Luyện thi Vật lí Lớp 12 - Chủ đề 10: Đại cương về dòng điện xoay chiều - Dạng 1 - Chu Văn Biên

docx 91 trang xuanthu 29/08/2022 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luyện thi Vật lí Lớp 12 - Chủ đề 10: Đại cương về dòng điện xoay chiều - Dạng 1 - Chu Văn Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxluyen_thi_vat_li_lop_12_chu_de_10_dai_cuong_ve_dong_dien_xoa.docx

Nội dung text: Luyện thi Vật lí Lớp 12 - Chủ đề 10: Đại cương về dòng điện xoay chiều - Dạng 1 - Chu Văn Biên

  1. MỤC LỤC CHƯƠNG ĐIỆN XOAY CHIỀU A. TÓM TẲT LÍ THUYẾT 1 TỔNG HỢP LÝ THUYẾT 1 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 21 Dạng 1. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 49 VÍ DỤ MINH HỌA 49 BÀI TẬP TỰ LUYỆN (CÓ LỜI GIẢI) 62 LỜI GIẢI CHI TIẾT BÀI TẬP TỰ LUYỆN (CÓ LỜI GIẢI) 68 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 83 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 87 (Chưa sửa trang mục lục) Dạng 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN 40 1. Thời gian gian thiết bị hoạt động. 40 VÍ DỤ MINH HỌA 40 2. Thời điểm để dòng hoặc điện áp nhận một giá trị nhất định 40 VÍ DỤ MINH HỌA 40 3. Các giá trị tức thời ở các thời: 43 VÍ DỤ MINH HỌA 43 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 45 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 47 Dạng 3. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỆN LƯỢNG. GIÁ TRỊ HIỆU DỤNG 47 1. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng dây dẫn 47 VÍ DỤ MINH HỌA 47 2. Thể tích khí thoát ra khi điện phân dung dịch axit H2SO4 49 VÍ DỤ MINH HỌA 49 3. Giá trị hiệu dụng. Giá trị trung bình 50 VÍ DỤ MINH HỌA 50 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 51 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 53 Chủ đề 11. MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CHỈ R HOẶC CHỈ C HOẶC CHỈ L 53 A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 53 1. Mạch xoay chiều chỉ có điện trở: 53 2. Mạch xoay chiều chỉ có tụ điện 53 a. Thí nghiệm: 53 b. Giá trị tức thời của cường độ dòng điện và điện áp 53 3. Mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần 53 a) Thí nghiệm 53 b) Giá trị tức thời của cường độ dòng điện và hiệu điện thế 54 B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN 54 Dạng 1. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ GIÁ TRỊ TỨC THỜI 54 1. Định luật Ôm 54 VÍ DỤ MINH HỌA 54 2. Quan hệ giá trị tức thời 56 VÍ DỤ MINH HỌA 56 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 58 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 60 Dạng 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU THỨC ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN 60 VÍ DỤ MINH HỌA 60 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 65 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 67
  2. Chủ đề 12. MẠCH R, L, C NỐI TIẾP 67 A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 67 I. MẠCH XOAY CHIỀU CÓ RLC MẮC NỐI TIẾP. CỘNG HƯỞNG ĐIỆN 67 1. Phương pháp giản đồ Fre−nen 67 a. Định luật về điện áp tức thời 67 b. Phương pháp giản đồ Fre−nen 67 2. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp 67 a. Định luật Ôm cho đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Tổng trở 67 b. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện: 67 c. Cộng hưởng điện 67 II. CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. HỆ SỐ CÔNG SUẤT 68 1. Công suất của mạch điện xoay chiều 68 a. Biểu thức của công suất 68 b. Điện năng tiêu thụ của mạch điện W = P.t (2) 68 2. Hệ số công suất 68 a. Biểu thức của hệ số công suất 68 a. Tầm quan trọng của hệ số công suất 68 c. Tính hệ số công suất của mạch điện R, L, C nối tiếp 68 B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN 68 Dạng 1. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TÔNG TRỞ, ĐỘ LỆCH PHA, GIÁ TRỊ HIỆU DỤNG, BIỂU THỨC DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP 68 1. Tổng trở, độ lệch pha, giá trị hiệu dụng 68 VÍ DỤ MINH HỌA 69 2. Biểu thức dòng điện và điện áp. 76 VÍ DỤ MINH HỌA 76 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 80 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 85 Dạng 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU DIỄN SỐ PHỨC 86 1. Ứng dụng viết biểu thức 86 VÍ DỤ MINH HỌA 86 2. Ứng dụng để tìm hộp kín khi cho biết biểu thức dòng hoặc điện áp. 90 VÍ DỤ MINH HỌA 90 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 95 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 98 Dạng 3. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN CỘNG HƯỞNG ĐIỆN VÀ ĐIỀU KIỆN LỆCH PHA 99 1. Điều kiện cộng hưởng: 99 VÍ DỤ MINH HỌA 99 VÍ DỤ MINH HỌA 102 2. Điều kiện lệch pha 103 VÍ DỤ MINH HỌA 103 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 106 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 109 Dạng 4. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG SUẤT VÀ HỆ SỐ CÔNG SUẤT 110 1. Mạch RLC nối với nguồn xoay chiều 110 VÍ DỤ MINH HỌA 110 2. Mạch RL mắc vào nguồn một chiều rồi mắc vào nguồn xoay chiều 116 VÍ DỤ MINH HỌA 116 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 119 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 124 Dạng 5. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN GIẢN ĐỒ VÉC TƠ 125 1. Các quy tắc cộng véc tơ 125 2. Cơ sở vật lí của phương pháp giản đồ véc tơ 125 3. Vẽ giản đồ véc tơ bằng cách vận dụng quy tắc hình bình hành − Phương pháp véc tơ buộc (véc tơ chung gốc) 125 VÍ DỤ MINH HỌA 127
  3. 4.Vẽ giản đồ véc tơ bằng cách vận dụng quy tắc tam giác − phương pháp véc tơ trượt (véc tơ nối đuôi).132 a. Mạch nối tiếp RLC không quá 3 phần tử 132 VÍ DỤ MINH HỌA 133 b. Mạch nối tiếp RLC từ 4 phần tử trở lên 139 VÍ DỤ MINH HỌA 139 5. Lựa chọn phương pháp đại số hay phương pháp giản đồ véc tơ 144 VÍ DỤ MINH HỌA 145 6. Dùng giản đồ véc tơ để viết biểu thức dòng hoặc điện áp 148 VÍ DỤ MINH HỌA 148 7. Phương pháp giản đồ véctơ kép 152 VÍ DỤ MINH HỌA 152 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 157 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 163 DẠNG 6. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN THAY ĐỔI CẤU TRÚC MẠCH, HỘP KÍN, GIÁ TRỊ TỨC THỜI 163 1. Khi R và giữ nguyên, các phần tử khác thay đổi 163 VÍ DỤ MINH HỌA 163 2. Lần lượt mắc song song ămpe−kế và vôn−kế vào một đoạn mạch 168 VÍ DỤ MINH HỌA 168 3. Hộp kín 170 VÍ DỤ MINH HỌA 170 4. Giá trị tức thời 176 a. Tính giá trị tức thời dựa vào biểu thức 176 b. Giá trị tức thời liên quan đến xu hướng tăng giảm 177 c. Cộng các giá trị tức thời (tổng hợp các dao động điều hòa) 177 d. Dựa vào dấu hiệu vuông pha để tính các đại lượng 179 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 184 Dạng 7. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN CỰC TRỊ 192 1. Điện trở thuần R thay đổi. 193 A. R thay đổi liên quan đến cực trị P 193 b. R thay đổi liên quan đến cực trị I, UR, UL, UC,URL,URC, ULC 205 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 208 1. Điện trở thuần R thay đồi. 208 2. Các đại lượng hoặc L hoặc C hoặc ω thay đổi liên quan đến cộng hưởng 215 2.1. Giá trị các đại lượng tại vị trí cộng hưởng. 215 b. Khi cho biết cảm kháng dung kháng khi ω = ω1 và khi ω = ω2 mạch cộng hưởng thì 219 c. Điện áp hiệu dụng trên đoạn LrC cực tiểu khi 219 2.2. Phương pháp chuẩn hóa số liệu 222 2.4. Hai trường hợp vuông pha nhau 237 2.5. Hai trường hợp tần số thay đổi f2 = nf1 liên quan đến điện áp hiệu dụng 238 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 239 3. Các đại lượng L, C thay đổi liên quan đến điện áp hiệu dụng. 246 3.1. Khi L thay đổi đổi để ULmax 246 3.2. Khi C thay đổi để UCmax 254 3.3. Khi L thay đổi để URLmax. Khi C thay đổi để URCmax 263 Định lý thống nhất 2: 270 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 272 4. Tần số ω thay đổi liên quan đến điện áp hiệu dụng UL và UC. 276 4.1. Điều kiện điện áp hiệu dụng trên tụ, trên cuộn cảm cực đại. 276 4. 2. Giá trị điện áp hiệu dụng cực đại 279 4.3 . Khi ω thay đổi UL = U và UC = U 282 4.4 Độ lệch pha khi ULmax và UCmax khi ω thay đổi: 284 4.5. Khi ω thay đổi URL hoặc URC cực đại 290 B. Quan hệ về các tần số góc cực trị. Giá trị URlmax và URcmax 292 c. Hai giá trị ω1 và ω2 điện áp URL hoặc URC có cùng giá trị: 297
