Phiếu học tập phụ đạo Ngữ văn Lớp 7

docx 318 trang xuanthu 8820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu học tập phụ đạo Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxphieu_hoc_tap_phu_dao_ngu_van_lop_7.docx

Nội dung text: Phiếu học tập phụ đạo Ngữ văn Lớp 7

  1. Phụ đạo văn 7 BUỔI: PHIẾU ÔN TẬP VĂN BẢN: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác giả Xuất xứ Thể loại + PTBĐ Ngôi kể, người kể, Tác dụng - Kiểu VB: -Ngôi kể:thứ 3 -Người kể: *Thể loại : -Tác dụng: *Phương thức biểu đạt : I.2. Hoàn thành bảng sau: Nội dung chính Các nghệ thuật nổi bật . . II. Các câu hỏi ôn lại kiến thức: Câu 1. Giải nghĩa các từ sau: -Nhạy cảm: - Háo hức: - Can đảm: - Bận tâm: - Rô – bốt:
  2. Phụ đạo văn 7 Câu 2: (?)Trong đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ đã diễn tả nhưng cảm nhận của mình về con :Vừa thấy con ngây thơ, vừa có cảm giác con đã lớn khôn. Em hãy tìm những chi tiết trong bài để minh họa ? (?)Theo em tại sao người mẹ không ngủ được ? (?)Hãy tìm một số hình ảnh có sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc trong bài và chỉ rõ ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh ấy III. Đề luyện. Phần 1 Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7) a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn? c) Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì? d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên? Phần 2 Cho đoạn văn sau: “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ đưa con đến trường, cầm tay dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Của ai ? Nêu nội dung chính của văn bản đó ? 2. Hãy chọn trong đoạn văn trên một câu trần thuật đơn và xác định hai thành phần chính của câu ?
  3. Phụ đạo văn 7 3. Câu nói của mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” , em hiểu “thế giới kì diệu” đó là gì ?4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Trong đoạn văn em có sử dụng một biện pháp tu từ đã học (gạch chân, chú thích) ĐÁP ÁN PHIẾU ÔN TẬP VĂN BẢN: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác Xuất xứ Thể loại + PTBĐ Ngôi kể, người kể, giả Tác dụng Lí Trích từ báo - Kiểu VB: Văn bản nhật -Ngôi kể:thứ 3 Lan “Yêu trẻ” số dụng -Người kể: 166 Thành *Thể loại : Bút kí -Tác dụng: phố Hồ Chí *Phương thức biểu đạt :Kết Minh 2000 hợp tự sự ,miêu tả biểu cảm I.2. Hoàn thành bảng sau: Nội dung chính Các nghệ thuật nổi bật Văn bản đã chỉ rõ ngày khai trường để b-Nghệ thuật vào học lớp Một là ngày khai trường -Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn biểu cảm làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, tuổi thơ, trong tâm hồn mỗi người. đôn hậu trong tâm hồn người mẹ Qua việc diễn tả tâm trạng “không -Hình thức tự bạch như những dòng nhật ngủ được” của người mẹ, Lí Lan đã kí thể hiện một cách xúc động tình mẹ -Ngôn ngữ biểu cảm, lựa chọn hình thức thương con, niềm hy vọng về tương viết là nhật kí, nói với con nên giọng văn lai học hành tốt đẹp của con. chan chứa yêu thương, sâu đậm tình mẫu tử. II. Các câu hỏi ôn lại kiến thức: Bài 1.Giải nghĩa các từ sau: -Nhạy cảm: Cảm nhận rất nhanh và tinh bằng các giác quan, bằng cảm tính. - Háo hức: vui, phấn khởi khi nghĩ đến một điều hay và nóng lòng muốn làm ngay - Can đảm: có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khổ, hiểm nguy - Bận tâm: có điều gì đó phải suy nghĩ, không yên lòng - Rô – bốt: người máy Câu 2 Gợi ý a-Những cảm nhận của người mẹ về con:
  4. Phụ đạo văn 7 -Thấy con vẫn ngây thơ, hồn nhiên : “Giấc ngủ đến với con dễ dàng nhơ uống một li sữa, ăn một cái kẹo ” -Cảm nhận con đã khôn lớn : “Con hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi ” b-Vì mẹ trăn trở suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình c-Hình ảnh sử dụng nghệ thuật so sánh : “Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo ” -Ý nghĩa: Làm nổi bật sự ngây thơ, hồn nhiên của em bé, thể hiện sự âu yếm của mẹ khi nghĩ về con. III. Đề luyện Câu 1 Gợi ý: c. “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Thế giới kì diệu ấy là cả một chân trời văn hóa, khoa học, tình cảm bao la . Qua cánh cổng trường, con sẽ được cung cấp những tri thức về thế giới và con người, là nơi cho con biết bao điều mới lạ và giúp con hoàn thiện nhân cách Câu nói của người mẹ như 1 lời thúc giục, khích lệ con cố gắng trong học tập thể hiện niềm tin của người mẹ vào giáo dục trong nhà trường. d.- Thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con - Nêu vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người .
