Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 44: Từ đồng âm - Năm học 2020-2021

doc 9 trang xuanthu 24/08/2022 4180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 44: Từ đồng âm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_44_tu_dong_am_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 44: Từ đồng âm - Năm học 2020-2021

  1. Ngày soạn: 10/11/2020 Ngày giảng: 7A: 17/11/2020 TiÕt 44: TỪ ĐỒNG ÂM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Qua bài học giúp học sinh biết: - Khái niệm từ đồng âm. - Việc sử dụng từ đồng âm. 2. Kĩ năng - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Đặt câu phân biệt từ đồng âm. - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm. 3. Th¸i ®é Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp. - Năng lực riêng: Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. B. CHUAÅN BÒ 1. Giáo viên Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, soạn giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng, kế hoạch bài dạy, máy tính, phiếu học tập, máy chiếu, phần thưởng, giấy A0, bút dạ. 2. Học sinh Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở ghi. C. TOÅ CHÖÙC CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 7A vắng 2. Kieåm tra baøi cuõ: 2 phút Gv chiếu : ? Chỉ ra cặp từ trái nghĩa trong ví dụ sau? Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà. ? Thế nào là từ trái nghĩa? ? Nêu tác dụng của từ trái nghĩa? Hs: - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Tác dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. 3. Bài mới A. Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp - Thời gian: 3 phút
  2. Gv: Mở đầu tiết học hôm nay, cô cho các em chơi một trò chơi: giải đố có thưởng. Gv chiếu: 1. Hai cây cùng có một tên Cây xoè mặt nước cây lên chiến trường Cây này bảo vệ quê hương Cây kia hoa nở ngát thơm mặt hồ? Cây gì ? - Cây súng ( vũ khí) – Cây súng ( hoa súng) 2. Trùng trục như con bò thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. (Là con gì?) - Con chó thui, toàn thân nó thịt đã chín. 3. Bánh không ăn được, đường không ngọt? (Là cái gì?) - Bánh xe - Đường đi 4. Cây gì có lá không hoa, có cành không trái dặm xa hơn ngàn? (Đó là cái gì?) - Cây số GV: Các em thấy trò chơi như thế nào? Hs Gv: Vậy chúng ta sẽ trở lại trò chơi trong những giờ học sau. Các em ạ một trong những điểm thú vị, hấp dẫn của các câu đố đó là việc sử dụng từ ngữ của tác giả dân gian. Bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu về điểm thú vị ấy qua bài học về từ đồng âm. Điều chỉnh, bổ sung: B. Hoaït ñoäng 2 : Hình thành nội dung kiến thức bài học - Mục tiêu: học sinh hiểu được khái niệm về từ đồng âm, cách sử dụng từ đồng âm. - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận. - Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút. - thời gian: 25 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM ? GV: Chiếu ví dụ - Gọi hs đọc 1. Ví dụ (SGK / * Chú ý vào từ in đậm: Lồng trong hai câu 135) ? Giải thích nghĩa của mỗi từ ‘lồng” trong các câu trên?
  3. - Lồng 1: Miêu tả hoạt động của con ngựa đang đứng bỗng nhảy dựng lên với sức mạnh đột ngột khó kìm giữ. - Lồng 2: Cái lồng – vật được làm bằng tre, nứa, gỗ, sắt thường dùng để nhốt chim, ngan, gà, vịt ? Từ việc hiểu nghĩa như trên, xác định từ loại của hai từ “lồng” trong ví dụ trên và tìm từ đồng nghĩa với nó? - Lồng1: động từ - phi, vọt, nhảy - Lồng 2: danh từ - chuồng, rọ ? Hãy nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. ? So sánh 2 từ lồng trên về mặt hình thức (vỏ âm 2. Nhận xét thanh) mặt nội dung ( ý nghĩa) và rút ra kết luận? Lồng 1 và lồng 2: GV chiếu: vỏ âm thanh - Vỏ âm thanh ( ách đọc, cách viết) giống nhau. (cách đọc, cách - Nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. viết) giống nhau. nghĩa khác xa nhau, không liên - GV chiếu tiếp ví dụ: quan đến nhau. Ruồi đậu mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt bò. ? Giải thích nghĩa của các cặp từ đã được in đậm trong từng câu? Xác định từ loại? Câu 1: - đậu(1): hoạt động của con ruồi (động từ). - đâụ(2): tên một loaị hạt dùng để ăn (danh từ). Câu 2: - bò(1): hoạt động của con kiến (động từ). - bò(2): tên của một loại thực phẩm (danh từ). ? Cũng giống như ví dụ trên, em hãy so sánh các cặp từ này về mặt hình thức, mặt nội dung? (Chúng có gì giống nhau và khác nhau) Giống về vỏ âm thanh (cách đọc, cách viết), nghĩa khác nhau xa nhau. GV: Những từ lồng, đậu, bò chúng ta vừa tìm hiểu gọi là từ đồng âm. ? Vậy qua phân tích các ví dụ, em hiểu thế nào là đồng âm? Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. (từ đồng âm) Đó chính là nội dung ghi nhớ 1. sgk trang 135. - HS đọc ghi nhớ. 3. Ghi nhớ sgk - trang 135 Chiếu tiếp ví dụ: Gọi học sinh đọc ví dụ: H: Từ chân (1) và chân (2) trong hai câu sau có phải là từ đồng âm không? Vì sao?