  4. 4.6. Phương pháp đánh giá kiểu hàm số 300 a. Quan hệ hai trị số của biến với vị trí cực trị 300 b. Quan hệ hai độ lệch pha tại hai trị số của biến vói độ lệch pha tại vị trí cực trị 306 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 307 Chủ đề 13. MÁY ĐIỆN 211 A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 211 I. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 211 1. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 211 2. Máy phát điện xoay chiều một pha 211 3. Máy phát điện xoay chiều ba pha 211 II. ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA 212 1. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ 212 2. Các cách tạo ra từ trường quay 212 III. MÁY BIẾN ÁP TRUYỀN TẢI ĐIỆN 212 1. Máy biến áp 212 2. Truyền tải điện 213 B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN 213 Dạng 1. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐÉN MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 213 1. Máy phát điện xoay chiều 1 pha 213 2. Máy phát điện xoay chiều 1 pha nối với mạch RLC nối tiếp 217 3. Máy phát điện xoay chiều 3 pha: 225 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 226 Dạng 1. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN MÁY PHAT ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA 226 Dạng 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG CƠ ĐIỆN 230 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 235 Dạng 3. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN MÁY BIẾN ÁP 236 1. Các đại lượng cơ bản: 236 2. Máy biến áp thay đổi cấu trúc: 238 3. Ghép các máy biến áp: 242 4. Máy biến áp thay đổi số vòng dây 242 1. Máy biến áp mắc với mạch RLC 244 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 246 4. Dạng 4. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TRUYỀN TẢI ĐIỆN 250 1. Các đại lượng cơ bản: 250 2. Thay đổi hiệu suất truyền tải khi hệ số công suất toàn hệ thống không thay đổi 253 2. Hệ số công suất toàn hệ thống thay đổi: 260 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 262
  5. Chủ đề 10. ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU A TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. NGUYÊN TẮC TẠO RA DÒNG ĐIỆN HOAY CHIỀU 1. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều Để tạo ra dòng điện xoay chiều, ta dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ bằng cách cho khung dây kim loại kín quay đều với tốc độ góc ω quanh trục đối xứng của nó trong từ trường đều có véc to cảm ứng từ B vuông góc với trục quay của khung dây. Khi đó từ thông qua khung dây biến thiên sẽ sinh ra một suất điện động cảm ứng, chống lại sự biến thiên của từ thông. Nối hai đầu khung dây với mạch ngoài tiêu thụ điện (bằng cách sử dụng bộ góp), ta được dòng điện xoay chiều biến thiên điều hòa vói tần số góc ω. 2. Biểu thức từ thông và suất điện động n Giả sử khung dây có N vòng giống hệt nhau mắc nối tiếp, mỗi vòng dây có diện tích s, quay vói tốc độ góc ω trong từ trường đều B  Giả sử tại thời điểm ban đầu, véctơ pháp tuyến của khung dây hợp với B một góc φ.  Từ thông qua một vòng dây tại thời điểm t là:  0 cos t B Trong đó, 0 B.S là từ thông cực đại qua một vòng dây. Đơn vị của từ thông là Vê-be (Wb). Theo định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ, khi từ thông biến thiên sẽ sinh ra một suất điện động cảm ứng: /  EC  0 sin t 0 cos t 2 / Vì khung dây có N vòng dây nên ta có: EC N N0 cos t E0 cos t 2 2 Trong đó, E0 NBS là suất điện động cực đại. Suất điện động có đơn vị là Vôn (V) đơn vị là Vôn (V)  Chú ý: Suất điện động cảm ứng trong khung dây biến thiên điều hòa, cùng tần số và chậm pha hơn từ thông một góc 2 3. Biểu thức hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch Khi dùng suất điện động xoay chiều hên gắn vào một mạch nào đó thì trong mạch có dao động điện cưỡng bức với tần số bằng tần số của suất điện động xoay chiều, khi đó hiệu điện thế và dòng điện giữa hai đầu đoạn u U0 cos t u mạch cũng là hiệu điện thế và dòng điện xoay chiều: i I0 cos t i Đơn vị của U là Vôn (V), của I là Ampe (A). Gọi φ = φu −φi là độ lệch pha của hiệu điện thế u so với cường độ dòng điện i • Nếu φ > 0 thì u sớm pha hơn so với i • Nếu φ < 0 thì u trễ pha hơn so với i • Nếu φ = k2π, k Z thì u đồng pha so với i II. CÁC GIÁ TRỊ HIỆU DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU Khi sử dụng dòng điện xoay chiều, ta cần quan tâm đến tác dụng của nó trong một thời gian dài. Tác dụng nhiệt của dòng điện tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện nên không phụ thuộc vào chiều dòng điện và đó là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng của dòng điện xoay chiều. Xét dòng điện xoay chiều i = I0cos (ωt + φ ) và cường độ dòng không đổi I chạy qua hai điện trở R giống hệt nhau trong cùng khoảng thời gian Δt rất lớn so với chu kì dòng điện. Ta có: • Nhiệt lượng tỏa ra của dòng điện xoay chiều: 1
