Ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- on_tap_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7.docx
Nội dung text: Ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 7
- ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 – HKI NỘI DUNG ÔN TẬP - Văn bản + Tiếng Việt: học từ tuần 1 đến tuần 15. - Tập làm văn: Biểu cảm về vật, người hoặc tác phẩm thơ. CẤU TRÚC ĐỀ 1. Phần đọc hiểu: 5 điểm. 2. Phần tạo lập văn bản (Tập làm văn): 5 điểm. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. PHẦN VĂN BẢN - Nắm được: tên tác phẩm, tên tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt. - Trả lời câu hỏi phải diễn đạt thành câu, đưa câu hỏi vào phần trả lời. 1. Văn bản nhật dụng: a) Cổng trường mở ra - Tác giả: Lý Lan - Thể loại: Văn bản nhật dụng b) Mẹ tôi - Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Thể loại: Văn bản nhật dụng c) Cuộc chia tay của những con búp bê - Tác giả: Khánh Hoài - Thể loại: Văn bản nhật dụng 2. Các tác phẩm thơ a) Nam quốc sơn hà - Tác giả: Lí Thường Kiệt - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật b) Bánh trôi nước - Tác giả: Hồ Xuân Hương - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật c) Bạn đến chơi nhà - Tác giả: Nguyễn Khuyến - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật d) Qua Đèo Ngang - Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật e) Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Tác giả: Lí Bạch - Thể thơ: Cổ thể f) Hồi hương ngẫu thư - Tác giả: Hạ Tri Chương - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật g) Tiếng gà trưa - Tác giả: Xuân Quỳnh - Thể thơ: thơ 5 tiếng (thơ tự do) 3. Các phương thức biểu đạt: - Thơ: Phương thức biểu đạt là biểu cảm - Đoạn văn: + Tự sự + Biểu cảm II. TIẾNG VIỆT - Nắm được khái niệm, nhận biết, đặt câu. - Lưu ý : xem lại tất cả các bài tập trong SGK của các bài học. * Khi làm bài nhận biết hoặc đặt câu cần gạch chân dưới từ được yêu cầu. 1. Từ ghép + từ ghép chính phụ: cha mẹ, trầm bổng + từ ghép đẳng lập: râu ria, bàn ghế 2.Từ láy + từ láy bộ phận: * láy âm: mênh mông, long lanh 1
- * láy vần: lao xao, lênh đênh + từ láy toàn bộ: xa xa, xinh xinh *Trường hợp đặc biệt: + tiếng đứng trước bị biến đổi âm cuối và thanh điệu: bìm bịp, chiêm chiếp, thăm thẳm 3. Từ Hán Việt * Biết giải nghĩa từ Hán Việt VD: - lai vãng: qua lại - đại diện: thay mặt - Mẫu: mẹ - Phụ tử: Cha con 4. Từ đồng nghĩa - Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau * Phân loại từ đồng nghĩa: + đồng nghĩa hoàn toàn: chén = bát, hoa= bông, gầy=ốm, học sinh= học trò + đồng nghĩa không hoàn toàn: cho - biếu - tặng, chết- bỏ mạng – hi sinh 5. Từ trái nghĩa - Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn. VD: sang > từ đồng âm 7. Quan hệ từ - Những quan hệ từ thường gặp + Một quan hệ từ: Của, và, như, nhưng, với, để, + Một cặp quan hệ từ: * Vì nên * Tuy nhưng * Nếu thì - Phát hiện các lỗi về quan hệ từ + Thừa QHT : (VD: Qua việc làm đó đã cho thấy hắn là một kẻ nhu nhược) + Thiếu QHT: (VD: Đằng xa vẳng lại tiếng cười các em học sinh đi học về) + Dùng QHT không thích hợp về nghĩa (VD: Chúng em luôn luôn tranh thủ thời gian vì học tập.) + Dùng QHT mà không có tác dụng liên kết VD: Bạn Nga không những học giỏi các môn tự nhiên tuy nhiên bạn ấy còn học giỏi các môn xã hội. 8. Đại từ - Phân loại: có hai loại đại từ + Đại từ dùng để trỏ * Trỏ người: Tôi, tao, tớ, ta * Trỏ hoạt động tính chất: thế, vậy * Trỏ số lượng: bao nhiêu, bấy nhiêu + Đại từ dùng để hỏi: * Hỏi về người, sự vật: ai, cái gì * Hỏi về hoạt động, tính chất: thế nào * Hỏi về số lượng: mấy, bao nhiêu 9. Điệp ngữ - Phân biệt các dạng điệp ngữ + Điệp ngữ nối tiếp + Điệp ngữ cách quãng + Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng) 2
