Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

docx 2 trang xuanthu 9700
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxphan_tich_bai_tho_khi_con_tu_hu_cua_to_huu.docx

Nội dung text: Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

  1. Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu Dàn bài I. Mở bài - Tố Hữu, nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca cách mạng Việt Nam đã từng nói: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Trong thời gian đầu hoạt động cách mạng, Tố Hữu, một người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi sôi nổi, yêu đời bị địch bắt giam cầm mất tự do đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi nhà thơ viết nên kiệt tác “Khi con tu hú” (1939). - Bài thơ này đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. II. Thân bài: 1. Khổ 1:Trong phần mở đầu của bài thơ, tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè tươi đẹp: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không - Trong cảm nhận của người tù, hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được thể hiện rõ nét nhất qua tiếng con chim tu hú gọi bầy đã đánh thức và bắt nhịp cho tất cả mùa hè rộn rã âm thanh với tiếng ve ngân vang khắp khu vườn lộng gió và tiếng sáo vi vu giữa không trung cao vời vợi. Tất cả những âm thanh đó tạo thành một bản hòa tấu của mùa hè thật rộn ràng và say đắm lòng người. - Bức tranh mùa hè của Tố Hữu không chỉ có âm thanh mà còn tràn đầy màu sắc. Cả không gian như được bao phủ bởi màu vàng bao la của lúa, của bắp; màu hồng lung linh của ánh nắng cũng như màu xanh trong làm cho bầu trời càng rộng càng cao. Những màu sắc ấy chứa đầy sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. - Cùng với đó là những hình ảnh giàu sức gợi: cánh đồng lúa vàng rực, bắp vàng đầy sân, đôi con diều sáo chao lượn trên nền trời cao ngút ngàn. Những hình ảnh ấy thể hiện sự no ấm, trù phú, yên bình của làng quê khi mùa hè đến. - Rõ ràng tiếng chim tu hú kêu đã làm bứng thức trong tưởng tượng của người thanh niên một mùa hè rộn ràng âm thanh, rực rỡ màu sắc, ngọt ngào hương vị, khoáng đạt tự do đang mở ra trước mắt người tù. Bức tranh mùa hè được tác giả tái hiện bằng trí tưởng tượng phong phú, mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang trong cảnh tù đày nên khao khát tự do đến cháy bỏng. 2. Khổ cuối: Tâm trạng đầy bực bội và sục sôi của người tù cách mạng được bộc lộ trực tiếp qua bốn câu thơ sau: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! - Ở khổ đầu, tác giả chủ yếu là tả cảnh mùa hè tươi đẹp, rực rỡ, tràn ngập màu sắc, rộn ràng âm thanh qua trí tưởng tượng. Nhưng chính bức tranh mùa hè sống động ấy đã làm thức “dậy”, cuộn lên, trào dâng trong tâm hồn nhà thơ niềm khao khát tự do. Những tiếng gọi bên ngoài đã trở thành nội lực bên trong. Từ đó, nhà thơ có thái độ “ mà chân muốn đạp tan phòng”. Người tù muốn phá tung căn phòng giam chật hẹp, tù túng bằng sức mạnh của lòng yêu cuộc sống. Nhịp thơ ở đây cũng có sự thay đổi bất thường từ nhịp 2/2/2 trong câu thơ “Ta nghe hè dậy bên lòng” chuyển sang nhịp 3/3 trong câu thơ “Ngột làm sao, chết uất thôi” cùng với cách sử dụng những từ ngữ mạnh “ đạp tan phòng”, “ chết uất”, những từ ngữ cảm thán: “ôi, thôi, làm sao” góp phần truyền tải đến độc giả cái ngột ngạt và sự đau khổ cao độ của người tù cách mạng khi bị mất tự do. Đằng sau tâm trạng ấy là niềm khao khát tự do đến cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài và tham gia hoạt động cách mạng. - Ta thấy rằng mở đầu bài thơ là tiếng kêu của tu hú thì khép lại bài thơ vẫn là tiếng chim ấy nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim ấy mỗi lần rất khác nhau. Tiếng chim tú hú mở đầu là tiếng chim gọi hè xôn xao, náo nức còn tiếng chim kết thúc bài lại thể hiện sự hối thúc bức bối, niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người tù. Có thể nói tiếng chim tu hú chính là tiếng gọi của tự do, tiếng gọi tha thiết đầy quyến rũ đối với người tù.
  2. III. Kết bài: - “Khi con tu hú” là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khát khao cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp, một bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy để ta ngưỡng mộ và tin yêu.