  6. Ri2 t RI2 cos2 2t 2 t Q Ri2 t RI2 cos2 t t 0 0 2 2 Vế phải có hai đại lượng: một đại lượng không đổi, và một đại lượng biến thiên điều hòa. RI2 cos2 2t 2 t Xét trong khoảng thời gian rất lớn so với chu kì dòng điện thì 0 có giá trị trung bình 2 RI2 t băng 0. Do đó, nhiệt lượng trung bình tỏa ra trong thời gian Δt là: Q 0 2 / 2 Nhiệt lượng tỏa ra của dòng điện không đổi I là: Q RI0 t RI2 t I Hiệu quả của hai dòng điện trên giống nhau khi Q = Q' tức là 0 RI2 t . Suy ra I 0 2 2 Như vậy, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều bằng cường độ của dòng điện không đổi nếu cho hai dòng điện này đi qua hai điện trở giống nhau toong khoảng thời gian như nhau thì tỏa nhiệt lượng bằng nhau. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng các giá trị cực đại chia cho 2 E U I E 0 V ;U 0 V ;I 0 A 2 2 2 • Chú ý: Với dòng điện xoay chiều, ta không thể dùng Ampe kế để đo dòng điện tức thòi bởi vì dòng điện xoay chiều có tần số lớn (tần số dòng điện xoay chiều trong sinh hoạt đời thường ở Việt Nam và ở Châu Âu là 50 Hz; ở Bắc Mỹ là 60 Hz), tức là trong một giây nó đổi chiều 100 lần (với tần số 50 Hz thì trong 1 giây nó thực hiện được 50 dao động toàn phần, mà vì 1 chu kì dòng điện đổi chiều 2 lần nên nó đổi chiều 50.2=100 lần). Khi đó, kim của thiết bị đo không thể kịp chuyển động theo sự thay đổi chiều rất nhanh đó, do có quán tính nên nó vẫn đứng yên và chỉ vào vạch số 0.  Ghi nhớ: Ampe kế và vôn kế đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều dựa vào các tác dụng nhiệt của dòng điện nên gọi là ampe kế nhiệt và vôn kế nhiệt. Số chi của chúng chi các giá trị hiệu dụng. III. ĐỊNH LUẬT ÔM CHO CÁC LOẠI ĐOẠN MẠCH ĐIỆN XOAV CHIỀU. CỘNG HƯỞNG ĐIỆN 1. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có R Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa điện trở R hiệu điện thế u = U0cos(ωt + φ)(V) thì dòng điện qua mạch là u U i 0 cos t I cos t R R 0  Nhận xét: Mạch điện chỉ có R thì u cùng pha i R U U Định luật Ôm: Từ I 0 ; chia hai vế cho 2 ta được I 0 R R Đây chính là định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa R.  UR I 2. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần L Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần L hiệu điện thế u = U0cos(ωt + φ) thì dòng điện qua mạch là i I0 cos t 2 2
  7. L  Nhận xét: Mạch điện chỉ có cuộn cảm thuần L thì u sớm pha so với i hay 2 nói cách khác i trễ pha so với u  2 UL U Định luật Ôm: I ZL I 3. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện C Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần L hiệu điện thế u = U0cos(ωt + φ) thì dòng điện qua mạch là i I0 cos t 2 C  Nhận xét: Mạch điện chỉ có cuộn cảm thuần L thì u trễ pha so với i hay 2 I nói cách khác i sớm pha so với u 2 U Định luật Ôm: I ZC  UC 4. Đoạn mạch xoay chiều gồm các phần tử R, L, C mắc nối tiếp Đặt vào hai đầu đoạn mạch chứa ba phần tử R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế u = U0cos(ωt + φ) (V) thì dòng điện qua mạch là i I0 cos t i U Định luật Ôm I Z 4.1. Tổng trở của mạch 2 2 Tổng trở của mạch xác định bởi Z R ZL ZC Trong đó: • R là điện trở • ZL là cảm kháng • ZC là dung kháng Đơn vị của Z, R, ZL, ZC đều là Ôm (Ω)  Nhận xét: Nếu mạch khuyết phần tử nào thì ta cho phần tử đấy có giá trị bằng 0. Ví dụ mạch gồm 2 phần 2 2 tử là R và ZL thì tổng trở là Z R ZL 4.2. Độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch ZL ZC I ZL ZC UL UC tan R I.R UR Độ lệch pha u i được xác định thông qua: ; R I.R U 2 2 cos R Z I.Z U 3
  8.  Nhận xét:  1 UL • Khi ZL > ZC hay  (mạch có tính cảm kháng) thì:  LC  U Z Z ULC tan L C 0 0 tức là hiệu điện thế sớm pha hơn so với R cường độ dòng điện. 1 • Khi ZL < ZC hay  (mạch có tính dung kháng) thì:  UR I LC  Z Z UC tan L C 0 0 tức là hiệu điện thế trễ pha hơn so với R cường độ dòng điện. 1 ZL ZC • Khi ZL = ZC hay  thì tan 0 0 tức là hiệu điện thế cùng pha so với cường LC R độ dòng điện. 3. Định luật ôm U U Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa các phần tử R, L, C là: I Z 2 2 R ZL ZC 5. Cộng hưởng điện Nếu ta giữ nguyên giá trị của điện áp hiệu dụng U giữa hai đầu đoạn mạch và thay đổi tần số góc ω để 1 Z Z 0 tức là  thì có hiện tượng đặc biệt xảy ra, gọi là hiện tượng cộng hưởng điện. L C LC Khi đó: + Tổng trở của mạch đạt giá trị cực tiểu: Zmin R . U + Cường độ hiệu dụng đạt giá trị cực đại: I max R + uL uC + u uR + Cường độ dòng điện biến đổi đồng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. IU. CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 1. Công suất tức thời Xét đoạn mạch xoay chiều có dòng điện i = I0cos(ωt + φ) chạy qua và có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là u = U0cos(ωt + φ) Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch ở mỗi thời điểm được gọi là công suất tức thời p ui U0 cos t u .I0 cos t i 2. Công suất của dòng điện xoay chiều Công suất của dòng điện xoay chiều được xác định bởi: P UI cos Trong đó U, I, φ lần lượt là hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch, cường độ dòng điện hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện. V. MÁY BIẾN ÁP TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG 1. Máy biến áp 1.1. Định nghĩa Máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều này sang điện áp xoay chiều khác mà không làm thay đổi tần số của nó. 4
  9. 1.2. Cấu tạo − Máy biến áp được cấu tạo gồm 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau được quấn trên lõi thép kĩ thuật (lõi sắt non có pha silic). Các vòng dây đều được bọc bởi một lóp sơn cách điện để cách điện với nhau và cách điện với lõi thép. − Cuộn dây sơ cấp là cuộn dây mắc vào mạng điện xoay chiều cần biến áp. U − Cuộn dẫy thứ cấp là cuộn dây nối với tải tiêu thụ. U1 N1 N2 2 − Lõi thép kĩ thuật được làm từ nhiều lá thép mỏng ghép sát và cách điện với nhau để chống lại tác dụng của dòng điện Fucô. 1.3. Nguyên tắc hoạt động Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: Nguồn phát điện tạo nên một điện áp xoay chiều tần số f ở hai đầu cuộn sơ cấp. Dòng xoay chiều trong cuộn sơ cấp biến thiên tạo ra từ thông biến thiên trong lõi thép. Từ thông biến thiên được lõi thép truyền nguyên vẹn từ cuộn sơ cấp sang cuộn thứ cấp làm sinh ra suất điện động cảm ứng biến thiên điều hòa, cùng tần số với nguồn điện u đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp. 1.4. Công thúc máy biến áp N U − Với máy biến thế không có tải tiêu thụ, ta có: 2 2 N1 U1 N2 • Nếu 1 ta có U2 > U1, máy biến áp lúc này là máy tăng áp. N1 N2 • Nếu 1 ta có U2 < U1, máy biến áp lúc này là máy hạ áp. N1 Trong đó: N1, U1 là số vòng dây, hiệu điện thế hiệu dụng của cuộn sơ cấp. N2, U2 là số vòng dây, hiệu điện thế hiệu dụng của cuộn thứ cấp. N U I − Với máy biến thế lí tưởng (bỏ qua mọi hao phí) có tải tiêu thụ ở mạch thứ cấp, ta có: 2 2 1 N1 U1 I2 Trong đó: N1,U1, I1 là số vòng dây, hiệu điện thế hiệu dụng, cường độ dòng điện hiệu dụng của cuộn sơ cấp. N2, U2, I2 là số vòng dây, hiệu điện thê'hiệu dụng, cường độ dòng điện hiệu dụng của cuộn thứ cấp. 2. Truyền tải điện năng Giả sử ta cần truyền tải một điện năng phát ra từ máy phát điện, R / 2 được truyền tới nơi tiêu thụ trên một đường dây có điện trở tổng cộng Nhà Nơi là R. Điện áp hai cực máy phát là ư. Hệ số công suất là cosφ. Công máy U tiêu suất phát từ nhà máy phát được tính bởi P = UIcosφ trong đó I là điện R / 2 thụ cường độ dòng điện hiệu dụng trên đường dây. Ta có công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là: 2 2 2 P P Php RI R R. 2 2 UIcos U cos Rõ ràng, trong thực tế ta muốn giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. Dựa vào biểu thức công suất hao phí, ta có thể giảm hao phí bằng các cách sau đây: − Giảm R?  Giảm R có hạn chế là muốn giảm R thì ta phải thay dây dẫn bằng vật liệu khác (giảm ), ví dụ thay S dây đồng bằng dây bạc, hoặc dây siêu dẫn, Điều này quá tốn kém, mà hao phí lại chỉ giảm được ít. Nếu không thay bằng dây dẫn khác, ta có thể tăng tiết diện dây đồng làm điện trở giảm. Thế nhưng khi tăng tiết diện thì khối lượng dây dẫn tăng lên, cột điện phải tăng lên để chịu được trọng lượng của dây. Như vậy, ta không nên giảm R để giảm hao phí. 5
