Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu

doc 39 trang xuanthu 24/08/2022 8240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_tap_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_chuyen_de_truyen_nuoc_ngoai.doc

Nội dung text: Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu

  1. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu Chuyên đề: Truyện nước ngoài - Cô bé bán diêm - Hai cây phong - Chiếc lá cuối cùng. - Đánh nhau với cối xay gió. ÔN TẬP VĂN BẢN: CÔ BÉ BÁN DIÊM(TRÍCH)- AN-DEC-XEN I, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Tác giả: - An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen - Quê quán: nhà văn người Đan Mạch - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông. + Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý + Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các câu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí - Phong cách sáng tác: + Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em. 2. Văn bản: - Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút. Tài liệu Thu Nguyễn a. Hoàn cảnh sáng tác: b. Thể loại: Truyện cổ tích - PTBĐ: Tự sự - Ngôi kể: thứ 3 c. Bố cục: Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét - Đoạn 2: (tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực - Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm Tóm tắt: Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Ngồi nép một góc
  2. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu tường, em quẹt một que diêm sưởi ấm. Quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng như ngồi trước lò sưởi, vừa duỗi chân ra sưởi thì diêm vụt tắt. Que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn rồi diêm vụt tắt. Que diêm thứ ba thấy cây thông Nô- en, em với tay về phía cây diêm tắt. Que diêm thứ tư, thật kì diệu, em nhìn thấy người bà hiền hậu độc nhất với em, nhưng bà đã chết từ lâu. Rồi diêm vụt tắt, em quẹt hết cả bao diêm để níu bà. Rồi em cùng bà bay lên cao. Sáng hôm sau, người ta đã thấy một cô bé bán diêm chết vì giá rét, má hồng và đôi môi mỉm cười. d. Giá trị nghệ thuật: Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng. e. Giá trị nội dung: Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc. II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế. Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.( )Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010) Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích? Câu 2: Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?
  3. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu Câu 3: Nêu ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa- diêm trong đoạn trích “ Cô bé bán diêm” Câu 4: Cho câu chủ đề: "đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn An- dec-xen đối với một em bé bất hạnh, viết một đoạn văn dến dịch khoảng 8 câu làm rõ ý diễn dịch của câu chủ đề trên. Gợi ý: Câu 1: - Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đec-xen - Phương thức biểu đạt chính : tự sự Câu 2: *Sự khác nhau trong cách viết của 2 câu văn đã cho Câu 1( Họ đã về chầu thượng đế.): Dùng cách nói giảm, nói tránh. Câu 2( Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa): Không dùng cách nói giảm nói tránh *Hiệu quả của cách viết đó: - Câu 1: Tránh sự nặng nề, tạo cảm giác nhẹ nhành, phù hợp với tâm lí và khát khao của nhân vật, sự thấu hiểu và tinh tế của nhà văn. - Câu 2: Nổi bật bi kịch, tăng tiếng nói tố cáo, bức thông điệp gửi Câu 3: - Đọc truyện “ Cô bé bán diêm”, ta thấy hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuỏi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi và sống rong tình thương. Từ những ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngô sao trên trời để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên Thượng đế. - Qua ngọn lửa và ngôi sao, An-đec-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kì diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy. Câu 4: Câu mở đoạn( Câu chủ đề) là câu đề bài đã cho. Câu thân đoạn: Các câu khai triển: - Dưới ngòi bút của An-déc-xen, người đọc thấy thương xót cho số phận của cô bé bán diêm giao thừa, đói rét khong nhà, không cửa, không người thân. - Không chỉ vậy, người đời đối xử rất tàn nhẫn với em kể cả đến lúc chết em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt của người qua đường.
