Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố

docx 2 trang xuanthu 8000
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxphan_tich_nhan_vat_chi_dau_trong_doan_trich_tuc_nuoc_vo_bo_c.docx

Nội dung text: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố

  1. Đề bài: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố Bài làm I. Mở bài: - Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm “Tắt đèn” với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam. II. Thân bài: 1. Hoàn cảnh bất hạnh của chị Dậu: - Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Vào vụ sưu thuế, gia đình chị Dậu thuộc hạng cùng đinh trong làng nên không có đủ tiền nộp sưu. Chị đã phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ tiền nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu dù ốm nặng vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang ốm nặng vẫn bị trói suốt đêm. Đến khi anh Dậu rũ rượi như cái xác chết mới được đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp. 2. Vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu: a) Người phụ nữ yêu thương chồng: - Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng còn gì để ăn, may thay người hàng xóm thương tình cho bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng nói với chồng: “Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Lời nói của chị chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi, vỗ về chồng lúc hoạn nạn. Chị còn bế cái Tỉu rồi ngồi xuống cạnh chồng “cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng hay không”.Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó. b) Chị Dậu còn là một người phụ nữ có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng: - Chị Dậu Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp trở về và khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng với roi song, tay thước “sầm sập” xông vào nhà chị Dậu, quát thét trói kẻ thiếu sưu. Thương người chồng ốm yếu, chị đã hạ mình mà qùy xuống van xin cai lệ: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”. Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho bọn tay sai có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. - Bị dồn ép vào bước đường cùng cũng như “con giun xéo lắm cũng quằn”, chị Dậu đã có hành động phản kháng lại để bảo vệ chồng. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai và phản kháng bằng lí lẽ: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay. Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu từ người phụ nữ dịu dàng, nhẫn nhục đã trở thành người phụ nữ nông thôn đanh đá “nghiến hai hàm răng” cảnh cáo bọn tay sai: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, tên cai lệ bị chị Dậu “túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa, ngã chỏng quèo trên mặt đất” Còn tên hầu cận lí trưởng bị chị Dậu “túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Điều gì đã khiến cho một người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu có thể đánh thắng bọn tay sai hung hãn, tàn ác? Đó chính là sức mạnh của tình yêu thương chồng con. - Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành
  2. động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị. 3. Đánh giá chung: - Giá trị hiện thực: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đã phản ánh một cách chân thực hiện thực tiêu điều của nông thôn trước cách mạng do xã hội thực dân nửa phong kiến gây ra. Xung quanh chuyện sưu thuế, Ngô Tất Tố đã làm nổi rõ mâu thuẫn giai cấp sâu sắc giữa nông dân và địa chủ. Một bên là hạng thú mặt người, tiêu biểu là Nghị Quế và một bên là những người nông dân nghèo khổ nhưng cao đẹp mà trong đó “đốm sáng”tiêu biểu nhất là chị Dậu. - Bên cạnh giá trị hiện thực, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua đoạn trích, tác giả một mặt đã vạch trần bản chất độc ác của giai cấp thống trị, mặt khác ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu thương và sức mạnh tinh thần phản kháng của người nông dân qua hình tượng chị Dậu. 3. Đặc sắc nghệ thuật: - Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã xây dựng bối cảnh câu chuyện độc đáo, điển hình như không gian, thời gian, âm thanh của tiếng trống thúc thuế. - Xây dựng nhân vật đặc sắc, đặc biệt là nhân vật chị Dậu. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo và giàu kịch tính giúp thể hiện tốt nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm và bản chất, tính cách của các nhân vật. III. Kết bài: - Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.