  4. Gợi ý: Trước tiên em hãy giải thích nghĩa của các từ chân trong mỗi câu? a. Nam bị ngã nên đau chân. (1) - Chân (1) bộ phận dưới cùng của cơ thể, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy b. Cái bàn này chân bị gãy rồi. (2) - Chân (2) bộ phận dưới cùng của mặt bàn, có tác dụng đỡ cho mặt bàn ? Hai từ chân này có phải là từ đồng âm không ? Vì sao? - Chân (1) và chân (2) chúng có nghĩa khác nhau nhưng đều có chung một nét nghĩa làm cơ sở là “bộ phận, phần dưới cùng”=> Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 chúng ta xác định được đây không phái là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa. THẢO LUẬN NHÓM – 3 PHÚT - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, giáo viên nhận xét và đánh giá. ? Em hãy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? - Giống nhau về mặt âm thanh. - Từ đồng âm: Nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan đến nhau. Từ nhiều nghĩa: Có ít nhất một nét chung về nghĩa giống nhau làm cơ sở. =>Trong tìm hiểu về từ đồng âm em hãy lưu ý phân biệt với từ nhiều nghĩa. Gv chiếu bài tập 1: Nêu yêu cầu và yêu cầu học sinh làm. Chia theo tổ: mỗi tổ 3 từ. - Tổ 1: cao, ba, tranh - Tổ 2: sang, nam, sức - Tổ 3: nhè, tuốt, môi + cao: cao lớn, cao ngựa, chiều cao, cao thấp + ba: con ba ba, số ba, ba tuổi, ba má + tranh: bức tranh, mái tranh, tranh giành. + sang: sang trọng, giàu sang, sửa sang. + nam: phương nam, nam giới, bạn Nam + sức: sức lực, sức ép, sức khỏe. + nhè: lè nhè, nhè mặt, khóc nhè + tuốt: máy tuốt, tuốt lúa, tuốt gươm + môi: hở môi, cái môi, môi giới, môi trường. II. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM GV chiếu ví dụ: Bà già đi chợ Cầu Đông 1. Ví dụ Gọi học sinh đọc ví dụ
  5. ? Bài ca dao thuộc chủ đề nào mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7? Những câu hát châm biếm. ? Bài ca dao nói về việc gì? Bà già đi xem bói và lời phán của thầy bói. ?Tìm từ đồng âm và giải nghĩa những từ đồng âm? Chiếu: - lợi 1: lợi ích, lợi lộc, thuận lợi - lợi 2,3: phần thịt ở chân răng ? Cho biết việc sử dụng từ đồng âm trong ví dụ này có tác dụng gì? - Ông thầy bói đã mượn hiện tượng từ đồng âm để tạo một cách hiểu bất ngờ thú vị cho người đọc. => Từ đó tiếng cười phê phán nhẹ nhàng đã được bật ra Gv: Bà lão ơi già rồi, rụng hết răng rồi chỉ còn lợi thôi mà sao còn muốn đi lấy chồng tìm lợi lộc. Ở bài ca dao tác giả dân gian đã chơi chữ bằng cách sử dụng từ đồng âm để có tác dụng làm cho lời nói trở nên sinh động, giàu hình ảnh. Sử dụng phổ biến trong ca dao chấm biếm, câu đố, . Vậy thế nào là chơi chữ, có những lối chơi chữ nào chúng ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học sau. H: Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lợi trong những câu trên? 2. Nhận xét - Nhờ gắn từ vào câu nói cụ thể, còn gọi là ngữ cảnh giao - Chú ý đến ngữ tiếp. cảnh. Gv chiếu: ? Với câu: Đem cá về kho. Nếu tách khỏi ngữ cảnh, em có thể hiểu câu trên thành mấy nghĩa? Chiếu: Thành câu có hai nét nghĩa : + kho: Đem cá về để chế biến thức ăn. + kho: Đem cá về nơi chứa cá. Chiếu: + kho: cách chế biến thức ăn. + kho: nơi chứa đồ. =>Từ kho được dùng với nghĩa nước đôi. ? Vậy lưu ý thứ 2 khi sử dụng từ đồng âm là gì? - Không dùng từ với nghĩa nước Chiếu: đôi. ? Trường hợp muốn yêu cầu đem cá về để chế biến, nấu nướng thì em phải nói như thế nào?