  4. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu - Chao ôi!hoàn cảnh của cô bé mới đáng thương làm sao! - Truyện cũng thể hiện lòng thương cảm của tác giả đối với cô bé bất hạnh. - Nhà văn không những đồng cảm những ước mơ giản dị của cô bé mà còn day dứt, xót xa trước cái chết thương tâm của cô bé. - Đặc biệt là phần kết thúc gợi được niềm thương cảm sâu sắc của người đọc đối với cô bé. Câu kết đoạn: Phải chăng sự đồng cảm đó có được không chỉ nhờ giá trị hiện thực sâu sắc mà còn là lòng nhân đạo cao cả của nhà văn Đan Mạch. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi : "Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm Họ đã về chầu Thượng đế". Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2: Đoạn trích kể về sự việc nào ? Câu 3: Dấu hiệu nào cho biết thứ tự các lần quẹt diêm ? Ngữ "đánh liều" cho ta biết tình trạng cô bé đó như thế nào ? Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Những que diêm nhỏ bé kia đã trở thành "những que diêm hi vọng" của tâm hồn trẻ thơ. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An- đec-xen Câu 2:Đoạn trích kể về những lần quẹt diêm của cô bé. Câu 3: Dấu hiệu: Đánh liều quẹt một que diêm. Em quẹt tất cả những que diêm còn lại Ngữ “đánh liều” cho ta biết tình trạng co bé lúc đó: quá rét, không chịu nổi nữa, buộc phải quẹt diêm để sưởi ấm cho đỡ rét. Câu 4:Trong tăm tối khổ đau, những que diêm nhỏ bé thực sự là “những que diêm hi vọng” của tâm hồn trẻ thơ, bởi vì: - Ánh sáng ấy xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của kiếp mình, sống trong niềm vui giản dị với những niềm hi vọng thiêng liêng. - Ánh sáng lửa diêm đã thắp sáng những ước mơ đẹp đẽ, những khát khao mãnh liệt của tuổi thơ, đem đến thế giới mộng tưởng với những niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự, những gì mà em bé không thể có được ở cuộc sống trần gian.
  5. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu - Ngọn lửa diêm có ý nghĩa phủ nhận hiện thực, thắp sáng và giúp em bé vươn tới một thế giới tưởng tượng không còn cô đơn, khổ đau và đói rét. - Ngọn lửa diêm là ánh sáng duy nhất trong đêm giao thừa rét buốt, được thắp lên từ tâm hồn ngây thơ, trong sáng, thánh thiện với những ước mơ giản dị mà tuyệt đẹp: ước mơ của tuổi thơ về một cuộc sống no ấm, đầy đủ trong ngôi nhà hạnh phúc tràn ngập tình yêu thương. Ánh sáng diệu kì của ngọn lửa diêm chính là ánh sáng tâm hồn cô bé lung linh tỏa sáng giữa xã hội đen tối, lạnh lùng, vô cảm. Ngọn lửa của niềm tin và hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp mãi lung linh tỏa ngọn nến. Từ ước mơ vật chất đến ước mơ tinh thần; từ ước mơ được sưởi ấm, được ăn no, được vui vầy, sum họp đến ước ao được yêu thương, được chở che, chăm sóc. Cuộc đời dù cứ bị vùi dập bởi xã hội tàn nhẫn, cô bé vẫn khát khao, hi vọng, tin tưởng cuộc sống tốt đẹp sẽ đến. Những ước mơ ấy càng bùng cháy, sáng mãi không bao giờ tắt. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt đâu” Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2: Hãy tìm 2 tình thái từ có trong đoạn trích trên? Câu 3: Hãy xác định các vế câu và mối quan hệ ý nghĩa giưã chúng trong câu sau: Nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Câu 4: Gia đình là nơi để trở về, hãy viết đoạn văn từ 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên trong đó có sử dụng trợ từ. Gợi ý: Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc- xen Câu 2: 2 tình thái từ có trong đoạn trích trên là “ với”, “ biết bao” Câu 3: Nếu cháu // ngoan ngoãn, cháu // sẽ được gặp lại bà. QHT CN1 VN1 CN2 VN2 - Quan hệ ý nghĩa: vế 1- vế 2 là: giả thiết- kết quả. Câu 4: Yêu cầu đoạn văn: - Về hình thức: Dung lượng 6-8 câu, có sử dụng một trợ từ. - Về nội dung: Viết về vai trò của gia đình đối với mỗi người. Cụ thể như sau:
