Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

doc 43 trang xuanthu 10920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_29_n.doc

Nội dung text: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

  1. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 TUẦN 29 Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2019 Tập đọc MỘT VỤ ĐẮM TÀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý bạn bè. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS hát - HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc bài. - 1 HS đọc toàn bộ bài đọc. - GV nhận xét - HS nêu cách chia bài thành 5 đoạn + Đoạn 1: “Từ đầu họ hàng” + Đoạn 2: “Đêm xuống cho bạn” + Đoạn 3: “Cơn bão hỗn loạn” + Đoạn 4: “Ma-ri-ô lên xuống” + Đoạn 5: Còn lại. - Cho HS đọc nối tiếp lần 1 trong - HS đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 nhóm, phát hiện từ khó - Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ - HS luyện phát âm theo yêu cầu. Li-vơ-pun, ma-ri-ô, Giu-li-et-ta, bao lơn - Cho HS đọc nối tiếp lần 2. - HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Gọi HS đọc chú giải. - 1 HS đọc phần chú giải. Giáo viên: Trường Tiểu học 1
  2. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 - Cho HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc trong nhóm đôi. - Gọi HS đọc nối tiếp lần 3. - 5 HS đọc nối tiếp. - GV đọc mẫu toàn bài - HS lắng nghe. 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu - HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp hỏi sau đó chia sẻ trước lớp: + Nêu hoàn cảnh, mục đích chuyến đi - Bố Ma- ri-ô mới mất, em về quê sống của Ma- ri- ô và Giu- li- ét - ta? với họ hàng . Giu- li - ét - ta trên đường về gặp bố mẹ. + Giu- li- ét - ta chăm sóc Ma- ri- ô - Giu- li - ét hoảng hốt, quỳ xuống lau như thế nào khi bạn bị thương? máu, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ băng vết thương. + Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? - Cơn bão ập đến, sóng tràn phá thủng thân tàu, con tàu chao đảo, 2 em nhỏ ôm chặt cột buồm. + Ma- ri- ô phản ứng thế nào khi - Ma- ri- ô quyết định nhường bạn, em người trên xuồng muốn nhận đứa bé ôm ngang lưng bạn thả xuống tàu. nhỏ hơn cậu? + Quyết định nhường bạn đó nói lên - Ma- ri -ô có tâm hồn cao thượng điều gì? nhường sự sồng cho bạn, hy sinh bản thân vì bạn. + Nêu cảm nghĩ của mình về Ma- ri- ô - HS trả lời: và Giu- li- ét - ta? + Ma-ri-ô là một bạn trai cao thượng tốt bụng, giấu nỗi bất hạnh của mình, sẵn sàng nhường sự sống cho bạn. + Giu-li-ét-ta là một bạn gái giàu tình cảm đau đớn khi thấy bạn hy sinh cho mình + Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? - Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma- ri-ô và Giu - li - ét - ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu- li- ét- ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô. 4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn * Cách tiến hành: - Cho HS đọc tiếp nối - 5 HS đọc nối tiếp. - HS nhận xét - HS nhận xét cách đọc cho nhau. - Qua tìm hiểu nộ dung, hãy cho biết : - HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần cách nhấn giọng trong đoạn này. đọc với giọng như thế nào? - GV lưu ý thêm. - Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài. - 1 vài HS đọc trước lớp. - GV HD mẫu cách đọc diễn cảm - HS đọc diễn cảm trong nhóm. 2 Giáo viên: Trường Tiểu học
  3. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 đoạn: Chiếc xuồng bơi ra xa .vĩnh biệt Ma - ri- ô! Ví dụ: Chiếc buồm nơi xa xa// Giu-li- ét- ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng lên mạn tàu, / đầu ngửng cao, / tóc bay trước gió. // Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu. // - “Vĩnh biệt Ma-ri-ô”// - Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS. - Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - 3 HS thi đọc diễn cảm. - Hướng dẫn các HS khác lắng nghe để nhận xét. - HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình - GV nhận xét, khen HS đọc hay và chọn những bạn đọc tốt nhất. diễn cảm. 5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút) - GV gọi HS nêu lại nội dung của bài - 2 HS nêu lại nghĩa của câu chuyện. đọc, hướng dẫn HS tự liên hệ thêm - GV nhận xét tiết học: tuyên dương - HS nghe những HS có ý thức học tập tốt. - GV nhắc HS về nhà tự luyện đọc tiếp - HS nghe và thực hiện và chuẩn bị cho bài sau. 6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà kể lại câu chuyện này cho - HS nghe và thực hiện mọi người trong gia đình cùng nghe. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: Toán ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( Tiếp theo ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a. 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ Giáo viên: Trường Tiểu học 3