- III. TẬP LÀM VĂN: Biểu cảm về tác phẩm văn học: Đề bài 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt Dàn bài I. Mở bài: - “Nam quốc sơn hà” là áng văn chương bất hủ của dân tộc ta. Bài thơ được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. - Đến nay tuy chưa rõ tác giả nhưng tương truyền là do Lý Thường Kiệt viết năm 1077 trong cuộc kháng chiến chống quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. - Bài thơ đã khơi dậy trong em tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc: “ Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây? Chúng mày nhất định phải tan vỡ.” II. Thân bài: 1. Hai câu thơ đầu: - Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, có giọng điệu đanh thép như lời tuyên bố dõng dạc về nền độc lập của dân tộc ta. Mở đầu bài thơ, tác giả Lý Thường Kiệt đã khẳng định chân lý hiển nhiên: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở” - Giọng thơ vang lên hùng hồn, đầy trang trọng và tự hào. Ý tứ được biểu đạt một cách rõ ràng: Nước Nam là thuộc chủ quyền của người Nam. Qua đó, tác giả khẳng định nước Nam có lãnh thổ, ranh giới rõ ràng chứ không phải một quận huyện của Trung Quốc. - Cụm từ “Nam đế” nghĩa là “vua Nam” đã thể hiện niềm kiêu hãnh của dân tộc ta, sánh ngang hàng với triều đình phong kiến phương Bắc. Cách xưng hô đó còn chứng tỏ ý thức độc lập, tự cường dân tộc, không chịu phụ thuộc vào nước lớn. - Câu thơ tiếp theo mang âm hưởng trầm hùng khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc Đại Việt ta được ghi chép “tại thiên thư”, nghĩa là sách trời. Đó là một chân lí hiển nhiên, không thể chối bỏ. Đó cũng chính là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lý nêu trên càng tăng thêm giá trị. => Hai câu thơ trên đã giúp em cảm nhận được niềm tự hào, thái độ hiên ngang, tư thế ngẩng cao đầu của cả dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Trước họa xâm lăng, niềm tin phơi phới về độc lập và chủ quyền dân tộc ấy sẽ làm bùng lên ngọn lửa yêu nước và căm thù giặc trong nhân dân ta. b) Hai câu thơ cuối: - Tiếp đến, hai câu thơ cuối đưa ra lời cảnh cáo đanh thép đối với quân giặc, chúng sẽ thất bại thảm hại: “Giặc dữ cớ sao phạm đến đây? Chúng mày nhất định phải tan vỡ.” - Câu thơ thứ ba được tác giả đặt ra dưới dạng một câu hỏi, hướng tới lũ giặc xâm lược “ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?” - Tác giả còn khinh bỉ gọi giặc là “nghịch lỗ” nghĩa là quân kẻ cướp ngỗ nghịch, ngang tàng. Qua đó, tác giả dự báo trước hậu quả xấu mà chúng phải gánh chịu. - Câu thơ cuối là lời cảnh báo kẻ thù: nếu chúng xâm phạm chủ quyền đất nước ta thì “ chúng mày nhất định phải tan vỡ”, nghĩa là phải chịu kết cục thất bại thê thảm, nhục nhã. Đó là điều tất yếu bởi chúng đi ngược lại đạo trời, đi ngược với chân lý, lẽ phải. - Câu thơ trên còn thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta. => Qua hai câu thơ, em cảm nhận rõ không khí sục sôi chống quân thù của quân dân ta dưới thời Lý với tất cả hào khí mạnh mẽ và tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh. III. Kết bài: - Bài thơ “Sông núi nước Nam” đã ra đời từ rất lấu nhưng giá trị của nó vẫn không hề thay đổi. “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt vẫn xứng danh là bản tuyên ngôn độc lập thành văn đầu tiên của dân tộc 3