  6. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu * Câu mở đoạn: Gia đình là nơi lưu luyến khi ta đi và là nơi ôm ấp trái tim khi ta trở về * Các câu thân đoạn: - Đó chính là nơi ta sinh ra và lớn lên. - Nó mang lại cho ta niềm vui, hạnh phúc khi ở bên gia đình. - Để có được sự thành công như ngày hôm nay chúng ta không thể nào quên được sự chăm sóc, nuôi nấng của những người trong gia đình mình. - Gia đình như một liều thuốc bổ đem lại cho ta tiếng cười sảng khoái và còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người chúng ta. - Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý, nó luôn được khắc sâu trong trái tim ta. * Câu kết đoạn: Vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ thứ tình cảm ấy mãi mãi tươi đẹp và trong trong sáng, đừng để một thứ gì đó cản trở làm rạn nứt gia đình. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Bà cụ cầm tay em trong đêm giao thừa.” Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy chỉ ra và phân tích cấu tạo của câu ghép trong đoạn trích? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt niềm vui đầu năm” Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “ thiên nhiên” trong đoạn trích? Câu 4: Tìm câu ghép trong đoạn trích? Phân tích cấu tạo? Nêu mối quan hệ giữa các vế của câu ghép? Câu 5: “Cái kì diệu mà em đã trông thấy” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 6: Viết đoạn văn tóm tắt đoạn trích Cô bé bán diêm của An-đéc-xen từ bảy
  7. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu đến mười câu. Truyện kết thúc như thế nào ? Kết thúc đó có ý nghĩa gì ? Câu 7 : Em cảm nhận được tình cảm gì của nhà văn dành cho cô bé bán diêm? Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An- đec-xen Câu 2: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm. Câu 3: Các từ thuộc trường từ vựng “ thiên nhiên”: tuyết, trời, mặt đất, mặt trời, bầu trời. Câu 4: Sáng hôm sau, tuyết // vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời // lên, trong CN1 VN1 CN2 VN2 sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.( quan hệ đối lập) Câu 5: Cái kì diệu được nói đến đó là: - Lò sưởi bằng sắt ấm áp. - Bàn ăn thịnh soạn, con ngỗng quay đang tiến về phía mình. - Cây thông nô-en lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến rực rỡ. - Bà đang mỉm cười với em, hai bà cháu bay lên cao mãi. Câu 6: - Tóm tắt: + Cô bé lang thang bán diêm trong đêm giao thừa, cô đói, rét giữa đường phố. + Cô bé quẹt diêm để sưởi và mộng tưởng của cô: năm lần cô bé quẹt diêm, mộng tưởng hiện ra rồi lại trở về thực tại (kể ngắn gọn các mộng tưởng và thực tại ấy). + Cô bé chết tron sự đói rét và trước sự ghẻ lạnh của người đời. - Truyện kết thúc: Cô bé chết vì đói và rét nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười. Mọi người vẫn thờ ơ, lạnh lùng với em như khi em còn sống. Ý nghĩa: Thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà văn với em bé và thái độ lên án xã hội đồng tiền. Câu 7: Tình cảm của nhà văn dành cho cô bé bán diêm là tình thương cảm, lòng nhân đọa, sự cảm thông. B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN
  8. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu Đề bài: Phân tích truyện ngắn “ Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen. Lập dàn bài: I. Mở bài - Giới thiệu tác giả. - Giới thiệu văn bản. - Nêu nội dung chính của văn bản. Tham khảo: An- đéc- xen là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông. Văn bản “ Cô bé bán diêm” là một trong những câu chuyện nổi tiếng của ông viết về đề tài thiếu nhi, được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút. Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc. II. Thân bài Luận điểm 1: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm gia thừa giá rét - Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố - Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà - Bố em khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm để kiếm sống ⇒ Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô dơn và đói rét - Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét - Không gian: Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt + Trời rét, tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần + Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm ⇒ Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc Luận điểm 2: Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại - Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng là quẹt hết những que diêm còn lại. - Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp
  9. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu + Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm + Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ + Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình + Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà + Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế ⇒ Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé. Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn Luận điểm 3: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm - Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em ⇒ Một xã hội lạnh lùng vô cảm, thơ ơ với nỗi bât hạnh của người nghèo ⇒ Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm. III. Kết bài - Khái quát lại vài nét nội dung nghệ thuật và nội dung: Bằng ngòi bút đẫm chất hiện thực và nhân văn tác giả đã đưa người đọc đến sự rung cảm nhất định là niềm cảm thông trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm cũng như thấy được sự thờ ơ của xã hội trước những số phận khó khăn. - Lời khuyên của bản thân: Mỗi chúng ta nên sống một cách rộng lượng, biết yêu thương và san sẻ, biết giúp đỡ người khác để xã hội ngày một tươi đẹp. Đề bài: Thế nào là kết thúc có hậu của một tác phẩm văn học ? Ý nghĩa của kiểu kết thúc này? Theo em, kết thúc truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen là kết thúc có hậu hay không có hậu? Hãy lý giải. * Về hình thức: Câu trả lời cần được trình bày thành một đoạn văn, ý mạch lạc, đảm bảo sự liên kết giữa các câu. * Về nội dung: Trả lời được hai ý :
  10. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu - Kết thúc có hậu của một tác phẩm văn học: Người tốt phải được hưởng hạnh phúc, kẻ ác phải bị trừng trị, cái thiện sẽ thắng cái ác, sự công bằng sẽ thắng bất công - đây là mô týp truyền thống của các truyện cổ cũng như của một số truyện hiện đại. Những truyện có kết thúc có hậu thường mang ý nghĩa sâu xa: Có tác dụng răn dạy con người hướng thiện, làm điều thiện để cuộc đời luôn tươi đẹp hạnh phúc; thể hiện khát vọng về công bằng trong xã hội và để động viên, làm tăng niềm tin, niềm lạc quan cho con người trong cuộc sống Với truyện Cô bé bán diêm: Phần kết thúc truyện là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của tác giả (Sáng sớm, ngày đầu năm mới, người ta thấy một em bé gái chết rét trong một xó tường điều đặc biệt là em có một đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, tựa như mãn nguyện về sự ra đi của mình ). Cách kết truyện như vậy vừa có hậu vừa không có hậu: Có hậu là vì em ra đi thanh thản, gương mặt em vẫn toát lên vẻ đẹp đẽ, thánh thiện, vẫn mỉm cười mãn nguyện sau những mộng tưởng đẹp. Tuy nhiên đây cùng là kết thúc không có hậu vì hiện thực 0,5 vẫn là một cảnh thương tâm, đậm chất bi kịch. Đó là bi kịch của một cõi đời thiếu vắng tình thương. Cái chết của em trong đói rét, trong sự thiếu vắng tình thương khiến người đọc chúng ta sót xa thương cảm. ÔN TẬP VĂN BẢN: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG( TRÍCH)- O-HEN-RI I, KIẾN THỨC CƠ BẢN - 1, Tác giả: O’Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney Porter. - Quê quán: là nhà văn người Mỹ. - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba tuổi. Ông bỏ dở việc học tập năm 15 tuổi do gia cảnh nghèo khó. Ông đi nhiều nơi và làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên, kế toán, thủ quỹ ngân hàng. . . Cũng chính bởi lớn lên trong hoàn cảnh đó, mà nhà văn luôn hướng ngòi bút của mình, dành sự thương cảm và sự yêu mến đối với tầng lóp dân nghèo. + Sau này, khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn
  11. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu ch uyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Qùa tặng của các đạo sĩ. . . - Phong cách sáng tác: Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả. 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: “Chiếc lá cuối cùng” (The last Leaf) là truyện ngắn xuất sắc bậc nhất của 0’Hen-ri. Tác phẩm được in trong tập Cây đèn thanh mảnh (The Trimmed Lamp) xuất bản năm 1907. b. Thể loại: c. Bố cục: *Tóm tắt: Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ-men, một họa sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá. Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men bộc lộ sự không tán thành, nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn- xy suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng. d. Giá trị nghệ thuật: - Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của 0’Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. - 0’Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thổ kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau của từng nhân vật. - Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê,
  12. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu hứng thú. - Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này. e. Giá trị nội dung: Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” đã khiến cho bạn đọc phải trải qua biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc từ hồi hộp theo dõi chiếc lá rụng trên tường, thắt lòng lo lắng cho số phận của Giôn -xi từng ngày. Và cũng vui sướng khi thấy Giôn-xi lấy lại được hi vọng nhưng cũng xót thương cho cụ Bơ-men một họa sĩ già đã ngã xuống sau khi sáng tạo ra một kiệt tác nghệ thuật duy nhất trong đời. - Tuy cái chết khiến ai cũng chất chứa nỗi buồn nhưng chính nó lại thắp lên ngọn lửa cho tình yêu cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh mà cái đẹp có thổ tạo ra. Chiếc lá - một kiệt tác được vẻ lên bằng tâm hồn, bằng tấm lòng yêu quý, bằng cả mạng sống, sự tâm huyết của nghệ sĩ già đến với cuộc đời này. - Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó, nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yêu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người. d. Ý nghĩa nhan đề: Đó là chiếc lá thường xuân sinh động như thật do cụ Bơ-men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn- xi chiến thắng bệnh - Đó là một tác phẩm nghệ thuật bởi một người nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng. - Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm văn học - là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. Ta có thể nhận thấy "Chiếc lá cuối cùng" là một tiêu đề vô cùng ấn tượng, nó để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người đọc. Đây cũng là hình ảnh thể hiện chủ đề của chuyện, gắn liền với diễn biến tâm trạng của cả ba nhân vật. II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
  13. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu P HIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Chị có chuyện này đã rụng”. Câu 1: Cho biết nhân vật chị và em trong đoạn trích trên là ai? Câu 2: Tìm một từ tượng hình có trong đoạn trích và nêu tác dụng? Câu 3: Hãy chỉ ra một trợ từ, thán từ có trong đoạn trích? Câu 4: Trong đoạn trích trên, nhà văn đã bỏ qua không kể sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. Em hãy hình dung và kể lại sự việc đó bằng một vài câu văn. Câu 5: Xiu cho rằng chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác, em có đồng ý không? Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về điều ấy? Gợi ý: Câu 1: Nhân vật chị và em trong đoạn trích trên là Xiu và Giôn-xi. Câu 2: Tìm một từ tượng hình : rung rinh-> Cho thấy một sự chuyển động nhẹ của một vật nào đó. Câu 3: Một trợ từ: Cụ ốm chỉ có hai ngày. Thán từ : Ồ, em thân yêu. Câu 4: Tối hôm đó là một đêm mưa to, gió lớn, cụ Bơ-men mang theo những thứ cần thiết để vẽ bức vẽ của mình. Mặc dù phải vẽ trong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng cụ vẫn cố gắng để hoàn thành bức tranh. Cụ tỉ mỉ vẽ từng chi tiết một và cuối cùng trên bức tường đối diện với cưả sổ phòng Giôn-xi bức vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng cũng hoàn thành. Cụ trở về nhà trong bộ quần áo mưa ướt sũng. Cụ lên giường và thiếp đi. Tài liệu Thu Nguyễn Câu 5: Tôi đồng ý với ý kiến của Xiu khi cô cho rằng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác của cụ Bơ-men. Chiếc lá mà cụ đã vẽ rất sinh động và nó hoàn toàn giống như một chiếc lá thật. Chiếc lá đó không được vẽ trong một căn phòng có đầy đủ tiện nghi hay đơn thuần là trong điều kiện tốt mà là trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt- trong một đêm mưa gió rất khó khăn. Không những thế, kiệt tác ấy còn được vẽ bởi một người có tấm lòng cao thượng, hi sinh và lao động đến quên bản thân mình. Nó được Xiu coi như một kiệt tác. Có lẽ cũng bởi vì chính chiếc lá đó đã đem lại niềm tin cho Giôn- Xi. Chiếc lá như có một sức mạnh tiềm tàng tiếp thêm nghị lực về sự sống cho cô gái trẻ. Đối với tôi, chiếc lá như thay mặt cho cụ Bơ-men trao niềm tin cho Giôn- xi. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