  4. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 - HS : SGK, bảng con, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, - Mỗi đội chơi gồm có 3 học sinh thi. điền nhanh" : Điền dấu thích hợp vào - HS dưới lớp cổ vũ cho 2 đội chơi chỗ chấm 7 5 2 6 7 7 12 12 3 15 10 9 - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời - Yêu cầu HS tự làm bài đúng - GV nhận xét chữa bài - HS quan sát băng giấy và làm bài Phân số chỉ phần tô màu là: D . 3 7 Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng - Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ cách - HS tính và khoanh vào trước câu trả tính lời đúng, chia sẻ cách tính - GV nhận xét , kết luận Giải Có 20 viên - 3 viên bi màu nâu - 4 viên bi màu xanh - 5 viên bi màu đỏ - 8 viên bi màu vàng 1 số viên bi có màu b ) đỏ 4 Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - So sánh các phân số - Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài - HS làm vở - GV nhận xét , kết luận - 2 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm 3 3 5 15 2 2 7 14 7 7 5 35 5 5 7 35 4 Giáo viên: Trường Tiểu học
  5. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 15 14 3 2 vì nên 35 35 7 5 b ) Ta thấy cùng tử số là 5 nhưng 5 5 MS 9 > MS 8 nên 9 8 8 7 c)vì 1; 1 nên ta có 7 8 8 7 8 7 1 hay 7 8 7 8 Bài 5a: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài a ) Viết các phân số theo thứ tự từ bé - Yêu cầu HS tự làm bài đến lớn - GV nhận xét chữa bài - HS làm bài, chữa bài, chia sẻ cách - Yêu cầu HS nhắc lại các cách so sánh làm 6 18 2 22 phân số 11 33 3 33 18 22 23 vì nên các PS dược xếp 33 33 33 6 2 23 theo thứ tự từ bé đến lớn là 11 3 33 Bài tập chờ Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả - HS nêu miệng và giải thích cách làm 3 15 9 21 - GV kết luận 5 25 15 35 5 20 8 32 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Cho HS vận dụng làm các câu sau: - HS làm bài Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 2 5 1 1 = 16 6 5 1 1 16 7 8 3 12 7 8 3 12 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự - HS nghe và thực hiện để làm thêm ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: Lịch sử HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU Giáo viên: Trường Tiểu học 5
  6. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 1. Kiến thức: - Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976: + Tháng 4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. + Cuối tháng 6, đầu tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca,Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Kĩ năng: Nêu được nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ, ảnh tư liệu - HS : SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS đọc SGK và tả lại - HS đọc SGK không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI + Ngày 25 - 4 - 1976, trên đất nước ta - Ngày 25 - 4 - 1976, Cuộc Tổng tuyển diễn ra sự kiện gì? cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. + Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp - Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên cả nơi trên cả nước trong ngày này như nước tràn ngập cờ, hoa, biểu ngữ. thế nào? + Tinh thần của nhân dân ta trong ngày - Nhân dân cả nước phấn khởi thực này ra sao? hiện quyền công dân của mình. Các cụ 6 Giáo viên: Trường Tiểu học
  7. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 già tuổi cao, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình. Lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm vui sướng vì lần đầu tiên được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất. + Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu - Chiều 25 - 4 - 1976, cuộc bầu cử kết Quốc hội chung trên cả nước ngày 25 - thúc tốt đẹp, cả nước cos 98,8% tổng số 4 - 1976? cử tri đi bầu cử. - GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước. + Vì sao nói ngày 25 - 4 - 1976 là ngày - Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn vui nhất của nhân dân ta? thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ. Hoạt động 2: Nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976 - GV tổ chức cho HS làm việc theo - HS làm việc theo nhóm, cùng đọc nhóm SGK và rút ra kết luận: Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định: - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận + Tên nước ta là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Quốc kỳ : Cờ nền đỏ có ngôi sao vàng ở giữa + Quốc ca : Bài hát: Tiến quân ca + Quyết định Quốc huy + Thủ đô: Hà Nội + Đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia Định: Thành phố Hồ Chí Minh - Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi - Gợi cho ta nhớ đến ngày Cách mạng cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc bản đó? Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, ngày 6 - 1 - 1946 toàn dân ta đi bầu Quốc hội khoá I, lập ra Nhà nước của chính mình. - Những quyết định của kì họp đầu tiên, - Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì? mặt lãnh thổ và Nhà nước. * GV nhấn mạnh: Việc bầu cử và kì họp Quốc hội đầu tiên có ý nghĩa lịch sử trọng đại . Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung thống nhất tạo điều kiện cho cả nước ta cùng đi lên CNXH. Giáo viên: Trường Tiểu học 7
  8. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Quốc hội đầu tiên của Quốc hội - HS nêu: Từ đây nước ta có bộ máy thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế Nhà nước chung thống nhất, tạo điều nào? kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Hãy tìm hiểu thêm những quyết định - HS nghe và thực hiện quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ? ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2018 Chính tả ĐẤT NƯỚC (Nhớ – viết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối bài Đất nước. 2. Kĩ năng: Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó. 3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ, bảng nhóm - HS : SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - Cho HS thi viết đúng các tên sau: - HS chia thành 2 đôi chơi, mỗi đội 4 HS Phạm Ngọc Thạch, Nam Bộ, Cửu Thi viết nhanh, viết đúng. Long, rừng tre. - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chuẩn bị vở 2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút) *Mục tiêu: - HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó. - HS có tâm thế tốt để viết bài. 8 Giáo viên: Trường Tiểu học
  9. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 *Cách tiến hành: - Yêu cầu 1 em đọc bài viết . - 1 HS đọc bài viết, HS dưới lớp đọc thầm theo - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn - 2 HS đọc viết. - Yêu cầu HS nêu các cụm từ ngữ dễ + rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng viết sai . đất, - GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ - HS luyện viết tên riêng, tên địa lí nước khó và danh từ riêng . ngoài. 3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối bài Đất nước. *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS viết bài - HS viết - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, - HS nghe cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao. - GV đọc lại bài viết - HS soát lỗi chính tả. 4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: - GV chấm 7-10 bài. - Thu bài chấm - Nhận xét bài viết của HS. - HS nghe 5. HĐ làm bài tập: (8 phút) * Mục tiêu: Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó. * Cách tiến hành: Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp theo dõi - Yêu cầu HS tự dùng bút chì gạch - HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài dưới các từ chỉ huân chương, huy bảng lớp, chia sẻ kết quả chương, danh hiệu, giải thưởng. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng a. Các cụm từ : và yêu cầu HS viết lại các danh từ Chỉ huân chương: riêng đó. Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động. Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh. - Mỗi cụm từ trên đều gồm 2 bộ phận nên khi viết phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên này. Bài tập 3: HĐ cá nhân - Một HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và - HS làm bài vào vở. làm bài. - 1 HS lên làm bài bảng lớp, chia sẻ kết - GV nhận xét chữa bài. quả Giáo viên: Trường Tiểu học 9
  10. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 Anh hùng/ Lực lượng vũ trang nhân dân. Bà mẹ/ Việt Nam/ Anh hùng. 6. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Về nhà chia sẻ với mọi người cách - HS nghe và thực hiện viết các từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng. 7. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà luyện viết thêm các cụm từ - HS nghe và thực hiện chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: Toán ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân. 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4a, bài 5. 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK, bảng con 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" - HS chơi trò chơi với nội dung như sau: Một bạn nêu một số thập phân bất kì, gọi bạn khác bạn đó phải nêu được một số thập phân khác lớn hơn số thập phân đó. - GV nhận xét trò chơi - HS nghe 10 Giáo viên: Trường Tiểu học
  11. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4a, bài 5. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS làm - HS làm miệng. Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó. - Trình bày kết quả - HS tiếp nối nhau trình bày - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài - Viết số thập phân có: - Yêu cầu HS làm - Cả lớp làm vào vở - GV nhận xét chữa bài - 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả a. 8,65 b. 72,493 c. 0,04 Bài 4a: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - Viết các số sau dưới dạng số thập - Yêu cầu HS làm bài phân - GV nhận xét chữa bài.Yêu cầu HS - Cả lớp làm vào vở. nêu cách viết phân số thập phân dưới - Cho 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ dạng số thập phân. kết quả, cách làm - Nêu nhận xét về số chữ số 0 trong 3 3 a. 0,03 = 0,3 mẫu số của phân số thập phân và số 100 10 chữ số của phần thập phân viết được. 25 2002 4 = 4,25 = 2,002 100 1000 Bài 5: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - HS đọc, chia sẻ yêu cầu + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? + Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số thập phân. - Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả - Cả lớp làm vào vở - GV nhận xét - GV gọi HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả: 78,6 > 78,59 28,300 = 28,3 Bài tập chờ 9,478 0,906 Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả - GV kết luận - HS làm bài rồi báo cáo kết quả - Kết quả như sau: 74,60 ; 284,43 ;401,25 ; 104,00 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Nêu giá trị của các hàng của những số - HS nêu thập phân sau: 28,024; 145,36; 56,73 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) Giáo viên: Trường Tiểu học 11