- Việt Nam. Cảm ơn nhà thơ Lý Thường Kiệt đã cho chúng em hiểu sâu sắc về tình yêu nước của nhân dân ta và chân lí của thời đại. Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh Dàn ý I. Mở bài: - Hồ Chí Minh không chỉ là một vĩ lãnh tụ tài ba, mà Bác còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. - “Cảnh khuya” là bài thơ hay được Bác sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy khó khăn, gian khổ. - Qua bài thơ, em cảm nhận được vẻ đẹp đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc và tấm lòng yêu nước sâu nặng của Bác: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” II. Thân bài : 1. Hai câu thơ đầu - Mở đầu bài thơ, Bác đã vẽ ra trước mắt em một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc trong đêm trăng đẹp biết bao: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” Trong hai câu thơ trên, Bác sử dụng biện pháp so sánh thật đặc sắc: Bác so sánh âm thanh tiếng suối với tiếng hát con người làm cho tiếng suối trở nên sống động và gần gũi với con người hơn. Bác thật tài tình làm sao! Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc càng trở nên đẹp hơn với ánh trăng tỏa sáng trên vòm cây cổ thụ rồi chiếu xuống mặt đất. Em cảm tưởng như bóng trăng, bóng cây như đan lồng vào nhau tạo nên những đóa hoa trăng lấp lánh trên mặt đất. Ôi đẹp làm sao! Điệp ngữ “lồng” được Bác sử dụng trong câu thơ này làm cho cảnh vật như hòa hợp vào nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đẹp lung linh, huyền ảo với nhiều tầng lớp, đường nét và ấm áp hơn. Đọc xong hai câu thơ trên, em cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Hơn nữa, em cảm thấy thích thú với cảnh đẹp của núi rừng Việt Bắc. 2. Hai câu cuối: - Nhưng Bác không chỉ đơn thuần là miêu tả cảnh đẹp đêm trăng mà Bác còn kín đáo gửi gắm vào đó nỗi niềm tâm sự của mình qua hai câu cuối: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Bác tiếp tục sử dụng biện pháp so sánh: cảnh khuya đẹp như một bức tranh vẽ khiến cho Bác say mê chiêm ngưỡng đến quên cả giấc ngủ. Đến câu cuối với điệp ngữ “chưa ngủ” cho em hiểu là Bác “chưa ngủ” vì lo cho vận mệnh của đất nước. Đọc những dòng thơ trên, em xúc động trước tấm lòng yêu nước sâu nặng của Bác. Em còn cảm phục Bác vì trong hoàn cảnh chiến tranh nguy hiểm mà Bác vẫn có thể rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng. Qua đó, em thấy ý thơ làm sáng ngời lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của Bác. III. Kết bài: Gấp trang thơ lại, ấn tượng sâu sắc đọng lại trong tâm hồn em về “Cảnh khuya” là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp. Qua bài thơ, em cảm nhận được tình yêu thiên nhiên hòa hợp với tình yêu nước sâu đậm trong cùng một tâm hồn Hồ Chí Minh. Những vần thơ của Bác em sẽ mãi không bao giờ quên. Đề 3: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến Dàn ý I. Mở bài: Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều bài thơ hay viết về làng quê Việt Nam. Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ hay được sáng tác trong thời gian Nguyễn khuyến cáo quan về ở ẩn tại quê nhà và có bạn tới thăm. Bài thơ làm cho em xúc động bởi tình bạn đậm đà thắm thiết của Nguyễn 4
- Khuyến đối với người bạn của mình. II. Thân bài Mở đầu bài thơ là cảm xúc vui mừng của tác giả khi có bạn đến nhà chơi: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà” “Đã bấy lâu” là khoảng thời gian dài tác giả mới được gặp lại người bạn thân sau bao nhiêu ngày xa cách. Khi gặp lại, tác giả gọi bạn là “bác”, cách xưng hô ấy vừa thân mật, vừa kính trọng bạn. Chứng tỏ tình bạn của tác giả rất gắn bó, thân thiết. Em cảm nhận câu thơ trên như một lời reo vui khôn xiết của tác giả khi có bạn tới thăm. Nguyễn Khuyến coi bạn là khách quý nên ông muốn tiếp đãi bạn thật chu đáo nhưng tác giả lại rơi vào hoàn cảnh thật trớ trêu: “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa” Bằng giọng thơ hóm hỉnh hài hước, Nguyễn khuyến đã dựng lên một tình huống khó xử là khi bạn đến nhà chơi mà không có vật chất gì để tiếp đãi bạn. Nên từ câu hai đến câu bảy là lời thanh minh của tác giả về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình. Cách thanh minh của tác giả cũng thật đặc biệt, sự liệt kê được sắp xếp giảm dần từ món ăn ngon là cá, gà đến những món ăn dân dã như rau cải, trái cà, bầu, mướp. Tất cả tưởng chừng như đều có sẵn trong nhà nhưng chỉ tiếc thay là cá và gà thì khó bắt, còn rau, quả thì đang độ lớn dở dang chưa dùng được nên đành tạ lỗi với khách. Đọc những vần thơ mộc mạc trên, em vừa cảm thấy thích thú trước cách mà Nguyễn Khuyến ngượng ngùng tiếp khách, vừa cảm nhận được bức tranh làng quê đầy màu sắc. Sự thiếu thốn được tác giả đẩy lên đến cực điểm là ngay cả “miếng trầu” Nguyễn Khuyến cũng không có: “Đầu trò tiếp khách trầu không có” Trầu cau là những thứ gần như sẵn có ở mọi vùng quê ở Bắc bộ nhưng ngay cả “miếng trầu là đầu câu chuyện” mời khách ông cũng không có. Ở đây, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nói quá để cường điệu hóa cái nghèo vật chất của mình để nhấn mạnh cái mà tác giả giàu có nhất là tấm lòng: “Bác đến chơi đây, ta với ta.” Câu kết là linh hồn của cả bài thơ làm cho mọi ngượng ngùng, khó xử đều tan biến hết chỉ còn lại tình bạn. Tác giả tiếp đãi bạn không cần mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn thắm thiết. Cụm từ “ta với ta” là tác giả và bạn, tuy hai nhưng là một cùng giao hòa trong một tình bạn gắn bó keo sơn. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng tác giả gửi gắm vào đó một quan niệm lớn lao về tình bạn đẹp là tình bạn cốt ở tấm lòng. Vì thế, em rất cảm phục trước tình bạn cao đẹp của tác giả. III. Kết bài: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ hay và có ý nghĩa. Đọc bài thơ, em cảm nhận được tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn đáng kính của mình. Cảm ơn nhà thơ đã sáng tác một bài thơ hay để lại cho đời. 5
- ĐỀ THI NGỮ VĂN HỌC KÌ I (2017 - 2018) Phần 1(5điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Mẹ yêu quý của con! Giấy bút nào, chữ nghĩa nào đủ để ghi hết công lao của mẹ trong những ngày qua! Mẹ đã giúp con đứng lên từ đôi chân tật nguyền. Hôm nay khi nhận được phần thưởng, được thầy hiệu trưởng tuyên dương trước toàn trường, con đã khóc và thầm gọi: “mẹ yêu quý của con!”. Giờ đây con đã hiểu tại sao mẹ bất chấp tất cả để con được học. Mẹ thật cao cả, đáng yêu biết chừng nào. Ôi mẹ của con! Một người mẹ nhân từ của đứa con khuyết tật, một người vợ thủy chung của anh lính cụ Hồ đã giảm mất 50% trí nhớ vì một vết đạn pháo ở đầu Ôi mẹ của con! Cho con được nói lời cảm ơn bằng những tình cảm tận đáy lòng con, mẹ đã giúp con vượt qua hình ảnh của đứa trẻ tật nguyền. 1. Đoạn văn trên biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?(1,5 đ) 2. Từ câu “Cho con được nói lời cảm ơn bằng những tình cảm tận đáy lòng con, mẹ đã giúp con vượt qua hình ảnh của đứa trẻ tật nguyền”, em hãy xác định và cho biết quan hệ từ trong câu dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? (1đ) 3. Em hãy tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với từ “mẹ” và giải thích tại sao người viết không sử dụng từ Hán Việt ấy trong bài văn của mình? (1 đ) 4. Em hãy viết vài câu văn thổ lộ trực tiếp tình cảm của mình với người thân yêu. ( 1,5 đ) Phần 2: (5đ) Đề: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ của Hồ Chí Minh mà em đã được học. 6
- UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ÂU LẠC MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 (Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I: (5 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Có hai người bạn chơi với nhau rất thân. Một hôm hai người rủ nhau vào rừng chơi. Đang đi với nhau thì thình lình họ gặp một con gấu rất to ra chặn đường. Một người nhanh chân leo lên một cây cao. Người còn lại hoảng sợ không biết làm thế nào Thấy là mình sắp bị tấn công, anh ta liền nằm lăn ra đất. Con gấu lại gần và dí sát mõm vào anh ta ngửi khắp người, anh ta