  5. Phụ đạo văn 7 BUỔI: PHIẾU ÔN TẬP VĂN BẢN: MẸ TÔI I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác Xuất xứ Thể loại + PTBĐ Ngôi kể, người kể, giả Tác dụng -Kiểu VB: -Ngôi kể: -Người kể: -Thể loại -Tác dụng: -PTBĐ: I.2. Hoàn thành bảng sau: Nội dung chính Các nghệ thuật nổi bật - . . II. Các câu hỏi ôn lại kiến thức: 1.Giải nghĩa các từ sau: - Lễ độ: - Cảnh cáo: - Trưởng thành: - Hối hận: - Vong ân bội nghĩa:
  6. Phụ đạo văn 7 2. Hình ảnh người mẹ trong truyện được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật nào? Cách khắc họa nhân vật như vậy có tác dụng gì? 3. Qua văn bản em thấy bố En-ri-cô là người như thế nào? Tại sao cha En-ri-cô không nói trực tiếp với con mà lại viết thư? Tìm những câu văn trực tiếp bày tỏ thái độ của người cha đối với En-ri-cô? 4. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi”. Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lý do đó bằng đoạn văn ngắn 10 câu ĐỀ LUYỆN Phần I: (7 điểm). Cho đoạn trích: Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ tới mẹ con, cách đây mấy năm, đã phải thức suốt đêm, cuối mình trên chiếc nôi của con, trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thế mất con đi! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. (Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục, 2013) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, do ai sáng tác ? Xác định kiểu loại văn bản. 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ? Nhân vật “con” trong đoạn trích chỉ ai ? 3. Chi tiết người bố nhớ lại sự “quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” – của người mẹ khi con ốm và khẳng định: Sự hỗn láo của con đối với mẹ “như một nhát dao đâm vào tim bố vậy” là chi tiết giàu ý nghĩa. Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu, trong đoạn có sử dụng một từ ghép Hán Việt, hãy nêu cảm xúc của em về chi tiết đó. Phần 2 (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [ ] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! (Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 10) 1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
  7. Phụ đạo văn 7 2) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn. 3) Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn văn? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình? III. Đề bài tập làm văn: Mẹ tôi là đoạn trích rất hay thể hiện tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Em hãy Phân tích tác phẩm Mẹ tôi để thấy được điều đó ĐÁP ÁN PHIẾU ÔN TẬP VĂN BẢN: MẸ TÔI I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác giả Xuất xứ Thể loại + PTBĐ Ngôi kể, người kể, Tác dụng Ét – In trong -Kiểu VB: Văn bản nhật dụng -Ngôi kể: môn đô tập *Thể loại -Người kể: đơ truyện: -Thư từ biểu cảm -Tác dụng: A-mi-xi Những -PTBĐ:Biểu cảm, tự sự, miêu tả tấm lòng cao cả I.2. Hoàn thành bảng sau: Nội dung chính Các nghệ thuật nổi bật -Hoàn cảnh bố viết thư -Nội dung bức thư: Sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: +Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô mắc lỗi En-ri-cô -Lồng trong câu chuyện một bức thư +Gợi lại hình ảnh lớn lao cao cả của -Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp có người mẹ ý nghĩa giáo dục cao +Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm 1.- Lễ độ: thái độ được coi là đúng mực, biết coi trọng người khác khi giao tiếp - Cảnh cáo: phê phán nghiêm khắc với những sai trái - Trưởng thành: đã trở thành người lớn - Hối hận: đau đớn, tự trách mình khi nhận ra làm điều gì đó sai lầm - Vong ân bội nghĩa: quên ơn, trái với đạo nghĩa Câu 2 :HÌnh ảnh người mẹ được khắc họa qua cái nhìn của người bố. Cách khắc họa nhân vật như vậy giúp hình ảnh người mẹ hiện lên chân thực, sống động và khách quan hơn, tăng tính thuyết phục cho câu chuyện
