Phân phối chương trình Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2020-2021

doc 6 trang xuanthu 5680
Bạn đang xem tài liệu "Phân phối chương trình Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docphan_phoi_chuong_trinh_mi_thuat_lop_6_sach_chan_troi_sang_ta.doc

Nội dung text: Phân phối chương trình Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2020-2021

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH DẠY HỌC SÁCH GIÁO KHOA MĨ THUẬT LỚP 6 Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Nhung – Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng Chủ biên) Nguyễn Tuấn Cường – Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên) Quách Thị Ngọc An, Nguyễn Dương Hải Đăng, Nguyễn Đức Giang, Phạm Ngọc Mai, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân HÀ NỘI - THÁNG 10/2020
  2. GỢI Ý PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT LỚP 6 THEO SÁCH GIÁO KHOA Theo yêu cầu của Chương trình Mĩ thuật 2018, thời lượng thực hiện Chương trình môn Mĩ thuật 6 là 35 tiết/năm học, trong đó quy định hai mạch nội dung chính: Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng. Nội dung Mĩ thuật tạo hình được thiết kế gồm 20 tiết (10 bài). Nội dung Mĩ thuật ứng dụng được thiết kế gồm 14 tiết (6 bài). Cuối cùng là Bài tổng kết: Các hình thức mĩ thuật. Kiểm tra đánh giá môn Mĩ thuật ở THCS, cụ thể là lớp 6, quy định gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì bằng nhận xét với ba hình thức: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và đánh giá của giáo viên. Kết quả đánh giá định kì cuối học kỳ I là tổng hợp kết quả từ đầu năm học đến kết thúc học kì I; Kết quả đánh giá định kì cuối học kì II là tổng hợp kết quả đánh giá từ đầu học kì II đến kết thúc học kì II. Phân phối Chương trình sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 6 cụ thể như sau: Tuần Tên bài học Số tiết Mục tiêu bài học HỌC KÌ I CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA SẮC MÀU Bài 1. – Chỉ ra được sự biểu cảm của nét, chấm, màu trong tranh. 1 - 2 Tranh vẽ theo 2 – Tạo được bức tranh tưởng tượng từ giai điệu của âm nhạc. giai điệu âm nhạc – Cảm nhận được sự tương tác của âm nhạc với hội hoạ.
  3. - Nêu được biểu cảm của hoà sắc trong tranh tĩnh vật. Bài 2: - Vẽ được bức tranh tĩnh vật màu có ba vật mẫu trở lên. 3 - 4 Tranh tĩnh vật màu 2 - Phân tích được nét đẹp về bố cục, tỉ lệ, màu sắc trong tranh. Cảm nhận được vẻ đẹp của hoa trái trong đời sống và trong tác phẩm mĩ thuật. Bài 3: - Chỉ ra được một số kĩ thuật in từ các vật liệu khác nhau. 5 - 6 Tranh in 2 - Tạo được bức tranh in hoa lá. hoa, lá - Nhận biết được biểu cảm và nét đẹp tạo hình của hoa lá trong sản phẩm in. Bài 4: - Chỉ ra được cách kết hợp chữ và hình có sẵn tạo sản phẩm bưu thiếp. 7 - 8 Bưu thiếp 2 - Tạo được bưu thiếp chúc mừng với hình có sẵn. chúc mừng - Phân tích được vai trò của chữ, hình, màu trong bưu thiếp chúc mừng và sản phẩm mĩ thuật. CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT TIỀN SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Bài 1: - Nêu được cách mô phỏng hình vẽ theo mẫu. 9 - 10 Những hình vẽ 2 - Mô phỏng được hình vẽ của người tiền sử theo cảm nhận. trong hang động - Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của mĩ thuật thời tiền sử. Bài 2: – Quan sát và chỉ ra được cách sử dụng nguyên lí đối xứng,cân bằng của hình, màu trong sản phẩm Thời trang với thời trang. 11 - 12 hình vẽ thời tiền sử 2 – Tạo được sản phẩm thời trang có hình vẽ thời tiền sử. – Nhận biết được nguyên lí cân bằng và tỉ lệ hài hoà của hình, màu trên sản phẩm thời trang. Phát huy giá trị mĩ thuật của thời tiền sử trong cuộc sống. Bài 3: – Chỉ ra được cách thiết kế tạo dáng và trang trí một chiếc túi đựng quà đơn giản. – Thiết kế được chiếc túi đựng quà bằng giấy bìa có trang trí hoạ tiết thời tiền sử. 13 - 14 Túi giấy 2 đựng quà tặng – Phân tích được vai trò, chức năng của thiết kế mẫu sản phẩm công nghiệp. – Nhận biết được quy trình thiết kế tạo dáng và trang trí một sản phẩm phục vụ đời sống.
  4. CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI QUÊ HƯƠNG Bài 1: Nhân vật 3D – Chỉ ra được kĩ thuật kết hợp dây thép và giấy để tạo hình nhân vật 3D. 15 - 16 từ dây thép 2 – Tạo được hình dáng của nhân vật 3D bằng dây thép và giấy. – Bước đầu nhận biết được tỉ lệ, sự cân đối của hình khối trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Bài 2: Trang phục – Chỉ ra được cách lựa chọn vật liệu và thiết kế trang phục cho nhân vật 3D. trong lễ hội – Thiết kế được trang phục thể hiện đặc điểm của nhân vật theo ý tưởng. 17 - 18 2 – Phân tích được sự hài hoà, cân đối của hình khối, màu sắc trên trang phục của nhân vật và nhận biết được nét đặc trưng văn hóa truyền thống trong các lễ hội. HỌC KÌ II Bài 3: Hoạt cảnh – Chỉ ra được cách sắp đặt nhân vật, hình khối tạo nhịp điệu, không gian trong sản phẩm mĩ thuật. 19 - 20 trong ngày hội 2 – Tạo được mô hình hoạt cảnh ngày hội. – Phân tích được hình khối, không gian, nhịp điệu và sự hài hoà trong sản phẩm mĩ thuật. Bài 4: Hội xuân – Chỉ ra được cách bố cục hình, màu tạo không gian, nhịp điệu trong tranh. quê hương – Vẽ được bức tranh theo đề tài lễ hội quê hương. 21 - 22 2 – Phân tích được nhịp điệu của nét, hình, màu và không gian trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Nhận biết được cách diễn tả không gian trong tranh dân gian. CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT CỔ ĐẠI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Bài 1: – Chỉ ra được nét đặc trưng của nghệ thuật cổ đại và cách vẽ tranh qua ảnh. – Vẽ được bức tranh có hình ảnh nghệ thuật cổ đại. 23 - 24 Ai Cập cổ đại trong mắt em – Phân tích được nét độc đáo, giá trị của nghệ thuật cổ đại thế giới và nhận biết được một số hình ảnh tiêu biểu của thời kì này.
  5. Bài 2: - Chỉ ra được cách tạo hình bằng kĩ thuật in. Họa tiết trống đồng - Mô phỏng được họa tiết trống đồng bằng in. 25 - 26 2 - Phân tích được vẻ đẹp của họa tiết trống đồng qua hình in. Có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát triển di sản nghệ thuật dân tộc. Bài 3: – Chỉ ra được cách vận dụng nguyên lí lặp lại, cân bằng và nhịp điệu trong trang trí thảm hình vuông. – Trang trí được thảm hình vuông với hoạ tiết trống đồng. 27 - 28 Thảm trang trí với 2 hoạ tiết trống đồng – Phân tích được nhịp điệu và sự cân bằng trong bài vẽ. Có ý thức giữ gìn nét đẹp di sản nghệ thuật của dân tộc. CHỦ ĐỀ: VẬT LIỆU HỮU ÍCH Bài 1: – Nêu được một số cách thức tạo hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng. Sản phẩm từ vật – Tạo hình và trang trí được sản phẩm ứng dụng từ vật liệu đã qua sử dụng. 29 - 30 liệu đã qua sử dụng 2 – Nhận ra được ý nghĩa của việc tận dụng vật liệu đã qua sử dụng trong học tập và trong cuộc sống. – Khuyến cáo: Chỉ sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn, vệ sinh cho học sinh Bài 2: – Nêu được cách kết hợp các vật liệu, hình, khối để tạo mô hình ngôi nhà. – Tạo được mô hình ngôi nhà 3D từ các vật liệu đã qua sử dụng. 31 - 32 Mô hình ngôi nhà 2 3D – Phân tích được tỉ lệ, sự hài hoà về hình khối, màu sắc, vật liệu của mô hình ngôi nhà. Nhận biết được giá trị của đồ vật đã qua sử dụng; có ý thức bảo vệ môi trường. Bài 3: – Chỉ ra được sự kết hợp hài hoà của các hình khối, đường nét, màu sắc để tạo mô hình khu nhà. – Tạo được mô hình khu nhà với cảnh vật mong muốn. 33 - 34 Khu nhà tương lai 2 – Phân tích được nhịp điệu, sự hài hoà của hình khối, đường nét, màu sắc, không gian trong mô hình khu nhà. Có ý thức giữ gìn vệ sinh và xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
  6. Bài tổng kết: – Chỉ ra được những bài học thuộc các thể loại: hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc. Các hình thức – Làm được sơ đồ (hoặc bảng thống kê) các bài học thuộc các nhóm: Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng 35 mĩ thuật 1 dụng, Tích hợp lí luận và lịch sử mĩ thuật. – Tự đánh giá được quá trình và kết quả học tập môn Mĩ thuật của bản thân. Trên đây chỉ là gợi ý phân phối chương trình môn Mĩ thuật của nhóm tác giả. Tuỳ vào điều kiện thực tế của địa phương, tuỳ vào đối tượng học sinh mà các cơ sở giáo dục có thể linh hoạt thay đổi cho phù hợp, miễn là đảm bảo các yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật năm 2018. Các GV có thể chọn 1 bài phù hợp trong thời điểm cuối HK1 và cuối HK2 để kiểm tra cuối kì và cuối năm học. NHÓM TÁC GIẢ