Lý thuyết Vật lí Lớp 11 - Chương 7: Mắt và các dụng cụ quang học - Chuyên đề 3: Mắt

doc 1 trang xuanthu 5780
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết Vật lí Lớp 11 - Chương 7: Mắt và các dụng cụ quang học - Chuyên đề 3: Mắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docly_thuyet_vat_li_lop_11_chuong_7_mat_va_cac_dung_cu_quang_ho.doc

Nội dung text: Lý thuyết Vật lí Lớp 11 - Chương 7: Mắt và các dụng cụ quang học - Chuyên đề 3: Mắt

  1. CHƯƠNG VII. MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC CHUYÊN ĐỀ 3: MẮT A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ Mắt giống máy ảnh gồm thủy tinh thể (vật kính) và võng mạc (phim). - Điểm cực viễn CV là điểm xa nhất của vật để mắt thấy rõ mà không cần điều tiết. Người bình thường có điểm cực viễn ở vô cực. - Điểm cực cận CC là điểm gần nhất của vật để mắt thấy rõ nhưng phải điều tiết tối đa. Khoảng cách từ CC đến mắt gọi là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt. Kí hiệu: Đ = OCC. - Khoảng cách từ CV đến CC gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt. * Mắt cận thị là mắt có độ tụ của thủy tinh thể lớn hơn bình thường (nghĩa là tiêu cự của thủy tinh thể ngắn hơn bình thường). Do đó khi không điều tiết, tiêu điểm F của thủy tinh thể ở trước võng mạc Mắt cận thị không nhìn rõ được vật ở xa. * Mắt viễn thị là mắt có độ tụ của thủy tinh thể nhỏ hơn bình thường (nghĩa là tiêu cự của thủy tinh thể dài hơn bình thường). Do đó khi không điều tiết, tiêu điểm F của thủy tinh thể ở sau võng mạc Mắt viễn thị nhìn vật ở xa phải điều tiết và không nhìn rõ được vật ở gần khi đã điều tiết tối đa. STUDY TIP Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc không thay đổi, ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc là nhờ tiêu cự của thủy tinh thể thay đổi được (do thủy tinh thể thay đổi độ cong của nó). Sự thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể để mắt thấy rõ các vật ở xa, gần khác nhau gọi là sự điều tiết của mắt. Trang 1