  8. Phụ đạo văn 7 3. -Cha En-ri-cô là người :+Yêu thương con hết mực +Tế nhị và nghiêm khắc trong việc giáo dục con -Cha En-ri-cô viết thư vì : + Con sẽ cảm hiểu được điều cha nói một cách thấm thía hơn + Qua bức thư người cha nói được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn + Thể hiện sự tế nhị, kín đáo đối với người mắc lỗi, không làm cho người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng -Câu văn trực tiếp bày tỏ thái độ của cha En-ri-cô: + Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy + Nhớ bố không thể nén nổi cơn tức giận + Bố không thể vui long đáp lại cái hôn của con được + Con lại dám xúc phạm đén mẹ con ? + Con sẽ không thể sống thanh thản nếu làm cho mẹ buồn phiền Câu 4:Nhan đề Mẹ tôi là tác giả đặt. Bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng là trung tâm để các nhân vật hướng tới. ĐỀ LUYỆN Phần I 1. Hs nêu được: - Tên văn bản - Tên tác giả - Văn bản thuộc kiểu VB nhật dụng 2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm Nhân vật được nói tới: Chú bé En-ri-cô 3. – Yêu cầu hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, chữ viết sạch, trình bày cẩn thận. - Yêu cầu nội dung: Diễn đạt lưu loát, có sự liên kết giữa các câu; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc. - Người mẹ thức suốt đêm vì lo chính là hình ảnh biểu hiện tình mẫu tử sâu đậm mẹ dành cho con. Người cha muốn con khắc khi hình ảnh này, để con hiểu tấm lòng cha mẹ, từ đó biết kính trọng, có hiếu với cha mẹ. => Biểu hiện về chủ đề tình cảm cha mẹ - con cái.
  9. Phụ đạo văn 7 - Nỗi đau đớn của người cha trước sự hỗn láo của con -> yêu thương, trân trọng người vợ của ông. - Yêu cầu về Tiếng Việt: có sử dụng và chỉ đúng 1 từ ghép Hán Việt, 1 từ láy. Phần 2: HS tự làm THAM KHẢO Mẹ tôi là đoạn trích rất hay thể hiện tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Em hãy Phân tích tác phẩm Mẹ tôi để thấy được điều đó Mẹ tôi là một trong những trích đoạn của tác phẩm Những tấm lòng cao cả. Được viết dưới dạng một bức thư của một người cha gửi cho một đứa con mắc lỗi của mình đã khiến người đọc nhưng rung cảm, cũng như bài học sâu sắc về đạo làm con. Câu chuyện xảy ra khi cậu trai En – Ri – Cô đã có những thái độ hỗn láo đối với mẹ của mình sau khi cô giáo đến nhà. Quá đau lòng và tức giận, người bố đã quyết định viết bức thư để bày tỏ suy nghĩ và thái độ của mình đối với hành động của con. Đó là sự tức giận, bất bình trước những hành động hỗn láo của người con, và đồng thời ông cũng thể hiện tình yêu, sự kính trọng đối với người vợ của mình nói riêng và những người làm mẹ nói chung. Đây cũng là ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn gửi đến các bạn đọc. Dù ở đâu, thời đại nào thì tình mẫu tử cũng là thiêng liêng và cao quý nhất. Trong bức thư, người bố không nói rõ lỗi lầm của cậu con trai. Nhưng hẳn là cậu bé đã xúc phạm đến người mẹ rất nhiều. Bởi bố cậu đã rất tức giận mà đã phải dùng đến hình ảnh những nhát dao để nói về những lời nói của cậu “Sự hỗn láo của của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy” . Đó là sự bức tức vì đứa con vì nóng giận đã quên đi công ơn sinh thành dưỡng dục của người mẹ thân yêu. Ông muốn nhấn mạnh cho cậu
  10. Phụ đạo văn 7 biết rằng, đây là một lỗi lầm rất lớn. Hỗn láo với mẹ là điều không thể chấp nhận đối với phận làm con. Rồi để giải thích cho cho cậu hiểu hơn, ông liến nói về những kỷ niệm của mẹ đối với cậu. Đó là chuyện vài năm trước đây khi cậu bị ốm nắng, người “thức suốt đêm” chăm sóc cậu chính là mẹ. Người “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con” chính là mẹ. Và người sợ hãi đau đớn “quằn quại vì nồi sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” chính là mẹ. Người cha dường như muốn đứa con hiểu răng mẹ là người thương con nhất, lo cho con nhất