  10. − Tăng U? Điều này thực hiện dễ dàng nhờ máy biến áp, hơn nữa khi tăng u lên n lần thì hao phí giảm n2 lần, vậy nên trong thực tế, để giảm hao phí người ta sẽ tăng điện áp trạm phát. Trước khi đến nơi tiêu thụ, điện áp trên dây phải qua các trạm biến áp (cụ thể là hạ áp) để tạo ra hiệu điện thế phù hợp cho nơi tiêu thụ. VI. ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đông bộ ba pha Đặt một khung dây dẫn kín trong lòng nam nam châm chữ U sao cho trục của khung dây hùng với trục đối xứng của chữ U. Cho nam châm quay đều với tốc độ góc ω thì từ trường trong lòng nam châm cũng quay theo, khi đó người ta thấy rằng khung dây quay theo cùng chiều với nam châm và với tốc độ góc ω0 < ω. Giải thích: Nam châm quay làm cho từ trường quay gây ra sự biến thiên từ thông trong lòng khung dây. Từ thông biến thiên sinh ra một dòng điện cảm ứng. Từ trường quay tiếp tục tác dụng lên dòng điện trong khung dây một momen lực làm khung dây quay. Theo định luật Len-xơ thì khung dây quay theo chiều quay của tù trường để làm giảm tốc độ biến thiên của tù thông qua khung dây. Khi tốc độ góc của khung dây bắt đầu bằng tốc độ góc của nam châm thì mọi sự biến thiên không còn nữa, khi đó dòng điện cảm ứng và momen lực từ bằng 0, dưới tác dụng của momen lực cản khung dây quay chậm lại. Khi khung dây vừa quay chậm lại thì lập tức sự biến thiên từ thông lại xuất hiện, dòng điện cảm ứng và momen lực từ lại được sinh ra và khung dây lại quay theo nam châm. Khi tốc độ góc bằng tốc độ góc của nam châm thì sự biến thiên lại không còn nữa, momen lực từ bằng 0 khung dây lại quay chậm lại Cứ như vậy quá trình diễn ra tiếp diễn, kết quả là khung dây quay với tốc độ góc trung bình là ω0 nhỏ hơn tốc độ góc của khung dây cũng như của từ trường quay ω. Trong thực tế, để tạo ra từ trường quay thì người ta không dùng nam châm chữ U mà người ta tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện ba pha chạy vào ba cuộn dây giống nhau, đặt lệch nhau 120 độ. TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT (238 CÂU) ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN. MẠCH CHỈ R, CHỈ L, CHỈ C Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Điện áp biến đổi điều hòa theo thời gian gọi điện áp xoay chiều. B. Suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều. C. Dòng điện có cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều. D. Đối với dòng điện xoay chiều, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng 0. Câu 2: Một đoạn mạch xoay chiều nối tiếp gồm bóng đèn và cuộn cảm mắc nối tiếp. Lúc đầu trong lòng cuộn cảm có lõi thép. Nếu rút lõi thép ra từ từ khỏi cuộn cảm thì độ sáng bóng đèn A. tăng lên.B. giảm xuống.C. tăng đột ngột rồi tắt.D. không đổi. Câu 3: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu uR , uL , uC tương ứng là điện áp tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các điện áp này là A. uR sớm pha π/2 so với uL .B. uL sớm pha π/2 so với uC . C. uR trễ pha π/2 so với uC .D. uC trễ pha π/2 so với uL . Câu 4: Gọi u, i lần lượt là điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời trong mạch. Lựa chọn phương án đúng: A. Đối với mạch chỉ có điện trở thuần thì i = u/R .B. Đối với mạch chỉ có tụ điện thì i = u/ZC . C. Đối với mạch chỉ có cuộn cảm thì i = u/ZL .D. Đối với đoạn mạch nối tiếp u/i = không đổi Câu 5: Khi nghiên cứu đồng thời đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp hai đầu đoạn mạch xoay chiều và cường độ dòng điện trong mạch người ta nhận thấy, đồ thị điện áp và đồ thị dòng điện đều đi qua gốc tọa độ. Mạch điện đó có thể là 6
  11. A. Chỉ điện trở thuần.B. Chỉ cuộn cảm thuần. C. Chỉ tụ điện.D. Tụ điện ghép nối tiếp với điện trở thuần. Câu 6: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện một điện áp xoay chiều ổn định thì đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời chạy trong đoạn mạch có dạng là A. Hình sin.B. Đoạn thẳng.C. Đường tròn.D. Elip. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện? A. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không. B. Điện áp giữa hai bản tụ điện trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện qua đoạn mạch. C. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là khác không. D. Tần số góc của dòng điện càng lớn thì dung kháng của đoạn mạch càng nhỏ. Câu 8: Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần A. cùng tần số với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0. B. cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. C. luôn lệch pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. D. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với cuộn thuần cảm? A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở đối với dòng điện một chiều (kể cả dòng điện một chiều có cường độ thay đổi hay dòng điện không đổi). B. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện. C. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ nghịch với chu kì của dòng điện xoay chiều. D. Cảm kháng của cuộn cảm không phụ thuộc tần số của dòng điện xoay chiều. Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft ( U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn. B. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi. D. Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn. MẠCH RLC NỐI TIẾP 2 Câu 11: Đặt điện áp u = U0cos ωt + φ vào hai đầu đoạn mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Biết ω LC = 1. Điều nào sau đây không đúng? A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch lớn nhất 2 B. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là U0 /2R C. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp hai đầu đoạn mạch lớn nhất D. Điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch bằng điện áp tức thời hai đầu điện trở R. Câu 12: Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải A. Tăng điện dung của tụ điệnB. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây C. Giảm điện trở của mạchD. Giảm tần số dòng điện xoay chiều Câu 13: Cho đoạn mạch R, L, C nối tiếp với L có thể thay đổi được. Trong đó R và C xác định. Mạch điện được đặt dưới hiệu điện thế u = U 2cosωt , với U không đổi và ω cho trước. Khi ULmax thì giá trị của L xác định bằng biểu thức nào sau đây? 1 1 1 1 A. L = R 2 + B. L = 2CR 2 + C. L = CR 2 + D. L = CR 2 + C2 C2 C2 2C2 Câu 14: Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi: A. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp.B. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp. C. Đoạn mạch có R và C và L mắc nối tiếp.D. Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp. Câu 15: Cho mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L, tụ điện có điện dung C. Chọn câu đúng: A. Điện áp tức thời hai đầu L và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc. B. Điện áp tức thời hai đầu C và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc. 7
  12. C. Điện áp tức thời hai đầu mạch và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc. D. Điện áp tức thời hai đầu R và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc. Câu 16: Cho mạch R,L,C mắc nối tiếp có cảm kháng 200 Ω và dung kháng 220 Ω. Nếu giảm chu kỳ của điện áp xoay chiều thì công suất của mạch A. Tăng.B. Giảm. C. Lúc đầu giảm, sau đó tăng.D. Lúc đầu tăng, sau đó giảm. Câu 17: Đặt điện áp u = U0cos(ωt + π/2) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, cường độ dòng điện trong mạch lài= I0sin(ωt + 2π/3) . Biết U0, I0 và ω không đổi. Hệ thức đúng là A. R = 3ωL. B. ωL = 3R. C. R = 3ωL D. ωL = 3 R. Câu 18: Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC một hiệu điện thế không đổi UDC . Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải: A. Mắc song song với điện trở một tụ điện C.B. Mắc nối tiếp với điện trở một tụ điện C. C. Mắc song song với điện trở một cuộn thuần cảm L.D. Mắc nối tiếp với điện trở một cuộn thuần cảm L. Câu 19: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, phát biểu nào sau đây đúng ? A. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch không nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần R. B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch có thể nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên bất kỳ phần tử nào. C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử. D. Cường độ dòng điện chạy trong mạch luôn lệch pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch Câu 20: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch A. Chỉ phụ thuộc vào giá trị điện trở thuần R của đoạn mạch. B. Luôn bằng tổng công suất tiêu thụ trên các điện trở thuần. C. Không phụ thuộc gì vào L và C. D. Không thay đổi nếu ta mắc thêm vào đoạn mạch một tụ điện hoặc một cuộn dây thuần cảm. Câu 21: Đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây giữa hai bản tụ hai đầu đoạn mạch lần lượt là Ucd , UC , U. Biết Ucd = UC 2 và U = UC . Nhận xét nào sau đây là đúng với đoạn mạch này? A. Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể và dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. B. Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể và dòng điện trong mạch vuông pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. C. Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể và dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. D. Do UL > UC nên ZL > ZC và trong mạch không thể thực hiện được cộng hưởng. Câu 22: Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu điện trở thuần và điện áp giữa hai bản tụ điện có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Cường độ dòng điện qua mạch trễ pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. B. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. C. Cường độ dòng điện qua mạch sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. D. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần trễ pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Câu 23: Một ống dây được mắc vào một hiệu điện thế không đổi U thì công suất tiêu thụ là P1 và nếu mắc vào hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì công suất tiêu thụ P2 . Hệ thức nào đúng? A. P1 P2 B. P1 < P2 C. P1= P2 D. P1 P2 Câu 24: Công suất của dòng điện xoay chiều trên một đoạn mạch RLC nối tiếp nhỏ hơn tích UI là do A. Một phần điện năng tiêu thụ trong tụ điện. B. Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng C. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện biến đổi lệch pha đối với nhau. D. Một phần điện năng tiêu thụ trong cuộn cảm. 8
  13. Câu 25: Chọn câu trả lời sai khi nói về ý nghĩa của hệ số công suất cosφ ? A. Hệ số công suất càng lớn thì công suất tiêu thụ của mạch càng lớn. B. Hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí của mạch càng lớn. C. Để tăng hiệu quả sử dụng điện năng, ta phải tìm cách nâng cao hệ số công suất. D. Công suất của các thiết bị điện thường phải có cosφ 0,85 . Câu 26: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có cảm 2 kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Nếu R = ZL.ZC thì A. Công suất của mạch sẽ giảm nếu thay đổi dung kháng ZC . B. Điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với dòng điện trong mạch. C. Điện áp trên đoạn mạch RL sớm pha hơn điện áp trên đoạn mạch RC là π/2. D. Điện áp trên đoạn mạch RL sớm pha hơn dòng điện trong mạch là π/4. Câu 27: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R, mắc nối tiếp với tụ điện. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây lệch pha π/2 so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. Mối liên hệ giữa điện trở thuần R với cảm kháng ZL của cuộn dây và dung kháng ZC của tụ điện là 2 2 A. R = ZC (ZL – ZC ). B. R = ZC (ZC – ZL ). 2 2 C. R = ZL (ZC – ZL ). D. R = ZL (ZL – ZC ). Câu 28: Mạch điện xoay chiều nối tiếp AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C (R, L, C khác 0 và hữu hạn). Biên độ của điện áp hai đầu đoạn AB và trên L lần lượt là U0 và U0L . Ở thời điểm t điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AB bằng +0,5U0 và điện áp tức thời trên L bằng +U0L / 2 . Điện áp hai đầu đoạn mạch A. Sớm pha hơn dòng điện là5π/12 .B. Sớm pha hơn dòng điện là π/6. C. Trễ pha hơn dòng điện là π/12.D. Trễ pha hơn dòng điện là π/6. Câu 29: Mạch điện xoay chiều nối tiếp AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C (R, L, C khác 0 và hữu hạn). Ở thời điểm t điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AB và điện áp tức thời trên C mới đạt đến nửa giá trị biên độ tương ứng. Điện áp hai đầu đoạn mạch A. Sớm pha hơn cường độ dòng điện là π/4.B. Sớm pha hơn cường độ dòng điện là π/6. C. Trễ pha hơn cường độ dòng điện là π/4.D. Trễ pha hơn cường độ dòng điện là π/6. Câu 30: Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt ( U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai? A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất. B. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R. C. Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau. D. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch. Câu 31: Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì A. Điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. B. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện. C. Điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. D. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch Câu 32: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Khi tần số dòng điện trong mạch lớn hơn giá trị 1/ 2π LC A. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. B. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai bản tụ điện. C. Dòng điện chạy trong đoạn mạch chậm pha so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. D. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn. 9