Ôn tập Tiếng Việt Lớp 8 - Chương trình học kì 1

doc 94 trang xuanthu 24/08/2022 9080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Tiếng Việt Lớp 8 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_tap_tieng_viet_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc

Nội dung text: Ôn tập Tiếng Việt Lớp 8 - Chương trình học kì 1

  1. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 ÔN TẬP : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp Trong tiếng Việt, mỗi từ (tiếng, chữ) đều có một nghĩa rõ ràng, cụ thể. Có hiểu được nghĩa của từ ngữ thì lúc nói, lúc viết mới diễn đạt đúng ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của mình. Và có nắm được nghĩa của từ ngữ thì lúc nghe người ta nói, lúc đọc văn bản mới hiểu được nội dung, mục đích của lời nói, văn bản. Ví dụ: – Từ hoa mười giờ có nghĩa là: cây cảnh cùng họ vối rau sam, thân bò, lá dây mập, hoa màu tím hồng thường nở vào khoảng mưòi giơ sáng. – Từ hú có nghĩa là; cất lên tiếng to, vang, kéo dài để làm hiệu gọi nhau. Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hợn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác. 1, Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng? Một từ ngữ được coi là cồ nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Ví dụ: – Nghĩa của từ cây bao hàm nghĩa của các từ: lúa, ngô, khoai, sắn; đinh, lim, sến, táu; xoan, bàng, phượng vĩ, xà cừ; tre, nứa, vầu, – Nghĩa của từ hoạt động bao hàm nghĩa của các từ: đi, chạy, nhảy, bò, lăn, bay, bơi, – Nghĩa của từ rộng bao hàm nghĩa của các từ: mênh mông, bao la, bát ngát, thêng thang, rộng lớn, Từ các ví dụ trên, ta có thể kết luận: các từ cây, hoạt động, rộng là những từ có nghĩa rộng. 2. Thế nào là từ có nghĩa hẹp? Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. Ví dụ: – Từ băm chỉ hoạt động: chặt liên tiếp và nhanh tay cho nát nhỏ ra (băm thịt, băm rau lợn ).
  2. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 – Từ lênh khênh dùng chỉ những sự vật cao quá mức, gây cảm giác “khó đứng vững” (như: Người cao lênh khênh, thang cao lênh khênh ). Qua việc miêu tả nghĩa của các từ trên, ta có thể kết luận: các từ băm, lênh khênh, là những từ có nghĩa hẹp bởi: – Nghĩa của từ băm được bao hàm trong nghĩa của từ hoạt động. b) – Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ: voi, hươu. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: voi, hươu. + Từ voi dùng để chỉ: loài thú rất lớn sống ở vùng nhiệt đới, mũi dài thành vòi, răng nanh dài thành ngà, tai to, da rất dày, có thể nuôi để tải hàng, kéo gỗ, (khoẻ như voi, cưỡi voi ra trận). + Từ hươu dùng để chỉ: thú rừng thuộc nhóm nhai lại, có gạc rụng hằng năm, cỡ lớn hơn hoẵng và nhỏ hơn nai. – Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của từ: tu hú, sáo, bởi phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: tu hú, sáo. + Từ tu hú dùng để chỉ: một loài chim lớn hơn sáo, lông màu đen, hoặc đen nhạt có điểm nhiều chấm trắng, thường đẻ trứng vào tô sáo sậu hay ác là, và kêu vào đầu mùa hè (tu hú gọi hè). + Từ sáo dùng đế chỉ một loài chim nhỏ, lông đen có điểm trắng ở cánh, thường sống thành đàn. – Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu bởi vì phạm vi nghĩa của từ cá bao hàm phạm vi nghĩa rộng của các từ cá rô, cá thu. + Từ cá rô dùng để chỉ: cá nước ngọt thường sống ở ao hồ, thân hình bầu dục, hơi dẹp, vảy cứng, vây lưng có gai, có thể sống rất dai ngoài nước. + Từ cá thu dùng để chỉ: cá biển thường sông ở tầng mặt, thân dẹp, hình thoi, gốc đuôi hẹp. c) Nghĩa của các từ: thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ: voi, hươu ; tu hú, sáo ; cá rô, cá thu Đồng thòi, nghĩa của các từ: thú, chim, cá hẹp hơn nghĩa của từ động vật. II. Tính chất rộng – hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời, có thể có nghĩa hẹp đốì với một từ ngữ khác. Ví dụ:
  3. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 – Từ lúa (thóc) có nghĩa rộng khi so với các từ: lúa nếp, lúa tẻ, tám thơm nhưng lại được hiểu là có ng hĩa hẹp hơn khi so với từ ngũ cốc. – Từ máy bay có nghĩa rộng khi so với các từ: trực thăng, máy bay phản lực, máy bay tiêm kích nhưng lại được hiểu là có nghĩa hẹp hơn khi so với từ máy. Tóm lại, khi nói và viết cần có vốn từ ngữ phong phú, phải nắm chắc nghĩa của từ, các sắc thái biểu cảm của từ; đồng thòi, phải hiểu nghĩa rộng, nghĩa hẹp của từ. Có như thế, nói và viết mới đúng, mới hay. Tài liệu Thu Nguyễn B. LUYỆN TẬP PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bài 1: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây: a) xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, củi, than. b) hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc. c) canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán. d) liếc, ngắm, nhòm, ngó. e) đấm, đá, thụi, bịch, tát. Bài 2: Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây: a) xe cộ b) kim loại c) hoa quả d) (người) họ hàng e) mang Bài 3: Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây: a) thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào. b) giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ. c) bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông. d) hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.
  4. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 Gợi ý: Bài 1: Để làm bài tập này các em hãy tìm nghĩa chung nhất của các từ ở mỗi nhóm cho trong bài tập. Muôn tìm được “từ ngữ có nghĩa rộng” so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm, các em cần đọc kĩ các từ ngữ trong mỗi nhóm, rồi xem “điểm chung nhất, đồng nhất về nghĩa” giữa các từ ngữ là gì. Từ ngữ diễn đạt ý nghĩa chung nhất chính là “từ ngữ có nghĩa rộng”. a) Xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, than, củi có điểm chung nhất về nghĩa là chất đốt. Vậy chất đốt là từ ngữ có nghĩa rộng so vối các từ ở nhóm này. b) Hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc có điểm chung nhất về nghĩa là nghệ thuật. Vậy nghệ thuật là từ ngữ có nghĩa rộng so vối các từ ở nhóm này. c) Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rạn có điểm chung nhất về nghĩa là thức ăn. Vậy thức ăn là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này. d) Liếc, ngắm, nhòm, ngó có điểm chung nhất về nghĩa là nhìn. Vậy nhìn là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này. e) Đấm, đá, thụi, bịch, tát có điểm chung nhất về nghĩa là đánh. Vậy đánh là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này. Bài 2: Bài tập này yêu cầu các em dựa vào từ ngữ có nghĩa rộng cho sẵn trong bài tập, tìm các từ ngữ có nghĩa hẹp hơn. Nghĩa của các từ cần tìm được bao hàm trong nghĩa của từ cho sẵn. a) Xe cộ: xe máy, xe đạp, xích lô, xe ba gác, ô tô, b) Kim loại: đồng, nhôm, kẽm, sắt, bạc, c) Hoa quả: na, chuôi, mít, ổi, mận, hồng, d) (Người) họ hàng: cô, dì, chú, bác, cậu, e) Mang: xách, khiêng, vác, gánh, công, Tài liệu Thu Nguyễn Bài 3: . Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ cho trong bài tập. a) Thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.