và hi sinh cho con nhiều nhất. Vậy mà con nỡ nặng lời, hỗn láo với người “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Còn gì to lớn, vĩ đại hơn tình yêu thương của cha mẹ dành cho đứa con của mình. Vậy mà người con lại phạm phải một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm. Và để người con hiểu rõ hơn, người bố liền nói cho người con biết rằng ngày tồi tệ nhất thế gian chính là ngày “ con mất mẹ” . Mồ côi mẹ dù của tuổi thiếu niên hay khi tóc đã hai màu thì đều là một ngày tồi tệ. Vì từ đây con sẽ chẳng được nghe những dọng nói dịu dàng , sự quan tâm chăm sóc của mẹ nữa. Con sẽ “tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Và dù con có sẽ hiểu thế nào là cay đắng khi không có mẹ chở che. Con sẽ cảm thấy hối hận vì những gì đã nói và làm với mẹ. Dù con có gào khóc xin mẹ tha thứ thì mọi thứ cũng đã muộn rồi. Người cha dường như muốn nhấn mạnh rằng tình cảm cha mẹ đối với con cái là thiêng liêng cao cả . Sẽ thật xấu hổ, nhục nhã cho những ai không hiểu và chà đạp lên tình cảm đó. Dọng văn dường như dịu lại, người cha dần nguôi giận và ông muốn người con hãy Từnay, không bao giờcon được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợbố, mà do sựthành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, đểcho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.”
  11. Phụ đạo văn 7 Ông cũng nhấn mạnh rằng ông thà không có người con này còn hơn là có một người con bất hiếu. Một câu nói nhẹ nhàng nhưng là một lời răn dạy có sức nặng của một người cha. Nhưng lần này, ông sẽ chỉ phạt cậu không thể hôn ông, để cậu hiểu rằng thiếu những cái hôn ấm áp sẽ thật buồn biết bao. Qua bức thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu hơn về tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Những lời dạy bảo không khô khan cứng nhắc mà chan chứa yêu thương. Yêu thương, kính trọng hiếu thảo với cha mẹ chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến tất cả những người làm con trên khắp thế gian này. BUỔI: PHIẾU ÔN TẬP TÁC PHẨM TRUYỆN VĂN BẢN: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác giả Thể loại + PTBĐ Ngôi kể, người kể, Tác dụng -Thể loại -Ngôi kể: -Người kể: -Tác dụng: -PTBĐ: I.2. Hoàn thành bảng sau: Nội dung, ý nghĩa Các nghệ thuật nổi bật Nội dung . . Ý nghÜa : . II. Các câu hỏi ôn lại kiến thức: 1.Giải nghĩa các từ sau: - Ráo hoảnh:
  12. Phụ đạo văn 7 - Dao díp: - Võ trang: - Ô ăn quan: 2. Em hãy chỉ ra bức tranh thiên nhiên đối lập với tâm trạng của nhân vật và nêu rõ tác dụng của thủ pháp này trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả? 3. Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc thông điệp gì? 4. Thứ tự kể chuyện trong truyện ngắn này có gì độc đáo ? Hãy phân tích để chỉ rõ tác dụng của thứ tự ấy trong việc biểu đạt nội dung chủ đề 5. Trong truyện chi tiết nào khiến em cảm động nhất. Hãy trình bày bằng 1 đoạn văn. III. ĐỀ LUYỆN Phàn I Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. - Em để nó lại - Giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi. - Anh xin hứa. (Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục, 2013) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, do ai sáng tác ? Xác định kiểu loại văn bản. 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ? Nhân vật “tôi” trong đoạn trích chỉ ai ? 3. Chi tiết “Đặt con Em Nhỏ quàng vào tay con Vệ Sĩ” là chi tiết giàu ý nghĩa. Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu, trong đoạn có sử dụng một từ ghép Hán Việt, hãy nêu cảm xúc của em về chi tiết đó. Phần II “Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật như ngày hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu Anh em tôi nặng nề thế này.” 1. Những câu văn trên trích trong văn bản nào ? Ai là tác giả ? Văn bản đó thuộc thể loại gì ?