nín thở và giả bộ như đã chết thực sự. Chẳng bao lâu, con gấu bỏ đi vì gấu không bao giờ đụng đến xác chết. Khi con gấu đã đi khỏi, người ở trên cây leo xuống và đùa cợt hỏi thăm người bạn mình: - Gấu đã thầm thì điều gì vào tai anh thế? Người bạn trả lời: - Nó khuyên tôi đừng bao giờ làm bạn với người đã bỏ mình lúc gặp nguy hiểm. (Truyện ngụ ngôn) Câu 1: Câu chuyện trên nói về chủ đề gì? Hãy nêu tên một bài thơ đã học trong chương trình có cùng chủ đề, nêu tên tác giả. (1 điểm) Câu 2: (1 điểm) a. Xác định một từ ghép, một từ láy trong bài thơ trên. (0,5 điểm) b.Tìm một từ trái nghĩa với từ “tấn công” , “nguy hiểm” (0,5 điểm) Câu 3: Em hãy nêu một bài học mà em nhận được từ câu chuyện trên? (1 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn trong khoảng 3 – 5 dòng trình bày suy nghĩ của em về tình bạn . (2 điểm) Phần II: (5 điểm) Chọn và phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ sau: Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt,) HẾT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I QUẬN TÂN BÌNH NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Phần I : Đọc hiểu ( 5 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : “Chúng ta đã bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời. Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo. Chúng ta yêu con như một con hải âu. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con phải bay.” ( Trích “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, Luis Sepulveda) 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên (0.5đ) 2. Nêu nội dung đoạn trích (1đ) 3. Đọc câu văn sau: “Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo”. Em hãy tìm từ đồng nghĩa với từ “chăm sóc” trong câu văn trên.(0.5đ) 4. “Chúng ta yêu con như một con hải âu”. Tìm quan hệ từ trong câu văn trên và cho biết quan hệ từ đó chỉ mối quan hệ gì? (1đ) 5. Đoạn văn trên gợi trong em những tình cảm gì? Hãy viết vài câu văn bộc lộ tình cảm ấy. (3-5 câu) (2đ) Phần II: Tự luận (5 điểm) Em hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về một bài thơ của Hồ Chí Minh mà em đã từng học trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1. 7
- UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Năm học 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Phần 1: Đọc hiểu ( 5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. ( Mẹ, Trần Quốc Minh) 1/ Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0.5điểm) 2/ Hãy cho biết nội dung của đoạn thơ trên. (1.điểm) 3/ Tìm một từ ghép có trong đoạn thơ trên và đặt câu với từ vừa tìm được. (1điểm) 4/ Tìm từ đồng nghĩa với từ đưa trong câu: “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về”. (0.5điểm) 4/ Hãy viết vài câu văn nêu cảm nghĩ của em dành cho mẹ.(2điểm) Phần 2: Tạo lập văn bản ( 5 điểm) Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa.Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài“ Bạn đến chơi nhà” tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ đặc sắc này. UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7 Thời gian: 90 phút Phần I: Câu hỏi (5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới. “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng. Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống.” (Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai) Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn văn trên. (1 điểm) Câu 2. Nội dung đoạn văn trên có liên quan đến bài thơ nào em đã học? Tác giả là ai? Hãy chép lại nguyên văn bài thơ ấy. (1 điểm) Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào nổi bật? Tác dụng của nghệ thuật đó là gì? (1 điểm) Câu 4. Hãy tìm một từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu văn sau: (0,5 điểm) “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi.” 8