  6. hs . Chiếu đáp án: - Đem cá về mà kho. - Đem cá về kho tương. ? Trường hợp muốn yêu cầu đem cá về để nhập kho hàng thì em phải nói như thế nào? hs Chiếu đáp án: - Đem cá về cất trong kho. - Đem cá về để vào kho. ? Vậy để tránh hiểu lầm do hiện tượng từ đồng âm gây ra ta phải chú ý điều gì khi giao tiếp? - Đặt từ đồng âm trong ngữ cảnh cụ thể như câu văn, đoạn văn, tình huống giao tiếp. 3. Ghi nhớ (HS đọc ghi nhớ.) sgk – trang 136 Cho học sinh làm bài tập 4 – theo nhóm thời gian 3 phút. Đọc câu chuyện. Hs suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét, đánh giá. Điều chỉnh, bổ sung: C. Hoạt động 3: luyện tập - Mục tiêu: củng cố kiến thức – học sinh vận dụng lí thuyết làm được bài tập - Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận nhóm - Thời gian: 9 phút GV: Để hiểu kỹ hơn kiến thức của bài -> luyện tập. III. LUYỆN TẬP GV chiếu Bài tập nhanh tay nhanh mắt Cã 12 hình ¶nh trªn mµn hình, c¸c bạn Quan sát tranh tìm các từ đồng ph¶i nhanh chãng nhËn biÕt c¸c tõ ®ång ©m âm để gọi tên cho các bức øng víi c¸c cặp hình ¶nh ®ã. Sau 01 phót, tranh đó? bạn nµo tìm ®ựîc đúng tõ ®ång ©m bạn đó sẽ được điểm. Gv tuyên dương học sinh tìm được cho điểm học sinh đó: - đồng tiền – tượng đồng - lá cờ - bàn cờ - em bé bò – con bò - cây hoa súng – cây súng - đường đi – cân đường - hòn đá – đá bóng a. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ Bài tập 2: cổ và giải thích mối liên quan giữa các
  7. nghĩa đó. - Nghĩa gốc: cổ: phần cơ thể nối đầu với thân mình: cổ họng, hươu cao cổ - Nghĩa chuyển: + cổ tay: phần nối bàn tay với cánh tay. + cổ áo: phần trên nhất của chiếc áo + cổ chai: phần giữa miệng chai và thân chai. - Mối liên quan giữa các nghĩa đó: Đều có một nét nghĩa chung giống nhau làm cơ sở: dựa trên cơ sở vị trí ở giữa của hai phần nào đó. b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó. - cổ đại: Thời đại xưa nhất trong lịch sử. - cổ kính: Công trình xây dựng từ rất lâu, có vẻ trang nghiêm. - cổ phần: Phần vốn góp vào một công ty để kinh doanh. - cổ đông: Người có cổ phần trong một công ty. Bài tập 3 Bài tập 3: ? Đặt câu cho cặp từ đồng âm sau: * bàn (Danh từ) – bàn (Động) - bàn (Danh từ) – bàn (Động) - Chúng mình cùng ngồi vào - sâu (danh từ) – sâu (tính từ) bàn để bàn bạc chọn bài hát - năm (danh từ) – năm (số từ) thi gia điệu tuổi hồng. - Chúng ta ngồi vào bàn để bàn Chia theo tổ: tổ 1 đặt câu với ý 1, tổ 2 ý 2, vấn đề này. tổ 3 ý 3. - Ba chúng ta cùng ngồi một bàn để bàn bạc việc học nhóm. - Con sâu lẩn sâu vào bụi rậm. Hoặc: Con sâu rơi xuống hố sâu. - Năm nay, cháu em năm tuổi. - Năm nay, em học lớp 5. Điều chỉnh, bổ sung: D. Hoạt động 4 : Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: củng cố kiến thức – học sinh vận dụng lí thuyết làm được bài tập - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Thời gian: 02 phút ViÕt ®o¹n văn( tõ 3 - 5 c©u) cã sö dông tõ ®ång ©m với chủ đề tùy chọn? Gợi ý: - Hình thức: + Đoạn văn ngắn ( 3 - 5 câu)
  8. + Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả. + Có sử dụng từ đồng âm - Nội dung: + Nói về chủ đề bất kì + Có thể sử dụng những cặp từ đồng âm sau ở bài tập 3. Điều chỉnh, bổ sung: E. Hoạt động 5 : Hoạt động tìm tòi, mở rộng( về nhà) - Mục tiêu: củng cố kiến thức – học sinh vận dụng lí thuyết làm được bài tập - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Thời gian: 01 phút ? Tìm một số văn bản hoặc bài ca dao, câu đố, câu đối trong đó có sử dụng từ đồng âm? Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố: 1 phút ? Bài học hôm nay các em cần nắm được những nội dung nào? - Khái niệm từ đồng âm - Sử dụng từ đồng âm - Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Gv chiếu sơ đồ tư duy. GV hệ thống lại bài qua bản đồ tư duy. 5. Dặn dò: 2 phút - Về nhà học thuộc ghi nhớ. - Hoàn thành bài tập theo hướng dẫn. * Soạn bài tiét liền kề: “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm” (SGK/137): ? Tìm các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn SGK/137. ? Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được hay không? Đông Cao, ngày 16 tháng 11 năm 2020 Phê duyệt giáo án của tổ trưởng tổ chuyên môn . Nguyễn Đình Yên
  9. PHIẾU HỌC TẬP – NHÓM ? Em hãy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? PHIẾU HỌC TẬP – NHÓM . ? Em hãy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?