  13. Phụ đạo văn 7 2. Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ? 3. Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu Anh em tôi nặng nề thế này.” ? 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ? ĐÁP ÁN PHIẾU ÔN TẬP TÁC PHẨM TRUYỆN VĂN BẢN: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác Thể loại + PTBĐ Ngôi kể, người kể, giả Tác dụng Khánh - Thể loại: Truyện ngắn -Ngôi kể: thứ nhất Hoài được trao giải nhì trong -Người kể: người anh cuộc thi thơ văn viết về -Tác dụng: Người kể chứng kiến câu chuyện quyền trẻ em tổ chức tại xảy ra, trực tiếp tham gia cào câu chuyện. Cách Thuỵ Điển 1992 lựa chọn ngôi kể này giúp nhân vật tôi trực tiếp -Kiểu VB: nhật dụng thể hiện suy nghĩ tình cảm và diễn biến tâm lí -PTBĐ: tự sự, miêu tả một cách rõ nét; làm tăng thêm tính chân thực cho câu chuyện và làm cho truyện sinh động hấp dẫn hơn I.2. Hoàn thành bảng sau: Nội dung chính Các nghệ thuật nổi bật Nội dung: Mượn truyện cuộc chia tay của - Xây dựng tình huống tâm lí đặc những con búp bê, tác giả thể hiện tình biệt - cuộc chia tay của những con thương xót về nỗi đau buồn của những đứa búp bê. Đó là cuộc chia tay không trẻ trước bi kịch gia đình, đồng thời ca ngợi đấng có cũng như cuộc chia tay của tình camr tốt đẹp, trong sáng tuổi thơ. 2 anh em.
  14. Phụ đạo văn 7 - Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể Ý nghĩa: Đọc truyện ngắn này ta càng thêm -Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ thấm thía : hạnh phúc gia đình, tình cảm gia nhỏ qua đó gợi suy nghĩ, lựa chọn, đình là vô cùng quý giá và thiêng liêng, mỗi ứng xử của người làm cha mẹ người phải biết vun đắp, giữ gìn những tình -Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc cảm trong sáng, thân thiết ấy II. Các câu hỏi ôn lại kiến thức: 1.Giải nghĩa các từ sau: - Ráo hoảnh: khô, không có 1 chút nước mắt nào -Dao díp: một loại dao nhỏ, bỏ túi, lưỡi gập được vào cán - Võ trang: trang bị để chiến đấu - Ô ăn quan:một trò chơi dân gian của trẻ em, có 2 người chơi, dùng các viên sỏi nhỏ làm quân. 2. Trong truyện tác giả đã rất thành công trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật thông qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên đối lập với tâm trạng nhân vật. VD: “ Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người đi lại vẫn bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” Ý nghĩa: Đây là chi tiết có sự đối lập giữa tâm trạng của 2 anh em với cảnh vật bên ngoài. + Tâm trạng 2 anh em: đau buồn, u ám + Cảnh vật: nắng vẫn vàng, nmoij người đi lại bình thường như ko có gì xảy ra -> Sự tương phản làm cho nỗi đau càng tăng lên, cảm giác bơ vơ, thất vọng càng rõ. Chẳng có ai thấu hiểu và chia sẻ nỗi mất mát quá lớn này. 3. Thông điệp: hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và thiêng liêng, mỗi người phải biết vun đắp, giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy. Hãy cho trẻ em một mái ấm gai đình hạnh phúc, đầy tình yêu thương. 4. Thứ tự kể chuyện trong truyện ngắn này có gì độc đáo ? Hãy phân tích để chỉ rõ tác dụng của thứ tự ấy trong việc biểu đạt nội dung chủ đề -> -Nét độc đáo: Đan xen quá khứ và hiện tại (từ hiện tại gợi nhớ về quá khứ ) -Tác dụng :
