiểu) GV bình, chuyển ý GV tiếp tục mời nhóm khác lên trình bày gói câu Đại diện các nhóm báo cáo hỏi số 5 “Tấc đất, tấc vàng” Tiểu phẩm gợi tình huống HS diễn tình huống Các con thấy anh con trai trong tiểu phẩm Các học sinh khác nghe, bổ sung và đưa ra trên hiểu câu tục ngữ này như thế nào? những thắc mắc, đại diện nhóm trả lời Vậy bạn nào có thể giải thích giúp người con trai trong tiểu phẩm và các bạn khác hiểu câu tục ngữ này không? GV: Để tránh hiểu sai về nghĩa của câu TN thì chúng ta phải chú ý đến nghĩa đen và nghĩa bóng của câu TN Cô mời đại diện các nhóm còn lại trình bày câu TN 6,7,8: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
  13. Nhất thì, nhì thục GV chốt ý b. Tục ngữ về lao động sản xuất
  14. Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Qua tìm hiểu những câu tục ngữ em có nhận Hs trả lời xét gì về nghệ thuật diễn đạt? Tám câu tục ngữ trong bài đã đúc kết những kinh nghiệm gì? Tiểu kết 3
  15. Ghi nhớ/ sgk C. LUYỆN TẬP Trợ giúp của GV Hoạt động của hs GV hướng dẫn hs luyện tập Hs suy nghĩ và trả lời
  16. Giáo viên nhận xét và tặng điểm thưởng cho hs trả lời nhanh D: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG Trợ giúp của GV Hoạt động của hs
  17. GV tổ chức vả hướng dẫn HS ? Em hãy vẽ, kể hoặc tả lại một tình huống trong Học sinh trả lời cuộc sống hôm nay mà em có thể vận dụng câu TN để khuyên răn mình và mọi người. E: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Trợ giúp của GV Hoạt động của hs ? Từ cuộc sống của bản thân, em rút ra cho mình những kinh nghiệm nào? Em có thể truyền Học sinh hoàn thiện ở nhà lại cho các bạn bằng những câu văn vần. ? Sưu tầm những câu TN có nội dung tương tự với những câu TN vừa học và sắp xếp theo thứ tự A, B, C của các chữ cái đầu câu. Hết tiết 1 Tiết 2 A. Hoạt động khởi động Lớp trưởng điều khiển lớp tham gia trò chơi: Học văn vui vẻ- Chinh phục mật mã Trợ giúp của giáo viên Hoạt độngcủa học sinh GV
  18. Qua trò chơi Học văn vui vẻ- Chinh phục Học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến mật mã, các em rút ra được điều gì cho bản thân. GV thống nhất vả dẫn vào bài mới. Cuộc khám phá khu vườn rộng lớn của TN mở ra bao điều thú vị. Và tiết học trước chúng ta đã mở ra cánh cửa mảnh vườn về TN thiên nhiên lao động sản xuất. Ngày hôm nay cuộc hành trình chúng ta lại đến với mảnh vườn tiếp theo đó là những lời vàng ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân từ bao đời các con nhé. B. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới GV yêu cầu HS đọc văn bản. GV chú ý học sinh đọc to, rõ, chậm chú ý vần lưng – đối, ngắt nhịp. Trợ giúp của giáo viên Hoạt độngcủa học sinh ? 9 câu tục ngữ có thể chia thành mấy Học sinh suy nghĩ và trả lời nhóm. - Chia làm 3 nhóm + Tục ngữ về phẩm chất con người (câu 1, 2,3) + Tục ngữ về học tập tu dưỡng (Câu 4, 5, 6) + Tục ngữ về quan hệ, ứng xử( Câu 7,8, 9) ? Tại sao 3 nhóm trên lại có thể hợp thành một văn bản thống nhất như trong HS trả lời sgk? HS đọc a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tục ngữ về phẩm chất con người * GV gọi học sinh đọc câu tục ngữ 1