- Câu 5. Đối với bản thân em, hình ảnh nào in sâu trong kí ức mà em nhớ nhất? Hãy viết vài ba câu trình bày cảm xúc đó. (1,5 điểm) Phần II: Tập làm văn (5 điểm) Đề: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một trong các bài thơ sau: Sông núi nước Nam (chưa rõ tác giả), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh). HẾT ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I:Đọc hiểu (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Trở về với mẹ ta thôi Giữa bao la một khoảng trời đắng cay Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để say tóc buồn Người không còn dại để khôn Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm (Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn) a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (1 đ) b. Nêu khái quát nội dung của đoạn trích?(1đ) c. Hãy viết một câu ca dao có cùng chủ đề với đoạn thơ trên? (1đ) d. Em hãy tìm một quan hệ từ và hai đại từ trong câu: Trở về với mẹ ta thôi Giữa bao la một khoảng trời đắng cay? (2đ) e. Viết vài câu văn nêu cảm nghĩ của em về câu thơ (1đ) Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để say tóc buồn Phần II: Tự luận(4,0 điểm) Chọn và phát biểu cảm nghĩ một trong những bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Cảnh khuya- Hồ Chí Minh, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh .Hết ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: Đọc – hiểu : (6.0 điểm) Đọc kĩ bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. 9
- Ai ơi! nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi Câu 1: Cấu trúc “thân em” gợi em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ Văn 7 - tập 1. Hãy chép bài thơ đó và cho biết bài thơ ấy được viết theo thể thơ nào? (2điểm) Câu 2: Xác định đại từ có trong câu ca dao trên và cho biết đại từ ấy dùng để làm gì? (1điểm) Câu 3: Tìm một từ trái nghĩa với từ “ngọt bùi” và đặt câu với từ vừa tìm được. (1điểm) Câu 4: Từ bài ca dao và bài thơ em tìm được, hãy viết từ 3-5 câu bày tỏ suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ xưa. (2 điểm) Phần II: Tạo lập văn bản: (4.0 điểm) Em hãy chọn và phát biểu cảm nghĩ về một trong những bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Rằm tháng Giêng- Hồ Chí Minh, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh. Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH MÔN NGỮ VĂN- LỚP 7 NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần 1: (5điểm) Hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : “Một canh hai canh lại ba canh Trằn trọc, băn khoăn, giấc chẳng thành Canh bốn canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.” (Không ngủ được –Hồ Chí Minh) 1. Đoạn thơ trên gợi em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 7, bài thơ ấy của tác giả nào? Cho biết bài thơ em vửa tìm được viết theo thể thơ gì? (1,5điểm) 2. Tìm một từ láy có trong đoạn thơ trên. Cho biết từ láy đó thuộc loại nào?(1điểm) 3. Tìm phép tu từ điệp ngữ có trong đoạn thơ. Việc dùng phép điệp ngữ ấy có tác dụng gì? (1điểm) 4. Em có nhận xét gì về tình cảm của nhà thơ Hồ Chí Minh đối với đất nước qua bài thơ trên. Hãy viết một vài câu văn diễn đạt suy nghĩ của em. (1,5điểm) Phần 2: (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Đề 2: Cảm nghĩ của em về món quà tuổi thơ. - Hết - UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết mọt miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi đẻ rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì 10
- đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. [ ]Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh" (Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng). 1. Cho biết đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết? (1điểm) 2. Nêu nội dung, nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm) 3. Chỉ ra quan hệ từ trong câu sau và cho biết quan hệ từ đó biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? (0.5 điểm) Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. 4. Từ đoạn trích trên, em hãy viết vài câu văn (3-5 câu) để bày tỏ tình cảm của mình với bố. (1 điểm) 5. Đặt câu với cặp từ đồng âm sau (trong câu phải có cả hai từ đồng âm) (1 điểm) báo (danh từ) – báo (động từ) Phần II: Tạo lập văn bản (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Viết bài văn để phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan). Đề 2: Hãy viết bài văn để phát biểu cảm nghĩ về một mùa mà em thích nhất trong năm. PHÒNG GD-ĐT QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2019 - 20120 ĐỀ THAM KHẢO Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: (5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Cha nhẫn nhục trăm điều mệt mỏi Mẹ khiêm nhường vạn nỗi buồn đau Dù cực khổ, chẳng u sầu Dâng trào tình cảm, thấm sâu dặm trường Tâm cảm phục tình thương cha mẹ Dạ thầm ơn hiếu lễ biển trời Lòng khắc khoải, bụng đầy vơi Tròn câu trung nghĩa, vẹn lời đức nhân. Tác giả: Việt Cường 1 Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?(0.5điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ trên.(0.5 điểm) 2 Chép thuộc lòng một bài ca dao có cùng chủ đề với đoạn thơ trên? (1điểm) 3 Hãy xác định 2 từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết chúng thuộc loại từ láy nào đã học?(1 điểm ) 4 Tìm 2 từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của các từ Hán Việt đó? (1 điểm) 5 Viết vài câu văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu của các bậc cha mẹ dành cho con cái.(1 điểm) Phần II: (5 điểm) Tự luận Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất . Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ Trung đại Việt Nam đã học mà em thích nhất. Câu I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: Ngày nay, người ta đi nhanh, học nhanh, làm nhanh, ăn nhanh, ngủ nhanh. Vì đi nhanh nên nạn kẹt xe xảy ra hàng ngày. Trong đám đông người và xe ấy, không tránh khỏi có người giẫm chân lên nhau. Một va chạm ngoài ý muốn. Nhưng vấn đề là nhiều thủ phạm giẫm chân lên người khác rồi ngó lơ. Lời xin lỗi đã biến mất giữa đô thị văn minh? (Duyên Trường- báo Tuổi Trẻ TP.HCM) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) 2. Tìm một từ đồng nghĩa với từ “giẫm”. Và đặt câu với từ đồng nghĩa vừa tìm được. (1.0 điểm) 3. Hãy nêu nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm) 11
- 4. Tìm ít nhất 01 quan hệ từ có trong đoạn trích trên và cho biết ý nghĩa của quan hệ từ đó. (1 điểm) 5.Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay. Trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 6- 8 câu. (1.5 điểm) Câu II. Làm văn (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về loài hoa em yêu. Đề 2: Em hãy chọn và phát biểu cảm nghĩ về một trong những bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh. UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 NĂM HỌC 2019– 2020 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I/ Phần I: Đọc hiểu văn bản (5 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi 12ang gió Giữa 12ang12 tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh 12ang của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru. (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Câu hỏi: 1. Lời bài hát trên gợi nhắc em tới văn bản nào viết về cùng chủ đề trong chương trình Ngữ văn 7 học kì I. Hãy nêu tên văn bản đã học và tác giả? (1 điểm) 2. Em hãy chỉ ra hai từ láy, hai từ ghép có trong lời bài hát trên? (1 điểm) 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: (1 điểm) Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. 