Phiếu học tập Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Chuyện văn xuôi chữ Hán trung đại
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Chuyện văn xuôi chữ Hán trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- phieu_hoc_tap_ngu_van_lop_9_chuyen_de_chuyen_van_xuoi_chu_ha.doc
Nội dung text: Phiếu học tập Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Chuyện văn xuôi chữ Hán trung đại
- Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9 CHUYÊN ĐỀ CHUYỆN VĂN XUÔI CHỮ HÁN TRUNG ĐẠI KÌ 1 VĂN BẢN: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG( NGUYỄN DỮ) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đoc đoạn truyện sau và trả lời câu hỏi: “ Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, vợ chồng bất hòa”. Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn trích? Câu 2: Tìm thành phần biệt lập trong đoạn văn? Câu 3: Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của nhà văn đối với nhân vật? Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ: dung hạnh, thất hòa. Câu 5. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong câu «Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức». Nêu rõ từ dùng để liên kết. Câu 6: Chi tiết nào đã ngầm hé lộ bi kịch của Vũ Nương về sau? Gợi ý: Câu 1: -Phương thức biểu đạt : Tự sự - Nội dung của đoạn trích: giới thiệu nhân vật Vũ Nương và cuộc sống hôn nhân của nàng. Câu 2: Thành phần biệt lập trong đoạn văn là thành phần phụ chú: “ người con gái quê ở Nam Xương” Câu 3: Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu: - Quê ở Nam Xương, “tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp” - Nàng là người vợ khéo léo, biết giữu gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hào.” - Tình cảm của nhà văn đối với nhân vật: Yêu mến, trân trọng. Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ: - dung hạnh: nhan sắc và đức hạnh - thất hòa: mất sự hòa thuận. Câu 5. - Phép liên kết : Phép nối - Từ liên kết «song» Câu 6: Chi tiết đã ngầm hé lộ bi kịch của Vũ Nương về sau là “ Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”. 1
- Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lười câu hỏi: “ Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch nhưng việc trót đã qua rồi!” Câu 1: Vì sao Vũ Nương tự coi mình là “kẻ bạc mệnh”? Câu 2: Ghi lại các điển tích được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc sử dụng các điển tích đó. Câu 3: Đọc truyện Vợ chàng Trương, hãy cho biết cách kể của Nguyễn Dữ ở đoạn này có sự sáng tạo như thế nào? Chỉ rõ hiệu quả của sự sáng tạo đó. Câu 4: Xác định các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên.? Câu 5: Chi tiết nào trong đoạn trích là quan trọng nhất? Nêu ý nghĩa chi tiết đó? Gợi ý: Câu 1: Vũ Nương tự coi mình là “kẻ bạc mệnh” vì nàng một lòng một dạ thủy chung với chồng, làm tròn bổn phận của mình nhưng lại bị chồng nghi oan, nhiếc móc, đánh đuổi, dù đã hết sức thanh minh, phân trần nhưng vô ích. Như vậy, mong mỏi lớn nhất của nàng là thú vui nghi gia nghi thất đã không thể trở thành hiện thực Câu 2: Các điển tích: - “Ngọc Mị Nương”: theo tích ngọc trai giéng nước trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy, ý nói đến chết vẫn giữ lòng trong sáng - “Cỏ Ngu Mĩ”: tích về nàng Ngu Cơ, vợ Hạng Vũ. Khi Hạng Vũ thua trận thế cùng, chạy đến Cai Hạ, nàng rút gươm tự vẫn. Tương truyền, hồn Ngu Cơ hóa thành hai nhóm cỏ trên mộ, ngày đêm quấn quýt vào nhau, người ta gọi là cỏ Ngu Mĩ nhân, ý nói đến chết vẫn giữ lòng chung thủy Câu 3: Trong chuyện “Vợ chàng Trương”, nhân lúc chồng sang nhà hàng xóm, Vũ Nương chạy một mạch ra sông, đâm đầu xuống nước. Còn trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ để nhân vật “tắm gội chay sạch”, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rồi mới gieo mình xuống sông tự vẫn Hiệu quả của sự sáng tạo: Cho thấy việc tìm đến cái chết không phải là hành dộng bột phát, không có sự kiểm soát của lí trí mà chỉ là sự lựa chọn cuối cùng của Vũ Nương Câu 4: - Phép lặp: chàng, nàng. - Phép thế: nó, bấy giờ. Câu 5: - Chi tiết quan trọng nhất trong đoạn trích là chi tiết cái bóng. - Ý ý nghĩa chi tiết đó: + Tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn. 2
- Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9 + Là biểu tượng của tình yêu thương, lòng chung thủy, là nguyên nhân trực tiếp của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương. + Làm nên sự hối hận của Trương Sinh và giải oan cho Vũ Nương. + Làm tăng giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương diễn ra ở đâu? Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau: “Nương tử”, “thóc cũ không còn, thóc mới vừa gặt”, “tiên nhân” Câu 3: Câu nói của Vũ Nương: “Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa!” cho thấy vẻ đẹp gì ở nàng? Câu 4: Chép lại câu văn chứa thành phần tình thái, gạch chân thành phần đó Câu 5: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ suy nghĩ về lòng tự trọng? Gợi ý: Câu 1: Cuộc trò chuyện của Vũ Nương và Phan Lang diễn ra ở dưới thủy cung, trong một bữa tiệc của Linh Phi. Câu 2: Giải nghĩa các từ: - “Nương tử”: từ để gọi, để chỉ người phụ nữ một cách tôn kính, ở đây chỉ Vũ Nương - “Thóc cũ không còn, thóc mới vừa gặt”: ý nói đã tròn một năm kể từ khi Vũ Nương mất - “Tiên nhân” chỉ người đời trước, cha ông, tổ tiên. “Tiên nhân” chỉ Trương Sinh Câu 3: Câu nói “Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa!” cho thấy lòng tự trong của Vũ Nương. Câu 4: Câu văn chứa thành phần tình thái: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa” Câu 5: * Tham khảo câu mở đoạn: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người. * Thân đoạn: 1. Giải thích: - Lòng tự trọng là sự ý thức về việc giữ gìn danh dự, giá trị phẩm cách, đạo đức của mình. 3
- Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9 - Biểu hiện: sống trung thực, độc lập, không làm việc xấu, 2. Bàn luận Chúng ta cần có lòng tự trọng vì: - Đó là một phẩm chất đáng quý, là nét tính cách mà người Việt coi trọng từ xưa tới nay, được đúc kết trong nhiều câu tực ngữ như “ Đói cho sạch, rách cho thơm”, “ Giấy rách phải giữ lấy lề”, - Lòng tự trọng định hướng cho hành vi của con người: hướng thiện, không làm việc xấu, biết vượt qua thử thách, Nhờ đó, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn. - Lòng tự trọng giúp chúng tanhinf những khuyết điểm của bản thân và sửa chữa, khắc phục nó. - Trong xã hội hiện nay, con người ngày càng chạy theo giá trị của đồng tiền, đôi khi khiến lòng tự trọng được lung lay, thay đổi. Bởi vậy, chúng ta càng cần có ý thức giữu gìn tự trọng. 3. Mở rộng vấn đề - Để giữ gìn được lòng tự trọng, mỗi cá nhân cần phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức cho bản thân. - Phê phán những hành vi làm sai lệch chuẩn mực xã hội, làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con người. 4. Bài học - Liên hệ bản thân * Kết đoạn: Có thể noí, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất mỗi chúng ta cần phải có trong cuộc sống. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Chàng bèn theo lời biến đi mất” Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2: Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nêu tác giả của tác phẩm đó Câu 3: Nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích Câu 4: Trong đoạn văn trên lời thoại của nhân vật được tác giả sử dụng cách dẫn nào? Câu 5: Tìm từ Hán Việt trong các từ sau: đa tạ, loang loáng, sống chết, nhân gian. Câu 6: Qua lời nói của Vũ Nương, em thấy được điều gì về vẻ đẹp và số phận của nàng? 4
- Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9 Gợi ý: Câu 1: Phương thức tự sự. Câu 2: Tác phẩm “Truyện Kiều” cả Nguyễn Du Câu 3: Chi tiết kì ảo trong đoạn trích: “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ản lúc hiện”, nói lời từ tạ với Trương Sinh một câu rồi biến mất”. - Tác dụng: tạo nên một kết thúc vừa có hậu, vừa bi kịch, làm tăng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Cụ thể: + Có hậu: minh oan cho Vũ Nương, thỏa nguyện ước vọng phục hồi danh dự và nỗi mong nhớ chồng con của nàng + Bi kịch: Nàng dù được phục hồi nhân phẩm nhưng không thể trở lại dương gian, nghĩa là không thể tìm được hạnh phúc nơi trần thế mà phải tìm đến một thế giới khác. Truyện nhờ đó mà có sức tố cáo xã hội hiện thực sâu sắc. Câu 4: Trực tiếp. Câu 5: Từ Hán Việt: đa tạ, nhân gian. Câu 6: Lời nói của Vũ Nương “Thiếp cảm ơn trở về nhân gian được nữa” cho ta thấy: - Nàng là người sống tình nghĩa, có trước có sau, có lòng biết ơn sâu sắc với Linh Phi và đầy bao dung với Trương Sinh - Việc Vũ Nương không thể trở lai dương gian cho thấy bi kịch của nàng. Xã hội phong kiến không có chốn dung thân cho những người phụ nữ đức hạnh như nàng. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả đoạn trích trên là ai? Câu 2. Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên. Câu 3. Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì? Câu 4. Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Hướng dẫn trả lời Câu 1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm «Chuyện người con gái Nam Xương” 5
- Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9 cuả Nguyễn Dữ. Câu 2. Đại từ xưng hô: thiếp, chàng Câu 3. Cụm từ nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình. Câu 4. Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa. - VĂN BẢN HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ- HỒI THỨ MƯỜI BỐN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lười câu hỏi: “ Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, chớ bảo là ta không nói trước.” Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, nói trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích? Câu 3: Em hiểu câu “Trong khoảng vũ trụ, đất sao nào ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị” như thế nào? Câu 4: Chép lại câu văn trong bài “Nước Đại Việt ta” có nội dung tương tự Câu 5: Giải thích nghĩa của các từ: người phương Bắc, nội thuộc, lương năng Câu 6: Giải thích lí do sắp xếp trật tự các cụm từ in đậm trong câu: Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, đẩy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được bọn chúng về phương Bắc Câu 7: Qua đoạn trích, em thấy Quang Trung là người như thế nào? Câu 8: Hai câu cuối đoạn trích gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trính Ngữ Văn THCS cũng là lời kêu gọi đồng thời răn đe quân sĩ? Cho biết tên tác giả? Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên là lời nói của Quang Trung, là lời phủ dụ trước quân lính trong lễ duyệt binh ở Nghệ An. Câu 2: Nội dung của đoạn trích: Lời phủ dụ quân lính của Quang Trung. 6
- Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9 Câu 3: Câu “Trong khoảng vũ trụ, đất sao nào ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị” khẳng định nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ riêng của mỗi nước và quan điểm tôn trọng nền độc lập đó, không xâm phạm lãnh thổ của nhau - Những câu văn trong bài “Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa tương đồng: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác” Câu 4: Người phương Bắc: chỉ bọn phong kiến Trung Quốc xâm lược nước ta Nội thuộc: thời nước ta bị bọn phong kiến Trung Quốc cai trị Lương năng: năng lực tốt bẩm sinh của mỗi con người Câu 5: Các cụm từ in đậm nêu lên tấm gương các vị anh hùng đã có công lớn, lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm. Các cụm từ đó được sắp xếp theo thười gian, từ xưa đến nay, giúp cho binh lính thấy được: - Người phương Bắc đã nhiều lần xâm lược nước ta - Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm trong chiều dài của lịch sử dân tộc ta - Từ đó, vua Quang Trung muốn khơi dậy lòng căm thù giặc, ý thức trách nhiệm của binh lính đối với vận mệnh đất nước và quyết tâm chiến đấu chống lại lũ cướp nước trong họ Câu 6: Qua đoạn trích, em thấy vua Quang Trung là người yêu nước, có lòng tự tộc dân tộc, ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. Đồng thời, ông cũng là một vị chủ tướng rất quyết đoán và nghiêm khắc Câu 7: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Các ngươi đem thân thờ ta quả đúng như vậy.” Câu 1: Đoạn trích là lời của ai, nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Chi lại lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích Câu 3: Qua đoạn trích, em thấy được những nét đẹp nào của người nói? Gợi ý: Câu 1: Đoạn trích là lời nói của vua Quang Trung nói với các tướng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân khi hội quân ở Tam Điệp, trên đường ra Thăng Long đánh đuổi quân Thanh Câu 2: Lời dẫn trực tiếp: “Quân thua chém tướng” Câu 3: Quan đoạn trích, ta có thể thấy vua Quang Trung: - Khen chê đúng người, đúng việc 7
- Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9 - Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc - Sáng suốt trong việc xét đoán, dùng người, hiểu tường tận năng lực của bề tôi PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược đánh đã có sẵn. Chẳng qua mười ngày nữa có thể đáng đuổi quân Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo nói mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười lăm năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có gì sợ chúng?" (Trích Hồi thứ mười bốn, Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái) Câu 1: Đoạn trích là lời của ai, nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" ? Câu 3: Câu cuối đoạn trích được sử dụng với mục đích gì? Câu 4: Trong câu văn: “Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được”, tác giả sử dụng cách nói phủ định hai lần nhằm mục đích gì? Câu 5: Qua đoạn trích, em thấy được những nét đẹp nào của người nói? Câu 6: Kể tên một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán của văn học Trung Đại mà tên thể loại được ghi ngay trong tác phẩm. Gợi ý: Câu 1: Đoạn trích là lời nói của vua Quang Trung với Ngô Thì Nhậm và Lân, Sở, trong dịp hội quân ở Tam Điệp, chuẩn bị cho trận đánh Thăng Long Câu 2: Ý nghĩa nhan đề : Hoàng Lê nhất thống chí : ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê (Không yêu cầu học sinh giải nghĩa của từ) 8
- Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9 Câu 3: Câu cuối đoạn trích có hình thức là câu hỏi nhưng không dùng để hỏi mà nhằm mục đích khẳng định niềm tin vào kế sách của mình, đồng thời tạo niềm tin cho các bề tôi Câu 4: Cách nói phủ định hai lần nhằm khẳng định tài năng ngoại giao của Ngô Thì Nhậm, thể hiện một cách khéo léo lòng tin và sự khích lệ của vua Quang Trung với Ngô Thì Nhậm Câu 5: Qua đoạn trích, ta có thể thấy: - Quang Trung là vị vua có ý chí quyết thắng - Có tầm nhìn xa trông rộng: tính sẵn kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng - Yêu nước, thương dân: mong ước xây dựng đất nước hùng mạnh, không muốn dân phải chịu cảnh binh đao - Hiểu tường tận năng lực của bề tôi: biết Ngô Thì Nhậm là người khéo lời lẽ, có thể dẹp việc binh đao Câu 6: Kể tên tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán: - Truyền Kì mạn lục, Vũ trung tùy bút, PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc đoạn trích sau và trả lười câu hỏi: “ Nửa đêm ngày ngày mông 3 tháng giêng, quân Thanh đại bại.” Câu 1:Nêu nội dung của đoạn trích Câu 2: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào Câu 3: Tương quan thế và lực giữa hai bên được kể lại như thế nào? Câu 4: Quân Thanh đã làm gì để khiến quân ta rối loạn? Kết quả ra sao? Câu 5: Trong câu cuối cùng của đoạn trích, tác gải sử dụng phép tu từ nào? Phân tích tác dụng của phép tu từ đó Câu 6: Ngòi bút của tác giả khi miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và của vua tôi Lê Chiêu Thống có sự khác nhau như thế nào? Lí giải nguyên nhân của sự khác biệt đó Câu 7: Tại sao tác giả Ngô gia văn phái là tôi trung của nhà Lê nhưng lại có thể viết hay và chân thực như vậy về Quang Trung – Nguyễn Huệ? Gợi ý: Câu 1:Nội dung của đoạn trích: kể lại diễn biến chiến thắng Ngọc Hồi của quân ta Câu 2:Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt: tự sự Câu 3:Tương quan thế và lực giữa hai bên: - Quân ta: chủ động; lực lượng đông đảo, hăng hái - Quân Thanh: bị động; sợ hãi, hèn nhát, vội đầu hàng rồi giày xéo lên nhau để chạy thoát thân 9
- Phiếu học tập Đọc- hiểu môn Ngữ văn 9 Câu 4:Nhân có gió Bắc, quân Thanh đã dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm quân ta rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió Nam nên chúng tự làm hại mình Câu 5:Câu cuối của đoạn trích có sử dụng phép tu từ nói quá: “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối” nhằm miêu tả, khắc sâu sự thất bại thảm hại của kẻ thù – một kết cục tất yêu cho những kẻ xâm lược Câu 6: - Ngòi bút của tác giả khi miêu tả cuộc tháo chạy của quân Thanh: nhịp điệu nhan, mạnh, gấp gáp, gợi những thất bại liên tiếp, nhanh chóng của kẻ thù; giọng văn tuy khách quan nhưng vẫn thể hiện được sự hả hê, sung sướng của người viết. Khi miêu tả vua tôi Lê Chiêu Thống: nhịp điệu chậm lại, chú ý miêu tả giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, cảnh thiết đãi chu đáo, nước mắt của đám quan lại, thể hiện sự ngậm ngùi, thương xót của người viết - Nguyên nhân: Các tác giả là tôi trung của nhà Lê, không tránh khỏi xót thương cho một triều đại mình từng tôn thờ. Còn quân Thanh là kẻ thù xâm lược, khi đánh bại chúng, đứng trên lập trường dân tộc, chắc chắn người viết có sự sung sướng hả hê Câu 7:Các tác giả là tôi trung của nhà Lê nhưng có thể viết hay, chân thực về Quang Trung – Nguyễn Huệ vì: - Họ là những người yêu nước, có tinh thần dân tộc nên không thể đồng tình với hành động bán nước của vua tôi nhà Lê - Họ là người ghi chép sử, tôn trọng sự thật lịch sử cần sự ghi chép khách quan, chân thực - Quang Trung – Nguyễn Huệ thực sự là vị vua có tài, có tâm và có tầm, khiến học thật sự khâm phục, ngưỡng mộ. 10