  19. Câu 1: Học sinh thảo luận cặp đôi Học sinh làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi vào bản hợp đồng số 1, 2, 3 - Mặt người: chỉ con người Mặt của: chỉ của cải ? Em hiểu mặt người, mặt của ở câu tục ngữ trên là gì? - Nhân hóa - So sánh ? Theo em tác giả sử dụng nghệ thuật gì - đối lập (một > Con người là vốn quý nhất (V/dụ: Người làm ra của chứ của không làm ra người). Chúng ta cần có thái độ ? Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ yêu quý, tôn trọng con người. thể hiện là gì? Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?(Tích hợp GDCD) + Phê phán : coi của hơn người. + An ủi động viên những trường hợp mất của. ? Nêu một trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ ? * Người sống đống vàng *Lấy của che thân chứ không ai lấy thân che của ?Tìm một số câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự. * GV gọi học sinh đọc câu tục ngữ 2
  20. Câu 2: Cái răng cái tóc là góc con HS suy nghĩ và trả lời người ? Răng, tóc được nhận xét trên phương diện sức khỏe, hay vẻ đẹp ? - Hãy tự hoàn thiện mình từ những cái nhỏ nhất. - Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn ? Gía trị của câu tục ngữ? răng và tóc cho sạch và đẹp. ? Nêu một số trường hợp cụ thể ứng dụng - Một yêu tóc bỏ đuôi gà câu tục ngữ? Hai yêu răng trắng như ngà dễ thương ? Tìm những câu tục ngữ tương tự. HS đọc * GV gọi học sinh đọc câu tục ngữ 3 Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm. - Nhịp 3/3 đối rất chỉnh ,Vần lưng sạch –rách - Tác dụng : dễ nhớ ? Hình thức câu tục ngữ này có gì đặc - Khó khăn, thiếu thốn về vật chất biệt? tác dụng? ? Đói và rách trong câu này thể hiện - Phẩm chất bên trong của con người điều gì? ?Sạch và thơm chỉ điều gì ở con người? - Đối ý, đối xứng, ẩn dụ - Khẳng định rằng: Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải ? Câu tục ngữ này có sử dụng nghệ sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu thuật gì không ? Nhằm mục đích gì ? xa, tội lỗi
  21. - Phải có lòng tự trọng. ? Câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì. b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tục ngữ về học tập tu dưỡng và tục ngữ về quan hệ, ứng xử. - Giáo viên chuẩn bị 2 trạm ở 2 góc lớp và hướng dẫn học sinh thu thập thông tin theo các trạm đã đặt sẵn trong lớp: Em hãy dựa vào những thông tin đã cho Nội dung ở các trạm: ở mỗi trạm, điền vào phiếu học tập - Trạm 1: tục ngữ về học tập tu dưỡng - 4 nhóm lần lượt đi qua 2 trạm. Đọc một số bài viết liên quan với nội dung của trạm, - Ở mỗi trạm, học sinh có 6 phút để sau đó trả lời câu hỏi trong phiếu trạm của mình. nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ tại - Trạm 2: tục ngữ về quan hệ, ứng xử. trạm. Xem những đoạn video và sau đó trả lời câu hỏi trong - Sau 10 phút, các nhóm học sinh đã di phiếu trạm chuyển hết 2 trạm trở về vị trí ngồi của nhóm, giáo viên kiểm tra việc ghi ghép, thu thập thông tin trong phiếu học tập của học sinh
  22. GV gọi học sinh trả lời câu hỏi Tiểu kết 1/ Tục ngữ về phẩm chất con người. Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của. - Nghệ thuật so sánh, hoán dụ Nhằm đề cao giá trị con người hơn mọi thứ của cải Câu 2: Cái răng cái tóc là góc con người Khuyên con người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ, vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm. - Nghệ thuật ẩn dụ Giáo dục con người dù thiếu thốn vật chất nhưng phải giữ gìn phẩm giá trong sạch, phải có lòng tự trọng 2/ Tục ngữ về học tập tu dưỡng. Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