  15. Phụ đạo văn 7 +Tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện +Làm nổi bất chủ đề :Vừa ca ngợi tình anh em sâu sắc bền chặt, cảm động của hai nhân vật ,vừa làm nổi bật bi kịch tinh thần của những đứa trẻ khi cha mẹ chia tay 5. Trong truyện chi tiết nào khiến em cảm động nhất. Hãy trình bày bằng 1 đoạn văn. HS tự làm. ĐỀ LUYỆN: 1. Hs nêu được:- Tên văn bản- Tên tác giả- Văn bản thuộc kiểu VB nhật dụng 2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, Nhân vật được nói tới: Anh trai tên Thành 3. – Yêu cầu hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, chữ viết sạch, trình bày cẩn thận. - Yêu cầu nội dung:Diễn đạt lưu loát, liên kết giữa các câu; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc. - Chi tiết xúc động, Thủy đau khổ vô cùng vì hai anh em phải chia tay nên không muốn hai con búp bê phải chia cắt - Phản ánh tình cảm gắn bó sâu sắc của Thành – Thủy, ước mơ anh em luôn có nhau, dù cho cuộc chia tay của cha mẹ vẫn diễn ra => Biểu hiện về chủ đề tổ ấm gia đình đối với mỗi đứa trẻ. BUỔI: PHIẾU ÔN TẬP VĂN BẢN MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác Xuất xứ Thể loại + PTBĐ Ngôi kể, người kể, giả Tác dụng - -Thể loại: -Ngôi kể: -Người kể: -Tác dụng: -PTBĐ: I.2. Hoàn thành bảng sau: Nội dung chính Các nghệ thuật nổi bật . . .
  16. Phụ đạo văn 7 II. Các câu hỏi ôn lại kiến thức: 1.Giải nghĩa các từ sau: - Thanh nhã: - Sêu tết: - Ngọt săc: - Thảo mộc: - Tiềm tàng: 2. Cho câu ca dao sau: Nếu em lòng dạ đổi thay Hồng này bị mốc, cốm này long tai a. Câu ca dao trên gợi cho em liên tưởng tới văn bản nào? Của ai ? Vb đó được viết theo thể loại nào, em biết gì về thể loại đó? b. Hồng và cốm được nhắc tới trong văn bản vừa xác định có sự hòa hợp tạo nên sự gắn kết. Em hãy chỉ ra sự hòa hợp đó và cho biết ý nghĩa sâu xa của sự hòa hợp đó 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền” a. . Chỉ ra từ láy, biện pháp tu từ có trong đoạn văn? b. Giải nghĩa từ “sêu tết” c. Theo em, việc dùng cốm làm đồ sêu tết, cưới hỏi có ý nghĩa sâu sắc như thế nào? 4. Cho đoạn văn sau:
  17. Phụ đạo văn 7 Cốm không phải là thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mơi, của hoa cỏ dại ven bờ, trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thỏa mộc. a.Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? b. Tác giả cảm nhận cốm bằng những giác quan nào? Em có nhận xét gì về cảm nhận của tác giả? 5. Từ lời bàn luận của Thạch Lam và sau khi đọc văn bản em có suy nghĩ gì về thái độ của thế hệ trẻ hôm nay với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Viết 1 đoạn văn khỏang 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ của em? ĐÁP ÁN PHIẾU ÔN TẬP VĂN BẢN MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác Xuất xứ Thể loại + PTBĐ Ngôi kể, người kể, giả Tác dụng -Thể loại: Tùy bút (thuộc loại hình -Ngôi kể: Thạch -Trích trong kí) -Người kể: Lam tùy bút “Hà (Tùy bút thiên về biểu cảm, chú -Tác dụng: Nội băm sáu trọng bộc lộ cảm xúc, ngôn ngữ phố phường” tùy bút giàu hình ảnh, đậm chất trữ (1943) tình) -PTBĐ: biểu cảm + miêu tả I.2. Hoàn thành bảng sau: Nội dung chính Các nghệ thuật nổi bật Cốm là 1 thức quà dân dã, giản dị , mộc mạc nhưng giàu giá trị văn háo dân tộc. Tác phẩm thể hiện ngòi bút tài hoa, - Sử dụng tinh tế và cái nhìn trân trọng những gái trị văn háo cổ nhiều tính từ, truyền của nhà văn từ láy, ngon 1-Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm: ngữ giàu sức -Cốm được làm từ lúa nếp non: gợi hình, gợi cảm