  5. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 Trong nhóm này, từ thuốc lào không có nghĩa là thuốc chữa bệnh. Vậy thuốc lào là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này. b) Giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ. Trong nhóm này, từ thủ quỹ không có nghĩa là giáo viên. Vậy thủ quỹ là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này. c) Bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông. Trong nhóm này từ bút điện không có nghĩa là bút để viết. Vậy bút điện là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này. d) Hoa: hoa hồng, hoa lay ơn, hoa tai, hoa thược dược. Trong nhóm này, từ hoa tai không có nghĩa là hoa thực vật có màu sắc, có hương thơm. Vậy hoa tai là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài 1: Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn. Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi và lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [ ]. (Nguyên Hồng Những ngày thơ ấu Bài 2: Hãy tìm các từ ngữ theo 2 phạm vi nghĩa chỉ không gian và chỉ thời gian trong hai câu thơ sau: Của ta, trời đất, đêm ngày, Núi kia, đồi nọ, sông ngày của ta! Bài 3: Cho các nhóm từ ngữ sau đây: a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm b. Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị
  6. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo. Trong nhóm từ ngữ nào giữa các từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp”? Vì sao? Gợi ý: Bài 1: Bài tập này có hai yêu cầu: – Đọc đoạn trích trong SGK, trang 11. – Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó: + Một từ có nghĩa rộng. + Hai từ có nghĩa hẹp hơn. Muốn tìm được ba động từ theo yêu cầu của bài tập, trước hết, em đọc kĩ đoạn văn, chú ý những động từ cùng biểu thị một loại hoạt động, cùng có nét chung về nghĩa. Sau đó, em tìm trong các động từ ấy, từ nào có nghĩa rộng và hai từ nào có nghĩa hẹp hơn. Tài liệu Thu Nguyễn – Trong đoạn trích của Nguyên Hồng, ta thấy có ba động từ cùng biểu thị một loại hoạt động khóc đó là: khóc, nức nở, sụt sùi. + Từ “khóc” dùng để chỉ: hoạt động chảy nước mắt, do đau đớn khó chịu hay xúc động mạnh. + Từ “nức nở” dùng để chỉ: hoạt động khóc nức lên từng cơn không thể kìm được (thường do quá xúc động). + Từ “sụt sùi” dùng để chỉ: tiếng khóc nhỏ kéo dài, vẻ ngậm ngùi như cố giấu, cố nén nỗi đau lòng. Bài 2: - Không gian: trời, đất, núi, đồi, sông. - Thời gian: đêm, ngày. Bài 3: a. Nhóm từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp” đánh dấu cộng, nhóm từ ngữ không có quan hệ đó đánh dấu trừ:
  7. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 Nhóm từ ngữ có quan hệ “từ ngữ Các nhóm từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp” a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm - b. Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải + c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị + d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo. - b. Giải thích lí do: Bởi những nhóm từ b, c có quan hệ giữa từ ngữ chỉ loại và từ chỉ tiểu loại của loại đó: - Rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải đều là tiểu loại của rau - Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị đều là tiểu loại của gia đình. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Bài 1: Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho những từ gạch chân dới đây: a. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. ( Thanh Tịnh ) b. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa. ( Thanh Tịnh ) Bài 2: So sánh tính rộng - hẹp của các từ ngữ gạch chân dưới đây: a. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường thấy mấy cậu học trò trạc bằng tuổi tôi áo quần tơm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau mà tôi thèm. ( Thanh Tịnh ). b. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thưtrước nữa.
