Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 115: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (Tiết 1) - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 115: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (Tiết 1) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_115_luyen_tap_dua_yeu_to_bieu_cam.docx
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 115: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (Tiết 1) - Năm học 2020-2021
- Ngày soạn: 5/4/2021 Tiết 115, TLV: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học ở tiết tập làm văn trước. - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc. 2. Kĩ năng : Xây dựng và trình bày luận điểm, kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ. - Giáo dục ý thức về việc viết văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: giao tiếp, thưởng thức văn học, viết bài văn nghị luận hiệu quả. - Năng lực chuyên biệt: giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác. II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp : Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình. - Kỹ thuật: Hợp tác, động não, phòng tranh. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, giáo án điện tử. 2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Bài cũ: Không, lồng ghép trong phần ôn tập lí thuyết. 2 Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Giáo viên tổ chức trò chơi Ngôi sao may mắn với hệ thống câu hỏi liên quan đến kiến thức bài cũ. Gồm 5 câu hỏi, học sinh tham gia trò chơi, giải quyết lần lượt 5 câu hỏi. Sau đó dẫn dắt vào bài mới. Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Hoạt động 2: I/ - Ôn tập lí thuyết Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức ? Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài - Vai trò của yếu tố biểu cảm.
- văn nghị luận? - HS trả lời, giáo viên chốt ý: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm, nó giúp cho bài văn có hiệu quả thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ đến người nghe, người đọc ? Khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị - Yêu cầu khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài luận cần chú ý những yêu cầu nào? văn nghị luận. - HS trả lời, giáo viên chốt ý: + Khi viết bài văn nghị luận phải đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn. + Phải lựa chọn từ nữ, câu văn, ngữ điệu phù hợp để tạo hứng thú, hấp dẫn người đọc. + Không nên quá lạm dụng yếu tố biểu cảm. Hoạt động 3: II/ - Thực hành luyện tập Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức Bài tập 1 sgk (trang 108) Bài tập 1 sgk trang 108: GV ghi đề lên bảng. Đề: “Sự bổ ích của việc tham quan du lịch đối với học sinh”. ?Xác định kiểu bài của đề bài trên? - Kiểu nghị luận chứng minh. - HS trả lời – GV chốt. ? Luận điểm chính của đề bài là gì? - Vấn đề nghị luận: Lợi ích của việc tham - HS trả lời – GV chốt. quan du lịch với học sinh. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào? Phần này cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm. Chia lớp thành bốn nhóm thảo luận trong 5 phút. - Giao nhiệm vụ. - Hệ thống luận điểm không hợp lí: Còn - Học sinh làm việc theo nhóm. lộn xộn, thiếu mạch lạc. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Trình tự hợp lí: c, b, a, d, e. - GV chốt và đưa bản đối chiếu cho học sinh tham khảo. Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức Bài tập 2a sgk trang 108 Bài tập 2a sgk: ?Tìm yếu tố biểu cảm có trong đoạn văn? - Yếu tố biểu cảm: Biết bao hứng - HS trả lời – GV chốt. thú ;tính khí trở nên vui vẻ; Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao
- khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một. ? Các yếu tố biểu cảm đó được đưa vào đoạn văn như thế nào? + Từ biểu cảm. - HS trả lời: + Câu cảm thán. + Từ biểu cảm: Biết bao hứng thú; tính khí trở nên vui vẻ; mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng. + Câu cảm thán: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn!
- Bài tập 2b sgk trang 109. Bài tập 2b sgk (trang 109) Xác đinh luận điểm của đoạn văn? - Luận điểm: “Không chỉ tăng cường sức - HS trả lời - GV chốt. mạnh thể chất, những chuyến tham quan, ? Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì? du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm - HS trả lời: học sinh có thể trả lời cảm xúc thực vui sướng trong tâm hồn”. tế của mình từ trải nghiệm đi tham quan du lịch. - GV chốt ý: niềm vui sướng, sự khoan khoái - Cảm xúc: vui sướng, khoan khoái trong trong tâm hồn của ta sau mỗi chuyến du lịch ) tâm hồn - GV chiếu đoạn văn lên bảng. ?Theo em đoạn văn trên đã thể hiện hết cảm xúc - Đoạn văn chưa thể hiện được cảm xúc ấy chưa?Vì sao? đó. - HS trả lời: Chưa, vì người viết chưa sử dụng triệt để các yếu tố biểu cảm. ? Có nên đưa vào đoạn văn các từ ngữ biểu cảm - Đưa các từ biểu cảm vào đoạn văn sẽ (như: biết bao nhiêu, diệu kì thay, có ai lại, làm giàu giá trị biểu cảm hơn. sao có được, ) không? - HS trả lời – GV chốt ý: Có, để đoạn văn giàu cảm xúc và thuyết phục hơn. ? Vậy theo em nên đưa các từ ngữ biểu cảm đó vào vị trí nào của đoạn văn? Em thử đọc lại đoạn văn có đưa các từ biểu cảm vào. - HS trả lời – GV chốt ý. GV tiến hành cho học sinh luyện viết lại đoạn văn - Viết lại đoạn văn có sử dụng yếu tố trên có sử dụng yếu tố biểu cảm: biểu cảm. + Giới hạn thời gian: 15 phút + Phát phiếu học tập. + HS viết bài. + GV thu bài, chọn bài đọc mẫu tại lớp. + GV nhận xét đánh giá bài viết của học sinh. 3.Củng cố: - Cho học sinh xem video về phần tranh biện của học sinh, sau đó liên hệ mở rộng nội dung: Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận không chỉ trong văn viết mà cả trong văn nói cũng được sử dụng rất hiệu quả thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt - Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. - Yếu tố biểu cảm không chỉ có hiệu quả trong văn viết mà cả trong văn nói. - Khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, theo em cần chú ý điều gì. 4. Hướng dẫn học sinh tự học: - Nắm kĩ cách đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn, bài văn nghị luận. - Hoàn thành đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm vào vở. - Tập cách xây dựng và trình bày luận điểm.
- - Chuẩn bị dàn ý bài tập số 3 sgk trang 109 để hôm sau luyện tập viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm. V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: