Luyện thi Vật lí Lớp 11 - Chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Bài 3: Dòng điện trong chất khí - Chu Văn Biên

doc 3 trang xuanthu 3200
Bạn đang xem tài liệu "Luyện thi Vật lí Lớp 11 - Chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Bài 3: Dòng điện trong chất khí - Chu Văn Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docluyen_thi_vat_li_lop_11_chuong_3_dong_dien_trong_cac_moi_tru.doc

Nội dung text: Luyện thi Vật lí Lớp 11 - Chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Bài 3: Dòng điện trong chất khí - Chu Văn Biên

  1. CHƯƠNG 3 BÀI 3 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ + Chất khí vốn không dẫn điện. Chất khí chỉ dẫn điện khi có hạt tải điện (electron, ion) do tác nhân ion hóa sinh ra. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của electron và các ion trong điện trường. + Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí xảy ra khi ta phải dùng tác nhân ion hóa từ bên ngoài để tạo ra hạt tải điện trong chất khí. + Khi dùng nguồn điện áp lớn để tạo ra sự phóng điện qua chất khí, ta thấy có hiện tượng hạt tải điện. + Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí là quá trình phóng điện vẫn tiếp tục giữ được khi không còn tác nhân ion hóa tác động từ bên ngoài. + Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành trong chất khí khi có điện trường đủ mạnh để làm ion hóa chất khí. + Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành khi dòng điện qua chất khí có thể giữ được nhiệt độ cao của catôt để nó phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt electron. TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH Câu 1. Dòng điện trong chất khí chỉ có thể là dòng chuyển dời có hướng của A. các electron mà ta đưa vào trong chất khí. B. các ion mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí. C. các electron và ion mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí. D. các electron và ion được tạo ra trong chất khí hoặc đưa từ bên ngòa vào trong chất khí. Câu 2. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và electron là dòng điện trong môi trường A. kim loại.B. chất điện phân.C. chất khí.D. chất bán dẫn. Câu 3. Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường là A. các electron bứt khỏi các phân tử khí. B. sự ion hóa do va chạm. C. sự ion hóa do các tác nhân đưa vào trong chất khí. D. không cần nguyên nhân nào cả vì đã có sẵn rồi. Câu 4. Khi chất khí bị đốt nóng, các hạt tải điện trong chất khí A. chỉ là ion dương.B. chỉ là electron. C. chỉ là ion âm.D. là electron, ion dương và ion âm. Câu 5. Chọn câu sai A. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi. B. Khi bị đốt nóng chất khí trở nên dẫn điện. C. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện. D. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 0C các chất khí dẫn điện tốt. Câu 6. Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí, hình thành do
  2. A. phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hóa. B. catôt bị nung nóng phát ra electron. C. quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí. D. chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa. Câu 7. Để có thể tạo ra sự phóng tia lửa điện giữa hai điện cực đặt trong không khí ở điều kiện thường thì A. hiệu điện thế giữa hai điện cực không nhỏ hơn 220 V. B. hai điện cực phải đặt rất gần nhau. C. điện trường giữa hai điện cực phải có cường độ trên 3.106V / m. D. hai điện cực phải làm bằng kim loại. Câu 8. Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu người ta cho hai thanh than tiếp xúc với nhau sau đó tác chúng ra. Việc làm trên nhằm mục đích A. để tạo ra sự phát xạ nhiệt electron.B. để các thanh than nhiễm điện trái dấu. C. để các thanh than trao đổi điện tích.D. để tạo ra hiệu điện thế lớn hơn. Câu 9. Tia lửa điện hình thành do A. Catôt bị các ion dương đập vào làm phát ra electron. B. Catôt bị nung nóng phát ra electron. C. Quá trình tạo ra hạt tải điện nhờ điện trường mạnh. D. Chất khí bị ion hóa do tác dụng của tác nhân ion hóa. Câu 10. Đối với dòng điện trong chất khí A. Muốn có quá trình phóng điện tự lực trong chất khí thì phải có các electron phát ra từ catôt. B. Muốn có quá trình phóng điện tự lực trong chất khí, thì catôt phải được đốt nóng đỏ. C. Khi phóng điện hồ quang, các ion trong không khí đến đập vào catôt làm catôt phát ra electron. D. Hiệu điện thế giữa hai điện cực để tạo ra tia lửa điện trong không khí chỉ phụ thuộc vào hình dạng điện cực, không phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng. Câu 11. Quá trình dẫn điện nào dưới đây của chất khí là quá trình dẫn điện không tự lực? Quá trình dẫn điện của chất khí A. khi không có tác nhân của ion hóa.B. đặt trong điện trường mạnh. C. trong đèn ống.D. nhờ tác nhân ion hóa. Câu 12. Câu nào dưới đây nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U giữa hai cực của tụ điện chứa chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực là không đúng? A. Với mọi giá trị của U : I luông tăng tỉ lệ với U. B. Với U nhỏ: I tăng theo U. C. Với U đủ lớn: I đạt giá trị bão hòa. D. Với U quá lớn: I tăng nhanh theo U. Câu 13. Câu nào dưới đây nói về quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là không đúng? Quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là quá trình dẫn điện trong chất khí
  3. A. khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện. B. do tác nhân ion hóa từ ngoài. C. không cần tác nhân ion hóa từ ngoài. D. thường gặp: tia lửa điện, hồ quang điện. Câu 14. Câu nào dưới đây nói về hồ quang điện là không đúng? Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí A. khi được đặt trong điện trường đủ mạnh để ion hóa chất khí. B. mà các hạt tải điện mới sinh ra là electron tự do thoát khỏi catôt do phát xạ nhiệt electron. C. không cần hiệu điện thế quá cao, chỉ cần có cường độ dòng điện đủ lớn để đốt nóng đỏ catôt. D. đươc ứng dụng trong hàn điện, nấu chảy kim loại, chiếu sáng. Câu 15. Câu nào dưới đây nói về tia lửa điện là không đúng? Tia lửa điện là quá trình phóng điện A. tự lực trong chất khí khi được đặt trong điện trường đủ mạnh (khoảng 3.106V /m ) để ion hóa chất khí. B. không tự lực trong chất khí mà các hạt tải điện mới sinh ra là electron tự do thoát khỏi catôt khi ion dương tới đập vào catôt. C. tự lực trong chất khí có thể tự duy trì, không cần có tác nhân ion hóa từ ngoài. D. tự lực trong chất khí được sử dụng làm bugi (bộ đánh lửa) để đốt cháy hỗn hợp nổ trong động cơ nổ. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH 1D 2C 3C 4D 5D 6B 7C 8A 9C 10C 11D 12A 13B 14A 15B