  8. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 ( Thanh Tịnh ) Bài 3: Tìm từ ngữ có nghĩa hẹp nằm trong nghĩa của các từ ngữ cho dới đây: a. Sách. b. Đồ dùng học tập. c. áo. Bài 4: Chỉ ra các từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ dới đây. a. Quả: quả bí, quả cam, quả đất, quả nhót, quả quýt. b. Cá: cá rô, cá chép, cá quả, cá cược, cá thu. c. Xe: xe đạp, xe máy, xe gạch, xe ô tô. Gợi ý: Bài 1: a. Giữ: ghì, nắm, ôm. b. Di chuyển: lội. đi. Bài 2: a. áo quần có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của chiếc áo vải dù đen. b. sách vở có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của quyển vở. Bài 3: Các từ ngữ có nghĩa hẹp so với các từ ngữ đã cho: a. Sách: sách Toán, sách Ngữ văn, sách Lịch sử, b. Đồ dùng học tập: thớc kẻ, bút máy, bút chì, com – pa, c. áo: áo len, áo dạ, Bài 4: Những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ đã cho:
  9. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 a. quả đất. b. cá cược. c. xe gạch. ÔN TẬP: TRƯỜNG TỪ VỰNG A, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Khái niệm: Trường từng vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Ví dụ: Các từ mặt, mắt, mũi, má, tay chân, ngón chân, ngón tay, tóc, đầu gối, được xếp vào trường từ vựng các bộ phận của cơ thể người. 2. Những lưu ý: _ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ: Trường từ vựng chỉ người có thể được chia thành các truờng từ vựng nhỏ hơn: + Nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, + Giới tính: nam, nữ, con trai, con gái, đàn ông, đàn bà, + Hoạt động: suy nghĩ, tư duy, đọc, viết, + Tính cách: ngoan, hiền, lễ phép, _ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. Ví dụ: Trường từ vựng “ cá” có thể có các từ như sau: bơi, lặn ( động từ ), vi, vảy, đuôi, mang (danh từ), _ Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. Ví dụ: Từ “lành” thuộc các trường: + Trường từ vựng chỉ tính cách con người (cùng trường với: hiền, hiền hậu, ác, độc ác, ) + Trờng từ vựng chỉ tính chất sự vật ( cùng trờng với: nguyên vẹn, mẻ, vỡ, rách, ). + Trường từ vựng chỉ tính chất món ăn ( cùng trường với: bổ, bổ dưỡng, độc, ). _ Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, ). Tài liệu Thu Nguyễn Ví dụ:
  10. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. ( Ai-ma-tốp) => Các từ gạch chân được chuyển từ trường từ vựng “ người” sang trường từ vựng “cây” để nhân hoá. B, LUYỆN TẬP PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bài 1: Tìm hai nhóm từ thuộc hai trường từ vựng có trong câu văn sau: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm rang cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.”. Bài 2: Tìm các từ thuộc trường từ vựng phong cảnh đất nước trong đoạn thơ : Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) Bài 3: Cho đoạn văn sau : " Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của
  11. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ". (Lão Hạc - Nam Cao) a. Tìm trong đoạn trích những từ thuộc trường từ vựng bộ phận cơ thể người. b. Chỉ ra những từ tượng hình có trong đoạn trích trên. Gợi ý: Bài 1: - Trường từ vựng về hành động: cắn chặt, bạnh ra, nảy lửa. - Trường từ vựng về bộ phận con người: bắp thịt, hàm răng,quai hàm, cặp mắt. Bài 2: Trường từ vựng phong cảnh đất nước: trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông Bài 3: a) Những từ thuộc trường từ vựng bộ phận cơ thể người: mặt, đầu, miệng, b) Những từ tượng hình có trong đoạn trích trên: co rúm, ngoẹo, móm mém. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài 1: Có bao nhiêu trường từ vựng trong đoạn văn sau: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.” Bài 2: Từ “nghe” trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào? Nhà ai vừa chín quả đầu Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
  12. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 Bài 3: Các từ sau đây đều nằm tròng trường từ vựng động vật, em hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn. - gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lơn, mái, bò, đuôi, hú, rú,mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt. Gợi ý: Bài 1: - Trường từ vựng quan hệ ruột thịt : Mẹ, con. - Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn. - Trường từ vựng hoạt động cuả mỗi người: Hé mở, chúm, mút. Bài 2: Ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ, nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác. Bài 3: - Trường từ vựng giống loài: gà, lợn, chim, cá, trâu, bò, khỉ, gấu. - Trường từ vựng giống: đực, cái, trống, mái. - Trường từ vựng bộ phận cơ thể của động vật: vuốt, nanh, đầu, mõm, đuôi, vây, lông. - Trường từ vựng tiếng kêu của động vật: Kêu, rống, gầm, sủa, gáy, hí, rú. - Trường từ vựng hoạt động ăn của động vật: xé, nhai, mổ, gặm, nhấm, nuốt. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Bài 1: Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng. Bài 2: Các từ được in đậm trong bài thơ sau thuộc trường từ vựng nào? Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
  13. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi Hồ Xuân Hương Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng “ Trường học”? Gợi ý: Bài 1: - Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, quạt, thổi, dụi - Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận - Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ - Tính tình của người: vui vẻ, cắn cảu, hiền, dữ - Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó Bài 2: Thuộc trường từ vựng: Động vật thuộc loài ếch nhái. Bài 3: Trường từ vựng trường học: Lớp học, thầy giáo, cô giáo, học sinh. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Bài 1: Cho đoạn văn sau: Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. ( Thanh Tịnh ) Hãy tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng: - Người. - Chim. - Trường học. Bài 2: Các từ gạch chân dới đây thuộc trường từ vựng nào? Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh nh đá một quả ban tởng tợng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. ( Thanh Tịnh ) Bài 3: Cho đoạn văn sau: Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, giương đôi mắt đen tròn,
  14. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 trong veo nh hai hạt cờm nhỏ lặng nhìn Vinh tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hoà quyện trong nhau vừa quen thân vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào Vinh rồi nh một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm. ( Châu Loan ) a. Các từ “ trầm bổng, quen thân” thuộc loại từ nào? b. Các từ “ tha thiết, ríu ran” thuộc loại từ nào? c. Câu “Con chim gật đầu chào Vinh rồi nh một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm” sử dụng các biện pháp tu từ nào? d. Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng “người”. Các từ đó được dùng theo phép tu từ nào? Gợi ý: Bài 1: Một số từ thuộc các trường từ vựng: _ Người: cậu, học trò, ngời thân, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn, _ Chim: tổ, bay, nhìn, _ Trường học: học trò, lớp, thầy, Bài 2: Các từ in đậm trong đoạn văn đã cho thuộc trường từ vựng: hoạt động của chân. Bài 3: a. Từ ghép đẳng lập. b. Từ láy. c. Biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh. d. Các từ ngữ thuộc trường từ vựng “người”: hoàn hồn, quay đầu lại, giương đôi mắt, lặng nhìn, tha thiết, gật đầu chào. Các từ đó được dùng theo phép tu từ nhân hoá. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “phong cảnh đất nước” trong đoạn thơ sau: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người cha bao giờ khuất
  15. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xa vọng nói về. ( Nguyễn Đình Thi ) Câu 2: Tìm các từ cùng trường nghiã với từ đau đớn. Gọi tên cho những từ này. a. “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà chửa đẻ với người khác mà tôi có cản giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ, tôi căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách dấu diếm.” Câu 3: Tìm các từ ngữ thuộc hai trường nghĩa : cây cọ và vật dụng làm từ cây cọ. « Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà quét sân. Mẹ lại đựng hạt giống đầy nón lá cọ treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại đan cả mành cọ và bán cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc cọ về om.” Câu 4: Tìm các từ thuộc trường nghĩa chỉ hoạt động của chim. “ Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió buốt làm tôi rối lên hoa cả mắt. Mỗi lúc lại nghe rõ từng tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những cây chà là chim cồng cộc đứng trong tổ vơn cánh, chim gà đẩy đầu hói như những ông thầy tu trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân nhiều con chim lạ rất to đậu đến quằn nhánh cây .” Gợi ý: Câu 1: Trường từ vựng “phong cảnh đất nước”: trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông. Câu 2: Các từ cùng trường nghĩa với từ đau đớn là: sợ hãi, thương, căm tức - trường tâm trạng, tình cảm của con người .
  16. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 Câu 3: Các từ cùng trờng nghĩa cây cọ là: Chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, lán cọ Câu 4: Các từ thuộc trường nghĩa hoạt động của loài chim là: Bay, kêu, đậu, chen, vơn, rụt cổ, nhìn, đứng ÔN TẬP: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Thế nào là từ tượng hình? Từ tượng hình là những từ có khả năng gợi hình ảnh, đường nét, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Ví dụ: hì hục, rón rén, gợi ra cách làm việc, dáng đi. 2, Thế nào là từ tượng thanh? Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của sự vật. Ví dụ: ầm ầm, ào ào, róc rách, mô phỏng tiếng nước chảy. _ Thông thường các từ tượng hình, tượng thanh là các từ láy. Tuy nhiên cũng có những từ tượng hình, tượng thanh không phải là từ láy. Ví dụ: bốp, ầm, ào, xốp, 3, Tác dụng: + Do khả năng gợi hình ảnh và âm thanh nên các từ tượng hình và các từ tượng thanh có tính biểu cảm cao. Vì vậy, chúng ít được dùng trong các loại văn bản đòi hỏi tính trung hoà về biểu cảm như văn bản khoa học, hành chính, + Từ tượng hình, tượng thanh thường được dùng trong các văn bản văn học như: miêu tả, tự sự, Ví dụ: Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi! ( Tre Việt Nam- Nguyễn Duy) Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu, Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy” ( Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh) II, LUYỆN TẬP PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bài 1: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh: réo rắt, dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, sầm sập, gập ghềnh, đờ đẫn, ú ớ, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ. Bài 2: Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi
  17. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 cảm của mỗi từ. Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi! Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người ( Tố Hữu) Bài 3: Trong đoạn văn sau đây, những từ nào là từ tượng hình? Sử dụng các từ tượng hình trong đoạn văn Nam Cao muốn gợi tả đặc điểm nào của nhân vật? “ Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.” Gợi ý: Bài 1: - Từ tượng hình: dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, gập ghềnh, đờ đẫn, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ. - Từ tượng thanh: Réo rắt, sầm sập, ú ớ. Bài 2: - Từ tượng hình: Ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ. -> Các từ tượng hình trên được đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn. Bài 3: - Từ tượng hình: Khệnh khạng, thong thả, khềnh khệnh, tủn ngủn, nặng nề, chững chạc, bệ vệ. -> Sử dụng từ tượng hình trong đoạn văn trên tác giả muốn lột tả cái béo trng dáng điệu của nhân vật Hoàng. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong các đoạn văn sau: a. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. ( Nguyễn Thái Vận ) b. Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu
  18. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt l- ưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi. ( Thanh Tịnh ) Câu 2: Cho các câu văn sau: - Chị Dậu run run: ( ) - Chị Dậu vẫn thiết tha: ( ) - Chị Dậu nghiến hai hàm răng: ( ) Tìm các từ ngữ miêu tả cách nói năng của chị Dậu, từ đó chỉ ra sự thay đổi trạng thái tâm lí của chị. Câu 3: Tìm các từ tượng thanh gợi tả: _ Tiếng nước chảy. _ Tiếng gió thổi. _ Tiếng cười nói. _ Tiếng mưa rơi. Gợi ý: Câu 1: Các từ tượng hình, tượng thanh: a. líu lo. b. dịu dàng, nặng nề, từ từ, lưng lẻo, lưu luyến, nức nở, thút thít, ngập ngừng. Câu 2: _ Các từ ngữ miêu tả cách nói năng của chị Dậu: + run run. + thiết tha. + nghiến hai hàm răng. _ Sự thay đổi trạng thái tâm lí: sợ hãi -> van nài -> căm phẫn. Câu 3: Các từ tượng thanh gợi tả: _ Tiếng nước chảy: róc rách, ầm ầm, ào ào, _ Tiếng gió thổi: vi vu, xào xạc, _ Tiếng cười nói: râm ran, the thé, ồm ồm, sang sảng, _ Tiếng mưa rơi: tí tách, lộp bộp, PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Sưu tầm một số đoạn văn, bài văn, bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh. Gạch dưới các từ tượng hình và từ tượng thanh đó. Câu 2: T ìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của các từ : “ Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
  19. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cời Quên tuổi già, tơi mãi đôi mơi ! Ngòi rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dới chân Ngời.” ( Tố Hữu) Câu 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Gạch dưới các từ tượng hình và từ tượng thanh đó Gợi ý: Câu 1: Có thể tham khảo đoạn thơ sau: Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội, Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, ( Thế Lữ ) Câu 2: Các từ : ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ,hốt hoảng, chập choạng này đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật, hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con ngời mạnh mẽ hơn. Câu 3: Tham khảo đoạn văn sau: Đoạn văn 1: Nửa đêm, bé chợt tỉnh giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vờn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng loà và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Mưa mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra đóng vào rầm rầm. ( Trần Hoài Dương ) Đoạn văn 2: Trong nhà, bà lão đang móm mém nhai trầu,đôi tay thoăn thoắt đan áo. Bên cạnh bà là cô cháu gái với nụ cười rạng rỡ, cô bé ôm con miu vào lòng và ghé tai nghe nó kêu meo meo rất dễ thương
  20. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Bài 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các đoạn trích sau đây và nêu ngắn gọn hiệu quả sử dụng : a. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Tài liệu Thu Nguyễn (Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn) b. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời. (Tây Tiến - Quang Dũng) Bài 2: Những từ tượng hình, tượng thanh thường thuộc loại từ nào ? Trong các văn bản thuộc các môn học toán, lí, hoá em có thường gặp các từ tượng hình, tượng thanh không ? Tại sao ? Gợi ý Bài 1: Đoạn trích có ba từ tượng hình: lướt thướt, tầm tã, cuồn cuộn. Đoạn trích có hai từ tượng thanh: bì bõm, xao xác. - “Tác dụng: Những từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đã gợi tả một cách chân thực dữ dội, khắc nghiệt, đe dọa tàn phá cuộc sống của thiên nhiên và hình ảnh con người bé nhỏ vất vả, gian khổ gồng mình chống chọi lại. b. Đoạn trích có ba từ tượng hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, hẹo hút
  21. Ôn tập tiếng việt 8- kì 1 - Tác dụng: Gợi tả con đường hành quân quanh co, gập ghềnh, hiểm trở, hoang vắng giữa núi cao, vực sâu. Bài 2: Những từ tượng hình, tượng thanh thường là từ láy, có giá trị biểu cảm cao nên thường được sử dụng trong văn thơ miêu tả, tự sự, biểu cảm, Các văn bản thuộc các môn học toán, lí, hoá đòi hỏi tính chính xác, khách quan, trung hoà về mặt biểu cảm nên không dùng các từ tượng hình, tượng thanh. ÔN TẬP: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI I, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Thế nào là từ ngữ địa phương? Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định. Ví dụ: + heo, bông ( miền Nam ). + u, thầy ( miền Bắc ). + chi, mô, răng, rứa ( miền Trung ). 2, Thế nào là biệt ngữ xã hội? Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội, một nghề nghiệp nhất định. Ví dụ: + ngai vàng, lọng, là các biệt ngữ xã hội của tầng lớp vua chúa, quan lại thời phong kiến. + gậy ( một điểm), ngỗng (hai điểm), phao (tài liệu mang vào phòng thi bất hợp pháp), là biệt ngữ xã hội của tầng lớp học sinh, sinh viên. 3, Giá trị và ý nghĩa.