Luyện thi Vật lí Lớp 11 - Chương 2: Dòng điện không đổi - Bài 1: Dòng điện không đổi. Nguồn điện - Chu Văn Biên

doc 5 trang xuanthu 4880
Bạn đang xem tài liệu "Luyện thi Vật lí Lớp 11 - Chương 2: Dòng điện không đổi - Bài 1: Dòng điện không đổi. Nguồn điện - Chu Văn Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docluyen_thi_vat_li_lop_11_chuong_2_dong_dien_khong_doi_bai_1_d.doc

Nội dung text: Luyện thi Vật lí Lớp 11 - Chương 2: Dòng điện không đổi - Bài 1: Dòng điện không đổi. Nguồn điện - Chu Văn Biên

  1. CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI BÀI 1. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI – NGUỒN ĐIỆN TÓM TẮT LÝ THUYẾT + Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng. Chiều qui ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược chiều dịch chuyển của electron). + Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t và khoảng thời gian đó: q I . t + Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Cường độ của q dòng điện không đổi được tính bằng công thức: I . t + Các lực lạ bên trong nguồn điện có tác dụng làm cho hai cực của nguồn điện được tích điện khác nhau và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó. + Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn A điện: E = . q + Điện trở của nguồn điện được gọi là điện trở trong của nó. TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH Câu 1. Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây? A. Lực kế.B. Công tơ điện.C. Nhiệt kế.D. Ampe kế. Câu 2. Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây? A. Niutơn (N).B. Jun (J).C. Oát (W).D. Ampe (A). Câu 3. Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây? A. Culông (C).B. Vôn (V).C. Héc (Hz).D. Ampe (A). Câu 4. Điều kiện để có dòng điện là A. chỉ cần có các vật dẫn. B. chỉ cần có hiệu điện thế. C. chỉ cần có nguồn điện. D. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. Câu 5. Điều kiện để có dòng điện là A. chỉ cần các vật dẫn điện có cùng nhiệt độ nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín. B. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. C. chỉ cần có hiệu điện thế. D. chỉ cần có nguồn điện.
  2. Câu 6. Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi? Trong mạch điện kín A. thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là đinamô. B. của đèn pin. C. thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy. D. thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời. Câu 7. Trong thời gian t, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn là q. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào? A. I = q2/t.B. I = qt. C. I = q 2t.D. I = q/t. Câu 8. Chọn câu trả lời sai. Trong mạch điện nguồn điện có tác dụng A. Tạo ra và duy trì một hiệu điện thế. B. Tạo ra dòng điện lâu dài trong mạch. C. Chuyển các dạng năng lượng khác thành điện năng. D. Chuyển điện năng thành các dạng năng lượng khác. Câu 9. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho A. khả năng tác dụng lực của nguồn điện. B. khả năng thực hiện công của nguồn điện. C. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện. D. khả năng tích điện cho hai cực của nó. Câu 10. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng A. tạo ra điện tích dương trong một giây. B. tạo ra các điện tích trong một giây. C. thực hiện công của nguồn điện trong một giây. D. thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. Câu 11. Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng A. tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. B. tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện. C. tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện. D. làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH 1D 2D 3B 4D 5B 6A 7D 8D 9B 10D 11C
  3. TRẮC NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP CHUNG: q + Cường độ dòng điện: I . t q + Cường độ dòng điện không đổi: I . t A + Suất điện động của nguồn điện: E = . q Câu 1. Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn trong khoảng thời gian 2,0 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này. A. 3 mA.B. 6 mA.C. 0,6 mA.D. 0,3 mA. Hướng dẫn q 6.10 3 * Tính: I 3.10 3 (A) Chọn A. t 2 Câu 2. Số electron qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.1019. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn và điện lượng chạy qua tiết diện đó trong 2 phút lần lượt là A. 2 A và 240 C.B. 4 A và 240 C.C. 2 A và 480 C.D. 4 A và 480 C. Hướng dẫn q n.(6.10 19 ) 1,25.1019 .(1,6.10 19 ) I 2 (A) t t 1 * Tính: Chọn A q I q I t 2.2.60 240 (C) t Câu 3. Trong khoảng thời gian đóng công tắc để chạy một tủ lạnh thì cường độ dòng điện trung bình đo được là 6 A. Khoảng thời gian đóng công tắc là 0,5 s. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ của tủ lạnh. A. 3 mC.B. 6 mC.C. 0,6 C.D. 3 C. Hướng dẫn q * Từ: I q I t 6.0,5 3 (C) Chọn D. t Câu 4. Dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại có cường độ là 1 A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 1 s. A. 6,75.1019.B. 6,25.10 19.C. 6,25.10 18.D. 6,75.10 18. Hướng dẫn 19 q n. 1,6.10 1,1 * Từ: I n 6,25.1018 Chọn C. t t 1,6.10 19 Câu 5. Lực lạ thực hiện một công là 840 mJ khi dịch chuyển một lượng điện tích 7.10 -2 C giữa hai cực bên trong một nguồn điện. Tính suất điện động của nguồn điện này.
  4. A. 9 V.B. 12 V.C. 6V.D. 3V. Hướng dẫn A 840.10 3 * Từ: E = 12 (V ) Chọn B. q 7.10 2 Câu 6. Suất điện động của một pin là 1,5 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2 C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện. A. 3 mJ.B. 6 mJ.C. 0,6 J.D. 3 J. Hướng dẫn A * Từ: E = A = E q = 1,5.2 = 3 (J) Chọn D. q Câu 7. Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 4 A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Tính cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 20 giờ thì phải nạp lại. A. 2 A.B. 0,2 A.C. 0,6 mA.D. 0,3 mA. Hướng dẫn t1 1 * Từ: q It const I1t1 I2t2 I2 I1 4. 0,2 (A) Chọn B. t2 20 Câu 8. Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 4 A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Tính suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 86,4 kJ. A. 9 V.B. 12 V.C. 6 V.D. 3 V. Hướng dẫn A A 86,4.103 * Từ: E = 6 (V ) Chọn C. q It 4.60.60 BÀI TOÁN TƯƠNG TỰ VÀ BIẾN TƯỚNG Câu 1. Một điện lượng 1,5 C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn trong khoảng thời gian 2,0 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này. A. 3 mA.B. 6 mA.C. 0,6 mA.D. 0,75 A. Câu 2. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là 0,273 A. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 1 phút. A. 15,36 C.B. 16,38 C.C. 16,38 mC.D. 15,36 mC. Câu 3. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là 0,273 A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian 1 phút. Biết điện tích của một electron là -1,6.10 -19 C. A. 6,75.1019.B. 10,2.10 19.C. 6,25.10 18.D. 6,75.10 18. Câu 4. Suất điện động của một acquy là 6 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển lượng điện tích là 0,8 C bên trong nguồn điện từ cực âm tới cực dương của nó. A. 3mJ.B. 6 mJ.C. 4,8 J.D. 3 J.
  5. Câu 5. Pin Vôn-ta có suất điện động là 1,1 V. Tính công của pin này sản ra khi có một lượng điện tích +54 C dịch chuyển ở bên trong và giữa hai cực của pin. A. 4,8 mJ.B. 59,4 mj.C. 4,8 J.D. 59,4 J. Câu 6. Pin Lơ-clăng-sê sản ra một công là 270 J khi dịch chuyển lượng điện tích là +180 C ở bên trong và giữa hai cực của pin. Tính suất điện động của pin này. A. 0,9 V.B. 1,2 V.C. 1,6 V.D. 1.5V. Câu 7. Một bộ acquy có suất điện động là 6 V và sản ra một công là 360 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong và giữa hai cực của nó khi acquy này phát điện. Tính lượng điện tích được dịch chuyển này. A. 72 mC.B. 72 C.C. 60 C.D. 60 mC. Câu 8. Một bộ acquy có suất điện động là 6 V và sản ra một công là 360 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong và giữa hai cực của nó khi acquy này phát điện. Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút, tính cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó. A. 0,3 A.B. 0,2 mA.C. 0,2 A.D. 0,3 mA. Câu 9. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của bóng đèn là 0,64 A. Trong thời gian 1 phút, điện lượng và số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc lần lượt là A. 38,4 C và 2,4.1020.B. 19,2 C và 12.10 20. C. 36,4 C và 2,275.1020.D. 18,2 C và 4,55.10 20. Câu 10. Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 4 A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Tính suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ. A. 9 V.B. 12 V.C. 6 V.D. 3 V. ĐÁP ÁN BÀI TOÁN TƯƠNG TỰ VÀ BIẾN TƯỚNG 1D 2B 3B 4C 5D 6D 7C 8C 9A 10C