4. Qua lời bài hát trên em muốn nói gì với mẹ (cha). Hãy ghi lại những cảm xúc của mình bằng một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu. (2 điểm) II/ Phần II: Tự luận (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ xưa qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” Nguyễn Khuyến ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ĐANG ĐỀ KIỂM TRA HK I – NGỮ VĂN 7 NH 2019 – 2020 Thời gian làm bài : 90p PHẦN 1 : (5đ) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới : 12
- Nhiều người đã không cầm được nước mắt sau khi đọc trọn vẹn bức thư của một bé gái lớp 5 gửi đến mẹ qua đời cách đây 3 năm. Theo người đăng tải, đây là bài văn của cô bé Đặng Thị Huệ, ở Tuyên Quang. Mẹ của Huệ mất sớm khi cô bé mới học lớp 2, lúc đó em của Huệ mới 2 tuổi. Bố hai em bận đi làm thuê nuôi con nên hai chị em tự chăm nhau qua ngày. Dưới đây là một vài đoạn trích trong lá thư của em : “Mẹ kính yêu! Mẹ ơi, hôm nay trời lại mưa mẹ ạ. Cơn mưa to và nặng hạt, những hạt mưa xuyên qua mái gianh rơi xuống sân nhà kêu tí tách. Mẹ ơi, con nhớ mẹ nhiều lắm, nhớ mẹ vô cùng, con sợ mưa vì đó là lúc con cô đơn nhất. Con ôm em, cố tìm một nơi khỏi ướt trong căn nhà để ngồi. Những tiếng sấm chói tai làm hai chị em chỉ ôm nhau khóc vì sợ hãi Thời gian cứ trôi qua, con cũng không biết là bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm mà con vẫn nhớ mẹ. Con vẫn mong có mẹ để che chở cho hai chị em con. Ngày mẹ ra đi lúc đó con còn quá nhỏ, không biết mẹ đi đâu mà không về nhà nấu cơm, giặt quần áo. Mẹ làm cho con cứ ngồi ở cầu thang chờ hết ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy hình dáng mẹ đâu. [ ] Bây giờ con đã trưởng thành, đã mạnh mẽ hơn rồi mẹ ạ. Con đã biết tự chăm sóc bản thân, chăm sóc em. Năm học mới con sẽ bước sang cấp học mới, con cũng chưa biết sẽ thế nào nữa vì trường mới xa nhà lắm mẹ ạ. Con đi học ở nhà rồi ai sẽ chăm em, hơn nữa nhà mình nghèo có hôm còn phải nhịn đói thì lấy đâu ra tiền để đi học. Mẹ à, ở nơi xa ấy mẹ hãy nói cho con biết phải làm sao đi mẹ? Nơi xa ấy mẹ hãy phù hộ cho chúng con mẹ nhé. Con hứa sẽ luôn vui vẻ và sống thật tốt vì con tin mỗi ngày mẹ luôn dõi theo hai chị em con. Nếu có kiếp sau con vẫn muốn được làm con gái của mẹ. Con yêu mẹ nhiều lắm. Con gái của mẹ Đặng Thị Huệ". (Nguồn : 1./ Hãy chỉ ra 2 đại từ xưng hô trong đoạn trích sau. (0.5 điểm) Nơi xa ấy mẹ hãy phù hộ cho chúng con mẹ nhé. Con hứa sẽ luôn vui vẻ và sống thật tốt vì con tin mỗi ngày mẹ luôn dõi theo hai chị em con phải không. 2./ “Mẹ ơi, con nhớ mẹ nhiều lắm, nhớ mẹ vô cùng, con sợ mưa vì đó là lúc con cô đơn nhất.” Hãy chỉ ra một quan hệ từ trong câu văn trên. (0.5 điểm) Quan hệ từ ấy biểu thị ý nghĩa quan hệ gì ? (0.5 điểm) 3./ Chỉ ra một từ Hán Việt trong đoạn trích sau : (0.5 điểm) Bây giờ con đã trưởng thành, đã mạnh mẽ hơn rồi mẹ ạ. Con đã biết tự chăm sóc bản thân, chăm sóc em. 4./ Đoạn trích sau đây đã biểu hiện tình cảm gì ? (0.5 điểm) Mẹ à, ở nơi xa ấy mẹ hãy nói cho con biết phải làm sao đi mẹ? Nơi xa ấy mẹ hãy phù hộ cho chúng con mẹ nhé. Con hứa sẽ luôn vui vẻ và sống thật tốt vì con tin mỗi ngày mẹ luôn dõi theo hai chị em con phải không. Nếu có kiếp sau con vẫn muốn được làm con gái của mẹ. Con yêu mẹ nhiều lắm. Tình cảm ấy được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp ? (0.5 điểm) Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình ? (0.5 điểm) 5./ Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu) thổ lộ trực tiếp tình cảm của mình với người thân yêu. (1.5 điểm) PHẦN 2 : (5đ) Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về một trong các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 7 13