  12. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 - Về nhà tự viết các số thập phân và - HS nghe và thực hiện phân tích cấu tạo của các số đó. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1) - Đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2) - Sửa được dấu câu cho đúng (BT3). 2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức về dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than để làm các bài tập theo yêu cầu. 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - HS hát - GV nhận xét kết quả bài kiểm tra định - HS nghe kì giữa kì II. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1) - Đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2) - Sửa được dấu câu cho đúng (BT3). * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - 2 HS đọc, phân tích yêu cầu - Các nhóm đọc mẩu chuyện vui và - Lớp đọc thầm SGK. 12 Giáo viên: Trường Tiểu học
  13. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 thảo luận làm bài - Các nhóm suy nghĩ và làm bài - GV có thể nhắc nhở HS muốn tìm đúng 3 loại dấu câu này, các em cần nhớ các loại dấu câu này đều được đặt ở cuối câu. - GV chốt lại câu trả lời đúng. - Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp + Dấu chấm đặt cuối các câu 1, 2, 9 dùng để kết thúc các câu kể. + Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11 dùng để kết thúc các câu hỏi. + Dấu chấm than đặt ở cuối câu 4, 5 dùng để kết thúc câu cảm. Bài tập 2: HĐ cá nhân - HS đọc nội dung bài 2 - HS đọc - Cả lớp đọc thầm nội dung bài Thiên - HS đọc thầm đường của phụ nữ trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn HS đọc thầm bài để - HS theo dõi phát hiện tập hợp từ nào diễn tả một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì đó là câu. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài - GV nhận xét , kết luận - HS chia sẻ trước lớp Thiên đường của phụ nữ Thành phố là thiên đường của phụ nữ. Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đẫyđà, mạnh mẽ. Trong mỗi gia đình, tạ ơn đấng tối cao.Nhưng điều đáng nói phụ nữ. Trong bậc thang xã hội ở Giu- chi- tan, đàn ông. Điều này thể hiện của xã hội.Chẳng hạn, . , còn đàn ông: 70 pê- xô. Nhiều chàng trai con gái. Bài tập 3: HĐ cá nhân - HS đọc nội dung bài tập . - HS đọc - Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui Tỉ - HS đọc mẩu chuyện. số chưa được mở. - GV giúp HS nắm kĩ câu hỏi, câu cảm, câu khiến hay câu cảm. - Tổ chức cho HS tự làm vào vở - HS tự làm bài trong vở, rồi đổi vở kiểm tra lại - GV và HS cùng chữa bài chốt lại lời + Câu 1 là: câu hỏi giải đúng . Câu 2 là: câu kể Câu 3 là: câu hỏi Câu 4 là: câu kể - Em hiểu câu trả lời của Hùng trong - Nghĩa là Hùng được điểm 0 cả hai bài mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở kiểm tra Tiếng Việt và Toán. như thế nào? Giáo viên: Trường Tiểu học 13
  14. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm - HS nêu hỏi, chấm than ? - GV nhận xét tiết học, biểu dương - HS nghe những em học tốt. 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà tập đặt câu sử dụng 3 loại dấu - HS nghe và thực hiện nêu trên. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: Địa lí CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của Châu Đại Dương, châu Nam Cực: + Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô -xtrây - li - a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. + Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực. + Đặc điểm của Ô -xtrây - li - a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo. + Châu Nam Cực là châu lạnh nhất thế giới. 2. Kĩ năng: - Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương. + Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục. + Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, - HS (M3,4): Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô -xtrây-li -a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường - GDBVMT: Xử lí chất thải công nghiệp. 4. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. - Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: + Bản đồ TN châu Đại Dương và châu Nam Cực. + Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực. 14 Giáo viên: Trường Tiểu học
  15. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 - HS : SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nội - HS chơi trò chơi dung là các câu hỏi: + Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ ? + Nêu đặc điểm cư dân cư châu Mĩ ? + Nêu đặc điểm hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ ? - GV nhận xét - HS nghe - Giưới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của Châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương. * Cách tiến hành: 1. Châu Đại Dương Vị trí địa lí, giới hạn.(HĐ cá nhân) - Dựa vào lược đồ, kênh chữ trong - Châu Đại Dương gồm lục địa Ô- SGK: Châu Đại Dương gồm những xtrây- li- a, các đảo và quần đảo ở vùng phần đất nào? trung tâm và tây nam Thái Bình - Trả lời các câu hỏi trong mục a trong Dương. SGK. - HS trả lời. - Cho HS chỉ bản đồ vị trí, giới hạn của châu Đại Dương? Đặc điểm tự nhiên(HĐ cá nhân) - HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn - HS làm bài thành bảng sau - Đại diện HS trình bày, kết hợp chỉ Khí hậu Thực, động tranh ảnh. vật - Nhận xét, bổ sung. Lục địa Ô-xtrây -li-a Các đảo và quần đảo Dân cư và hoạt động kinh tế:(HĐ cá nhân) - Nhận xét dân số của châu Đại - Dân số của châu Đại Dương 33 triệu Dương? Chủng tộc như thế nào? người, (rất ít.) Đa số là người di cư da trắng và người bản địa da màu sẫm, Giáo viên: Trường Tiểu học 15