  14. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. (Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri) Câu 1: Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. Câu 3: Theo em, bức tranh chiếc lá thường xuân mà họa sĩ già trong văn bản có đoạn trích trên vẽ có xứng đáng là một kiệt tác không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thế nào về quan điểm nghệ thuật của tác giả? Câu 4: Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên. Câu 5: Từ ý nghĩa đoạn trích trên, hãy trình bày suy nghĩ về nghị lực sống của con người bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu. Gợi ý: Câu 1: Thán từ: ô kìa -> thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng dũng cảm vẫn đeo bám ở trên tường Câu 2: - Trường từ vựng màu sắc: xanh sẫm, vàng úa. Tác dụng: Miêu tả chiếc lá giống như thật: một chiếc lá thường xuân vừa trải qua một đêm mưa gió tưởng như sắp rụng vẫn dũng cảm đeo bám vào cành. Câu 3: - Bức tranh xứng đáng là một kiệt tác. Vì: + Trước hết, nó giống thật đến mức hai người họa sĩ không nhận ra. + Không chỉ vậy, bức tranh ấy còn cứu sống một mạng người, mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn-xi. + Chiếc lá ấy còn được vẽ bởi tình yêu thương, sự hi sinh của cụ Bơ-men giành cho Giôn-xi. - Quan niệm nghệ thuật cả tác giả: một tác phẩm nghệ thuật chân chính là khi nó được sinh ra để phục vụ con người. Câu 4: Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên:
  15. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu - Tác dụng trong việc xây dựng tình huống truyện (thắt nút, mở nút bất ngờ mà hứng thú). - Gợi nhiều liên tưởng: - Gợi liên tưởng đến số phận con người. Vì nghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống. - Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. - Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương giữa những người nghèo khổ. Câu 5: a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Mở đoạn: giới thiệu được vấn đề. Thân đoạn: triển khai được vấn đề. Kết đoạn: khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị lực sống của con người c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Triển khai luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; dụng tốt thao tác lập luận để làm rõ luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể sinh động . Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật các ý sau: - Giới thiệu tác giả và vấn đề nghị luận - Nghị luận về đoạn trích: Đoạn trích làm hiện lên hình ảnh chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân. Trước sự dữ dội của thiên nhiên, chiếc lá vẫn kiên cường treo bám vào cành. Từ sức sống mãnh liệt ta nghĩ về nghị lực của con người trong cuộc sống. - Nghị luận về nghị lực sống của con người Nghị lực sống của con người chính là bản lĩnh, ý chí, sự cố gắng để vượt lên tất cả những khó khăn, dám nghĩ, dám làm, dám sống - Vai trò, ý nghĩa của nghị lực sống: + Tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm, tự tin trong cuộc sống + Ứng phó và cải biến được khó khăn, thử thách + Ngoài trí tuệ và tài năng, tình cảm và nhiệt huyết thì nghị lực sống là một nhân tố quan trọng, là động lực giúp cho con người thành công trong cuộc sống. + Nghị lực sống là thước đo phẩm chất con người
  16. Ôn tập văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu (Nêu và phân tích những tấm gương cụ thể trong đời sống trên các mặt: vượt khó để học tập, lập nghiệp, lao động và sáng tạo ) - Phê phán những biểu hiện tiêu cực: thiếu nghị lực, bản lĩnh, chỉ biết sống trong sự bao bọc, chở che, không dám đối diện với khó khăn, thử thách - Rút ra bài học: + Rèn luyện nghị lực sống để vượt qua khó khăn, gian khổ và vượt qua chính mình + Kiên định mục đích sống của mình, không chán nản, bi quan, bỏ cuộc PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : “Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nh ất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. “Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt h ốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Nhưng Giôn-xi không trả l ời. Cái cô đơn nh ất trong khắp th ế gian là m ột tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và v ới thế gian cứ l ơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đ ơn đ ộc níu vào cái cuống của nó trên t ường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan (O. Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng ) Câu 1: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Cụm từ in nghiêng trong câu “Cái cô đơn nhất trong kh ắp thế gian là m ột tâm h ồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” có sử dụng biện pháp tu từ nào? Cụm từ đó có ý nghĩa gì? Câu 3: Phân tích c ấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết.”. Câu 4: Kết thúc truy ện, Xiu đã nói với Giôn-xi rằng chiếc lá thường xuân cuối