  23. Phép điệp ngữ Khuyên chúng ta phải học hỏi về mọi phương diện để trở thành con người có văn hóa, có nhân cách. Câu 5: Không thầy đố mày làm nên. - Câu tục ngữ đề cao vai trò, công ơn của người thầy. Muốn nên người và thành đạt người ta cần được thầy dạy dỗ Câu 6 Học thầy không tày học bạn - Câu tục ngữ sử dụng biện pháp so sánh . Phải tích cực chủ động học hỏi ở bạn bè. 3/ Tục ngữ về quan hệ, ứng xử. Câu 7: Thương người như thể thương thân. - So sánh . Khuyên ta nên có lòng nhân ái, sẵn sàng làm việc thiện, khi cần thiết sẵng sàng quên thân mình để giúp đỡ người khác. Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Nghệ thuật ẩn dụ Khuyên ta nên biết ơn biết ơn tới những người, những thế hệ đã mang lại thành quả cho mình được hưởng, đã cưu mang giúp đỡ mình. Câu 9: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Lối nói ẩn dụ. Khuyên ta cần phải đoàn kết và có tinh thần tập thể, tránh lối sống cá nhân
  24. Tổng kết Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Hướng dẫn tổng kết, luyện tập. HS cá nhân trả lời ? Cho biết nét đặc sắc về nghệ thuật của các câu - Phép đối, vần lưng giàu hình ảnh, so sánh, ẩn tục ngữ đã học ở trên? dụ. ? Qua các câu tục ngữ trên nhân dân ta đã để lại - Những câu tục ngữ trên đã truyền đạt những những kinh nghiệm gì? kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất, Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk. Tiểu kết 3 Ghi nhớ/sgk C. LUYỆN TẬP Trợ giúp của GV Hoạt động của hs GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi đối đáp nhanh ?Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái Hs trả lời nghĩa với những câu tục ngữ trong tiết 2 đã học. Giáo viên nhận xét và tặng điểm thưởng cho hs có đáp án nhanh D: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG Trợ giúp của GV Hoạt động của hs
  25. Khi quan sát cuộc sống thực tế, có thể nhận ra một số điều « giết chết » lòng biết ơn. Vậy theo Học sinh hoàn thiện vào vở bài tập những điều em, đó là những điều gì?Em hãy viết một bức nhận ra từ thực tế cuộc sống. thư gửi người bạn để cùng nhau bàn bạc về vấn đề trên. E: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Trợ giúp của GV Hoạt động của hs Các nhóm chuẩn bị những tiểu phẩm ngắn về tình huống giao tiếp Học sinh lên kịch bản và tập luyện Tiết 3 3. Sưu tầm các câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương - Sưu tầm: các câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương (Mang tên riêng địa phương, nói về sự vật, di tích, thắng cảnh, sự tích, từ ngữ địa phương ) - Gv: Chia thành 4 nhóm (4 tổ) Nhóm trưởng tập hợp những câu ca dao, tục ngữ Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. GV tuyên dương nhóm làm tốt. Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. GV nhận xét góp ý. - GV giới thiệu một số câu ca dao, tục ngữ
  26. ? Cho HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa , biện pháp nghệ thuật của các câu ca dao, tục ngữ tìm được. ? Em có nhận xét gì về thiên nhiên SG ? Phát biểu cảm nghĩ về một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về SG mà em thích Củng cố : Nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca, tục ngữ ? Hướng dẫn về nhà: - Nắm được kiến thức khái quát về tục ngữ Việt Nam. - Hs đọc thuộc những bài tục ngữ đã học. - Học bài và làm bài trong vở bài tập. - Tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự - Chuẩn bị bài “Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.” ? Lập luận trong đời sống khác lập luận nghị luận như thế nào? Rút kinh nghiệm: .