  16. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 mắt đen, tóc xoăn. - Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô- - Nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế xtrây-li-a? giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa 2. Châu Nam Cực: HĐ cả lớp - Chỉ vị trí châu Nam Cực trên bản đồ, - HS chỉ, nêu. quả địa cầu? Nhận xét vị trí có gì đặc biệt ? - Đặc điểm khí hậu, động vật tiêu biểu - HS nêu đặc điểm chính về nhiệt độ, của châu Nam Cực? ĐV chủ yếu của châu Nam Cực. - GV nhận xét, chốt kiến thức 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - HS nêu lại nội dung của bài. - HS nêu - Em hãy sưu tầm các bài viết, tranh - HS nghe và thực hiện ảnh về thiên nhiên và con người ở châu Đại Dương. 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Tìm hiểu những thông tin về châu - HS nghe và thực hiện Nam Cực và chia sẻ với mọi người. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2019 Kể chuyện LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 2. Kĩ năng: - Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật. - HS (M3,4) kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2). 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu quý bạn bè. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 16 Giáo viên: Trường Tiểu học
  17. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - Cho HS hát - HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. HĐ nghe kể (10 phút) *Mục tiêu: HS chăm chú lắng nghe, ghi nhớ câu chuyện *Cách tiến hành: - Giáo viên kể chuyện (2 hoặc 3 lần). - Học sinh nghe. + Giáo viên kể lần 1. + Giáo viên kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp. - Sau lần kể 1. + Giáo viên mở bảng phụ giới thiệu - Học sinh nghe giáo viên kể – quan sát tên các nhân vật trong câu chuyện (3 từng tranh minh hoạ. học sinh nam: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém” và lớp trưởng nữ là Vân), giải nghĩa một số từ khó (hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì ). Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa kết hợp giải nghĩa từ. 3. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút) * Mục tiêu: - Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật. - HS (M3,4) kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2). * Cách tiến hành:  Hướng dẫn học sinh kể chuyện. a) Yêu cầu 1: (Dựa vào lời kể của - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. thầy, cô và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện). - Giáo viên nhắc học sinh cần kể - Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại từng những nội dung cơ bản của từng đoạn đoạn câu chuyện. theo tranh, kể bằng lời của mình. - Giáo viên nhận xét - Từng tốp 5 học sinh (đại diện 5 nhóm) tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp – kể 2, 3 vòng. b) Yêu cầu 2: (Kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật). - Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nói - 3, 4 học sinh nói tên nhân vật em chọn với học sinh: Truyện có 4 nhân vật: nhập vai. nhân vật “tôi”, Lâm “voi”. Quốc “lém”, Vân. Kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật là nhập vai kể chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân Giáo viên: Trường Tiểu học 17
  18. GIÁO ÁN TỔNG HỢP LỚP 5 NĂM HỌC: 2018 - 2019 vật. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai 1 trong 3 nhân vật còn lại: Quốc, Lâm hoặc Vân. - Giáo viên chỉ định mỗi nhóm 1 học - Học sinh kể chuyện trong nhóm. sinh thi kể lại câu chuyện theo lời nhân vật. - Cả nhóm bổ sung, góp ý cho bạn. - Giáo viên tính điểm thi đua, bình - Học sinh thi kể chuyện trước lớp. chọn người kể chuyện nhập vai hay - Cả lớp nhận xét. nhất. - 1 học sinh đọc yêu cầu 3 trong SGK. - Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận. 4. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút) * Mục tiêu: Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. *Cách tiến hành: - Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện - Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh và bài học mỗi em tự rút ra cho mình luận. sau khi nghe chuyện). - Giáo viên giúp học sinh có ý kiến đúng đắn. 5. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Qua câu chuyện trên, em có suy nghĩ - HS nêu gì về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay ? 6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà kể lại câu chuyện này cho - HS nghe và thực hiện mọi người cùng nghe. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: Toán ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân. 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(cột 2,3), bài 3(cột 3,4), bài 4. 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 18 Giáo viên: Trường Tiểu học