  18. Phụ đạo văn 7 +Chọn thời điểm khi lúa đương độ vừa nhất, kết đọng mọi tinh - Sử dụng các túy của trời đất. so sánh, liên +Cốm trải qua một loạt cách chế biến “bí mật”, khắt khe. tưởng khéo -NT: Điệp ngữ, tính từ miêu tả, ngôn ngữ gợi cảm, êm dịu gần léo, độc đáo với thơ -Sử dụng kết - Cốm làng Vòng nổi tiếng nhất: hợp nhiều +Làng vòng làm được cốm dẻo, thơm ngon nhất, nổi tiếng phương thức khắpba kì. biểu đạt miêu + Cô hàng cốm xinh tươi. tả, tự sự, biểu ->Cốm gắn liền với vẻ đẹp của ng làm ra cốm. cảm; phương *Cốm là sản phẩm kết tinh từ sự tinh túy của đất trời và bàn tay thức biểu khéo léo của con người vcamr là chủ *Cốm là thức quà của mảnh đất ngàn năm văn hiến. yếu nên tác ->Cốm trở thành nhu cầu thưởng thức của ng HN. phẩm nhẹ =>Yêu quí, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc nhàng, giàu thái văn hoá DT của cốm. cảm xúc, 2-Cảm nghĩ về giá trị của cốm mang dấu ấn -Cốm: + thức quà riêng biệt của đ.nc, cá nhân tác +thức dâng của n cánh đồng giả +thức quà sêu tết, lễ nghi -Hồng cốm tèt đôi ⇨Cốmbình dị khiêm nhường chứa đựng giá trị văn hóa dân tộc tốt đẹp, thiêng liêng =>Thái độ trân trọng với nét đẹp văn hóa, dân tộc 3-Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm -ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. ->ăn như thế mới cảm hết được các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở cốm. Mua: nhẹ nhàng nâng đỡ,vuốt ve Cái nhìn văn hóa với việc ẩm thực. Lời bàn bạc hết sức biểu cảm. =>Xem cốm như 1 gi¸ trị tinh thần thiêng liêng đáng được chúng ta trân trọng giữ gìn. -> Bài văn thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội II. Các câu hỏi ôn lại kiến thức: 1.Giải nghĩa các từ sau: - Thanh nhã: thanh tao và nhã nhặn, lịch sự mà giản dị - Sêu tết: nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái trong dịp lễ, tết khi chưa cưới - Ngọt săc: vị ngọt đậm
  19. Phụ đạo văn 7 - Thảo mộc: chỉ chung các loài thực vật - Tiềm tàng: giấu kín, chứa đựng bên trong không lộ ra 2. Cho câu ca dao sau: Nếu em lòng dạ đổi thay Hồng này bị mốc, cốm này long tai b. Hồng và cốm được nhắc tới trong văn bản vừa xác định có sự hòa hợp tạo nên sự gắn kết. Em hãy chỉ ra sự hòa hợp đó và cho biết ý nghĩa sâu xa của sự hòa hợp đó - Sự hòa hợp về màu sắc: màu ngọc lựu già của hồng và màu ngọc thạch của cốm - Sự hòa hợp về hương vị: một thứ than h đạm và một thứ ngọt sắc ￿ Đó cũng là sự hòa hợp theo thuyết âm dương: xanh(âm) – đỏ( dương); thanh đạm( âm) – ngọt sắc( dương), bánh cốm vuoong (âm) – hồng tròn ( dương) ￿ Âm dương hòa hợp, hạnh phúc lâu bền, nhiều con lắm cháu 3.Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: c. Theo em, việc dùng cốm làm đồ sêu tết, cưới hỏi có ý nghĩa sâu săc như thế nào? -> Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong mình hương vị vừa đậm đà vừa thanh nhã của đồng quê nội cỏ, thich hợp với nền nông nghiệp lúa nước như nước ta. Khi sánh đôi với quả hồng nó biểu tượng cho nhân duyên đôi lứa tượng trưng cho văn hóa truyền thống, âm dương hòa hợp, hạnh phúc lâu bền, đông con nhiều cháu 4. a Nội dung của đoạn văn là bàn luận về cách thưởng thức Cốm. b. Tác giả cảm nhận cốm bằng nhiều giác quan: + Khứu giác: thu lại cả trong hương vị ấy mùi thơm phức của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ + Thị giác: màu xanh tươi của cốm. + Vị giác: chất ngọt của Cốm – cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. ￿ Tác giả có những cảm nhận rất tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng. Không chỉ cảm nhận bằng các giác quan mà còn cảm nhận bằng cả tâm hồn. Đoạn văn cho ta thấy nét tài hoa, tinh tế của ngòi bút Thạch Lam, tác giả đã nâng việc thưởng thức Cốm trở thành 1 nghệ thuật trong văn hóa ẩm thực.
  20. Phụ đạo văn 7 BUỔI: PHIẾU ÔN TẬP TÁC PHẨM TRUYỆN SỐNG CHẾT MẶC BAY I.1.Tác giả - tác phẩm: Tác giả Thể loại Ý nghĩa nhan đề Ngôi kể, người kể, Tác phẩm PTBĐ Tác dụng . -Ngôi kể: thứ 3 - Tác giả: -Thể . -Người kể: loại: . -Tác dụng: -Tác phẩm: - PTBĐ: I.2. Hoàn thành bảng sau: Nội dung chính Các giá trị của tác phẩm a. Giá trị hiện thực:
  21. Phụ đạo văn 7 b.Giá trị nhân đạo: c. Giá trị nghệ thuật: II. Các câu hỏi ôn lại kiến thức: 1. Giải nghĩa các từ sau: - Núng thế: - Thẩm lậu: - Dân phu: - Hộ: - Yến: - Phúc tinh: 2. Nhân vật tên quan phụ mẫu được khắc họa qua những phương diên nào? Việc khắc họa nhân vật qua nhiều phương diện như vậy nhằm mục đích gì? 3. Nhận xét về cách đặt tên nhân vật và địa danh trong truyện. Vì sao tác giả không dùng danh từ riêng mà lại đặt là phủ X, làng X, quan phụ mẫu 4. Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật trong các câu văn sau và nêu tác dụng:
  22. Phụ đạo văn 7 a."Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm." b. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tăm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh. c. Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có nơi ở, người chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết! III. Đề Luyện: Phần 1. Cho đoạn văn sau: “ Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm, dan phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tăm mưa, như đàn sâu lũ kiến trên đê, thời trong đình rất là nhàn nhã đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh.” a. Cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? b. Tương phản ( cũng gọi là thủ pháp đối lập) là thủ pháp nghệ thuật nổi bật của tác phẩm, hãy chỉ rõ các hình ảnh đối lập trong đoạn văn trên và nêu tác dụng. c. Có ý kiến nhận xét về tên quan phụ mẫu trong văn bản như sau: “ Bằng phép tương phản, tác giả đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu vô lương tâm, vô trách nhiệm”. Dựa vào nhận xét trên hãy viết một đoạn văn từ 7-9 câu có sử dụng 1 câu mở rộng thành phần( gạch chân và gọi tên thành phần được mở rộng) để làm rõ ý chủ đề. d, Chép chính xác 1 câu tục ngữ em đã học cũng sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập. Phần 2 Cho đoạn trích sau: