Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

docx 121 trang xuanthu 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsach_bai_tap_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao.docx

Nội dung text: Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

  1. Nhóm Gv KHTN THCS MỞ ĐẦU BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. D. Tất cả các ý trên. Câu 2. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên? A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật. B. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều. C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc. D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học. Câu 3. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời (hình dưới) thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Chăm sóc sức khoẻ con người. B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 4. Một lần, bạn An lấy một ít xi măng trộn với cát rồi tự xây một mô hình ngôi nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Khánh đến rủ bạn An đi đá bóng. An nói: Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi sẽ đi đá bóng. Theo em, việc mà bạn An đang làm có được coi là nghiên cứu khoa học không? Câu 5. Bạn Vỵ cùng bạn Khang chơi thả diều. a) Hoạt động chơi thả diều có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không? b) Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tạo ra con diều trong trò chơi? Câu 6. Đễ nuôi tôm đạt năng suất, ngoài việc cho tôm ăn các loại thức ăn phù hợp, người nông dân còn lắp đặt hệ thống quạt nước ở các đầm nuôi tôm. a) Người nông dân lắp máy quạt nước cho đầm tôm để làm gì? Trang 1
  2. Nhóm Gv KHTN THCS b) Việc lắp đặt hệ thống quạt nước cho đầm tôm có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không? c) Việc cho tôm ăn có phải là nghiên cứu khoa học không? d) Việc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển có phải là nghiên cứu khoa học không? B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 D C C Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn D Tất cả các ý trên. Câu 2. Chọn C Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc. Câu 3. Chọn C Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 4. Việc bạn An xây một mô hình ngôi nhà giống với ngôi nhà của mình chỉ là hoạt động làm theo, rèn luyện kĩ năng chứ không phải là nghiên cứu khoa học. Câu 5. a) Hoạt động thả diều chỉ là một hoạt động vui chơi, thể thao bình thường; không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học. b) Người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết về quá trình bay lượn của chim và sức đẩy của gió để sáng tạo nên trò chơi thả diều. Câu 6. a) Nông dân lắp máy quạt nước cho đầm tôm để đảo nước liên tục nhằm làm tăng khả năng hòa tan của khí oxygen vào nước, cung cấp đủ oxygen cho tôm. b) Việc lắp hệ thống quạt nước cho tôm không phải là nghiên cứu khoa học mà đó chỉ là sự vận dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào nuôi trồng thuỷ sản. c) Việc cho tôm ăn cũng không phải là nghiên cứu khoa học. Đó là công việc bình thường, được người dân thực hiện lặp đi lặp lại hằng ngày. d) Việc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển là hoạt động nghiên cứu khoa học vì người ta đã phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm để xem xét nhu cầu dinh dưỡng của tôm; nghiên cứu để xây dựng công thức, thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng phát triển tốt nhất. Trang 2
  3. Nhóm Gv KHTN THCS BÀI 2. CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lý học. B. Hoá học và Sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 2. Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Hoá học. B. Vật lý. C. Thiên văn học. D. Sinh học. Câu 3. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lý. B. Hoá học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 4. Ngày nay, người ta đã sản xuất nhiều xe máy điện để phục vụ đời sống của con người. a) Theo em, việc sửa chữa xe máy điện có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không? b) Việc sản xuất xe máy điện là ứng dụng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? c) Sử dụng xe máy điện có gây ô nhiễm môi trường không? Câu 5. Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi. Asimo là một người máy có thể di chuyển bằng hai chân như người do Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Cơ bản Waco của tập đoàn Honda (Nhật Bản) chế tạo năm 2000. Người máy này cao 130 cm, nặng 54 kg, có khả năng di chuyển nhanh đến 6 km/giờ. Asimo đã từng đi vòng quanh thế giới và đã tham gia vào rất nhiều sự kiện quan trọng trên toàn cẩu. Mẫu robot này từng tham gia mở cửa sàn giao dịch chứng khoán New York. Vào năm 2002, Asimo xuất hiện trên thảm đỏ tại buổi ra mắt phim Robots có sự tham gia diễn xuất của Amanda Bynes. Cùng năm đó, chú tiếp tục xuất hiện tại Disneyland. Asimo củng đã tham dự rất nhiều sự kiện giáo dục khắp thế giới, tạo niềm cảm hứng nghiên cứu robot trong giới trẻ. Chừng đó để thấy Asimo không phải là một con robot bình thường. Cách nó di chuyển, nói chuyện, dẫn dắt một dàn nhạc thính phòng thực sự khiến người ta ấn tượng. Rõ ràng, Asimo có khả năng kết nối con người với những khát vọng công nghệ tươi sáng. Với người dân Việt Nam, Asimo không hề xa lạ. Chú đến đất nước chúng ta vào năm 2004 và nhanh chóng chiếm được tình cảm của mọi người bằng những động tác chạy, nhảy, nắm tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói, một cách thuần thục. (Theo Wikipedia và Zingnews.vn) Trang 3
  4. Nhóm Gv KHTN THCS a) Asimo có phải là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên không? b) Asimo có được xem như một vật sống không? c) Em nghĩ thế nào về tương lai của ngành khoa học nghiên cứu và chế tạo robot? B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 D D C Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn D Lịch sử loài người. Câu 2. Chọn D Sinh học. Câu 3. Chọn C Sinh học. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 4. a) Sửa chữa xe máy điện không phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên. b) Việc sản xuất xe máy điện là ứng dụng chủ yếu thuộc lĩnh vực vật lý và hoá học. Vật lý nghiên cứu cơ chế chuyển động, hoá học nghiên cứu cơ chế tích điện vào ắc quy cho xe vận hành. c) Khi sử dụng xe máy điện sẽ hạn chế được việc thải khói bụi ra ngoài không khí. Tuy nhiên, ắc quỵ của xe máy điện sau khi loại thải mà không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề. Câu 5. a) Asimo đúng là thành tựu quan trọng của nghiên cứu khoa học tự nhiên. Đó là sự kết hợp giữa khoa học vật lý và khoa học máy tính, khoa học về giải phẫu cơ thể và bộ não người. b) Mặc dù rất thông minh, có khả năng biểu cảm tốt, hiểu được nhiều ngôn ngữ, cử chỉ của Trang 4
  5. Nhóm Gv KHTN THCS con người song Asimo không được xem là sinh vật sống. Robot Asimo chỉ là vật không sống do con người tạo ra. Dù có thể cảm nhận được, có thể vui đùa được nhưng robot không thể sinh sản như các vật sống khác. c) Học sinh nói lên suy nghĩ của mình. Trang 5
  6. Nhóm Gv KHTN THCS BÀI 3. QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH. GIỚI THIỆU MỘT SÓ DỤNG CỤ ĐO - SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cấn thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành. D. Tất cả các ý trên. Câu 2. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. B. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet. C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hóa chất. D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm. Câu 3. Dụng cụ ở hình bên tên gọi là gì và thường dùng để làm gì? A. Ống pipette, dùng lấy hóa chất. B. Ống bơm tiêm, dùng truyền hoá chất cho cây trồng. C. Ống bơm hoá chất, dùng để làm thí nghiệm. D. Ống bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm. Câu 4. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì? A. Chất dễ cháy. B. Chất gây nổ. C. Chất ăn mòn. D. Phải đeo găng tay thường xuyên. Câu 5. Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. Câu 6. Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu. B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào. D. Cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức. Câu 7. Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như trong hình bên. Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng? Trang 6
  7. Nhóm Gv KHTN THCS A. Cách (a). B. Cách (b). C. Cách (c). D. Cách nào cũng được. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 8. Trong phòng thực hành có thiết bị như trong hình sau: a) Tên thiết bị này là gì? b) Thiết bị này dùng để làm gì? c) Sau khi dùng thiết bị này làm thí nghiệm, bạn Nguyên không gỡ quả nặng trên thiết bị và treo lên giá đỡ. Theo em, bạn An làm vậy là đúng hay sai? Giải thích. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 4 5 6 7 D B A D C D B Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn D Tất cả các ý trên. Câu 2. Chọn B Làm theo các thí nghiệm xem trên internet. Câu 3. Chọn A Ống pipette, dùng lấy hóa chất. Câu 4. Chọn D Phải đeo găng tay thường xuyên. Câu 5. Chọn C Kính hiển vi. Trang 7
  8. Nhóm Gv KHTN THCS Câu 6. Chọn D Cởi bỏ phấn quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức. Câu 7. Chọn B Cách (b). 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 8. a) Thiết bị có tên là lực kế. b) Lực kế dùng để đo lực. c) Bạn Nguyên để nguyên quả nặng trên lực kế rồi treo lên giá đỡ là không đúng. Nếu treo liên tục nó sẽ làm giãn lò xò của lực kế và làm mất độ chính xác của các lần đo sau. Trang 8
  9. Nhóm Gv KHTN THCS CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO BÀI 4. ĐO CHIỀU DÀI A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. đềximét (dm). B. mét (m). C. centimét (cm). D. milimét (mm). Câu 2. Giới hạn đo của một thước là A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 3. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. giá trị cuối cùng ghi trên thước. B. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước. C. chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. D. Cả 3 đáp án trên đều sai. Câu 4. Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là A. thước kẻ có giới hạn đo 10cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. thước dây có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm. D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. Câu 5. Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau: A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm. C. Giới hạn đo là 30mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. Câu 6. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách. C. đọc kết quả đo chính xác. D. đặt vật đo đúng cách. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 7. Hãy ước lượng chiều dài một sải tay của em. Dùng thước đo kiểm tra ước lượng của em có chính xác không. Câu 8. Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau: Trang 9
  10. Nhóm Gv KHTN THCS Các loại thước đo Thước thẳng có Thước kẻ có Thước dài có GHĐ 1 m và GHĐ 30 cm và GHĐ 3 m và Vật cần đo ĐCNN 1 cm ĐCNN 1 mm ĐCNN 1 cm Chiều dài bàn học ở lớp Đường kính của miệng cốc Chiều dài của lớp học Câu 9. Cho các dụng cụ sau: - Một sợi chỉ dài 50 cm; - Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo 50 cm; - Một cái đĩa tròn. Hãy tìm phương án đo chu vi của cái đĩa đó. Câu 10. Ba bạn Na, Nam, Lam cùng đo chiều cao của bạn Hùng. Các bạn đề nghị Hùng đứng sát vào tường, dùng 1 thước kẻ đặt ngang đẩu Hùng để đánh dấu chiều cao của Hùng vào tường. Sau đó, dùng thước cuộn có giới hạn đo 2 m và độ chia nhỏ nhất 0,5 cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được Na, Nam, Lam ghi lần lượt là: 165,3 cm; 165,5 cm và 166,7 cm. Kết quả của bạn nào được ghi chính xác? B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 4 5 6 B A C A A A Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn B mét (m). Câu 2. Chọn A chiều dài lớn nhất ghi trên thước. Câu 3. Chọn C chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Câu 4. Chọn A thước kẻ có giới hạn đo 10cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. Câu 5. Chọn A Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. Câu 6. Chọn A Lựa chọn thước đo phù hợp. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 7. Ước lượng chiều dài một sải tay; Dùng thước đo và kiểm tra rồi rút ra kết luận. Câu 8. Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau: Trang 10
  11. Nhóm Gv KHTN THCS Các loại thước đo Thước thẳng có Thước kẻ có Thước dài có GHĐ 1 m và GHĐ 30 cm và GHĐ 3 m và Vật cần đo ĐCNN 1 cm ĐCNN 1 mm ĐCNN 1 cm Chiều dài bàn học ở lớp x x Đường kính của miệng cốc x Chiều dài của lớp học x Câu 9. - Dùng sợi chỉ quấn một vòng quanh đĩa. Đánh dấu chiều dài một vòng của sợi chỉ. - Dùng thước kẻ đo chiều dài sợi chỉ vừa đánh dấu. Kết quả đo chính là chu vi của đĩa. Câu 10. Của bạn Nam là chính xác. Trang 11
  12. Nhóm Gv KHTN THCS BÀI 5. ĐO KHỐI LƯỢNG A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam. Câu 2. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500 g, con số này có ý nghĩa gì? A. Khối lượng bánh trong hộp. B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp. C. Sức nặng của hộp bánh. D. Thể tích của hộp bánh. Câu 3. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu. D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu. Câu 4. Cân một túi hoa quả, kết quả là 14533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là A. 1 g. B. 5 g. C. 10 g. D. 100 g. Câu 5. Một hộp quả cân có các quả cân loại 2 g, 5 g, 10 g, 50 g, 200 g, 200 mg, 500 g, 500 mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5 g thì có thể sử dụng các quả cân nào? A. 200 g, 200 mg, 50 g, 5 g, 50 g. B. 2 g, 5 g, 50 g, 200 g, 500 mg. C. 2 g, 5 g, 10 g, 200 g, 500 g. D. 2 g, 5 g, 10 g, 200 mg, 500 mg. Câu 6. Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu? A. 24 kg. B. 20 kg 10 lạng. C. 22 kg. D. 20 kg 20 lạng. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a) Mọi vật đều có b) Người ta dùng để đo khối lượng. c) là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp. Câu 8. Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ một bao đựng 10 kg gạo khi trên bàn chỉ có một cân đĩa và một quả cân 4 kg. Trang 12
  13. Nhóm Gv KHTN THCS Câu 9. Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm hộp quả cân. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 4 5 6 C A B A B A Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn C kilôgam. Câu 2. Chọn A Khối lượng bánh trong hộp. Câu 3. Chọn B Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. Câu 4. Chọn A 1 g. Câu 5. Chọn B 2 g, 5 g, 50 g, 200 g, 500 mg. Câu 6. Chọn A 24 kg. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 7. a) khối lượng. b) cân. c) Kilôgam (kg). Câu 8. Cân 2 lần, mỗi lần lấy ra 4 kg, còn lại 2 kg gạo chia đều cho 2 đĩa cân. Khi nào cân thăng bằng thì gạo trên mỗi đĩa là 1 kg. Câu 9. Đặt vật cần cân lên đĩa và ghi số chỉ của kim cân. Sau đó thay vật bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim chỉ đúng giá trị cũ. Tính tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa, đó chính là khối lượng của vật. Trang 13
  14. Nhóm Gv KHTN THCS BÀI 6: ĐO THỜI GIAN A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tuẩn. B. ngày. C. giây. D. giờ. Câu 2. Khi đo nhiều lẩn thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo? A. Giá trị của lần đo cuối cùng. B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được. D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất. Câu 3. Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để A. Lựa chọn đồng hồ đo phù hợp. B. Đặt mắt đúng cách. C. Lọc kết quả đo chính xác. D. Hiệu chỉnh đồng hổ đúng cách. Câu 4. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gổm: (1) Đặt mắt nhìn đúng cách. (2) Ước lượng thời gian hoạt động cẩn đo để chọn đồng hổ thích hợp. (3) Hiệu chỉnh đổng hồ đo đúng cách. (4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. (5) Thực hiện phép đo thời gian. Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là: A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (3), (2), (5), (4), (1). C. (2), (3), (1), (5), (4). D. (2), (1), (3), (5) (4). Câu 6. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động? A. Không hiệu chỉnh đồng hó. B. Đặt mắt nhìn lệch. C. Đọc kết quả chậm. D. Cả 3 nguyên nhân trên. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 5. Lựa chọn đổng hổ phù hợp với việc đo thời gian của các hoạt động sau: loại đồng hồ Đồng hổ bấm giây Đồng hố đế bàn Hoạt động Hát bài "Đội ca" Chạy 800m Đun sôi ấm nước Câu 7. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hổ nào? Giải thích sự lựa chọn của em. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án Trang 14
  15. Nhóm Gv KHTN THCS 1 2 3 4 6 C C A C D Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn C. Giây. Câu 2. Chọn C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được. Câu 3. Chọn A. Lựa chọn đồng hồ đo phù hợp Câu 4. Chọn C. (2), (3), (1), (5), (4). Câu 6. Chọn D. Cả ba nguyên nhân trên. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 5. Lựa chọn đồng hồ phù hợp với việc đo thời gian của các hoạt động sau: Các loại đổng hồ Đồng hổ bấm giây Đồng hố để bàn Hoạt động Hát bài "Đội ca" x Chạy 800 m x Đun sôi ấm nước x Câu 7. Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn, nên để chính xác nên để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đổng hổ bấm giây. Trang 15
  16. Nhóm Gv KHTN THCS BÀI 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. C. Khi nhiệt độ thay đồi thì thể tích chất lỏng thay đổi. D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. Câu 2. Nhiệt kế thuỷ ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau? A. Nhiệt độ của nước đá. B. Nhiệt độ cơ thể người. C. Nhiệt độ khí quyển. D. Nhiệt độ của một lò luyện kim. Câu 4. Cho các bước như sau: (1) Thực hiện phép đo nhiệt độ. (2) Ước lượng nhiệt độ của vật. (3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp. (5) Đọc và ghi kết quả đo. Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là: A. (2), (4), (3), (1), (5). B. (1), (4), (2), (3), (5). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (3), (2), (4), (1), (5). Câu 5. Dung nói rằng, khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân phải chú ý bốn điểm sau: A. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế. B. Không cầm vào bẩu nhiệt kế khi đo nhiệt độ. C. Hiệu chỉnh vể vạch số 0. D. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cẩn đo nhiệt độ. Dung đã nói sai ở điểm nào? 2/. Câu hỏi tự luận Câu 3. Điển từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a) là số đo độ "nóng", "lạnh" của một vật. b) Người ta dùng để đo nhiệt độ. c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là Câu 6. An nói rằng: "Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cẩn phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng.". Nói như thế có đúng không? Câu 7. Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau: - Hà Nội: Nhiệt độ từ 19 °C đến 28 °C. - Nghệ An: Nhiệt độ từ 20 °C đến 29°c. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin? B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 4 5 B D A C Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn B. Trang 16
  17. Nhóm Gv KHTN THCS Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. Câu 2. Chọn D. Nhiệt độ của một lò luyện kim. Câu 4. Chọn A. 2), (4), (3), (1), (5). Câu 5. Chọn C. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cẩn đo nhiệt độ. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 3. a) Nhiệt độ. b) nhiệt kế. c) °C. Câu 6. Không đúng, nhiệt kế ỵ tế thường chỉ đo được nhiệt độ tối đa 42 °C, nếu nhúng vào nước sôi 100 °C nhiệt kế sẽ bị hư. Câu 7. - Hà Nội: Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K. - Nghệ An: Nhiệt độ từ 293 K đến 302 K. Trang 17
  18. Nhóm Gv KHTN THCS CHÚ ĐỀ 2. Các Các thể của chấtchất BÀI 8. ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là: A. vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống. B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên. C. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống. D. vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản. Câu 7. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn. Câu 8. Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon đioxide? A. Chất khí, không màu. B. Không mùi, không vị. C. Tan rất ít trong nước. D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide). Câu 9. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng. 2/. Câu hỏi tự luận. Câu 3. Em hây kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường) mà em biết. Câu 4. Em hãy mô tả 2 quá trình chuyển đổi từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại mà em hay gặp trong đời sống. Câu 5. Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. a) Theo em, nước đã biến đâu mất? b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào? c) Hây vẽ sơ đổ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước? d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa? e) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó. Câu 6. Hãy giải thích vì sao 1 ml nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm thể tích khoảng Trang 1
  19. Nhóm Gv KHTN THCS 1300 ml (ở điểu kiện thường). Câu 10. Hãy chọn cặp tính chất - ứng dụng phù hợp với các chất đã cho trong bảng dưới đây. Chất Tính chất Ứng dụng Dây đóng 1. Có thể hoà tan nhiều chất khác a) Dùng làm dung môi Cao su 2. Cháy được trong oxygen b) Dùng làm dây dẫn điện c) Dùng làm nguyên liệu sàn xuất lốp Nước 3. Dẩn điện tốt xe 4. Có tính đàn hói, độ bền cơ học Cổn (ethanol) d) Dùng làm nhiên liệu cao Câu 11. Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hây liệt kê một số tính chất vật lí của các chất đó. a) Đường mía (sucrose). b) Muối ăn (sodium chloride). c) Sắt (iron). d) Nước. Câu 12. Theo hướng dẫn của giáo viên, bạn Hùng đã tiến hành làm thí nghiệm: Lấy một mẫu nhỏ vôi tôi (calcium hydroxide) cỡ bằng hạt ngô cho vào cốc thuỷ tinh, cho tiếp vào cốc khoảng 50 ml nước cất và khuấy đều. Sau đó rót toàn bộ dung dịch trong cốc vào phễu lọc đã đặt trên bình tam giác. Khoảng 15 phút sau, bạn Hùng thu được dung dịch trong suốt trong bình tam giác và còn một lượng vôi tôi trên phễu lọc. Bạn Hùng lấy dung dịch trong bình tam giác cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1 ml rồi tiếp tục thí nghiệm. Ống nghiệm 1, bạn Hùng đun trên trên ngọn lửa đèn cồn đến vừa cạn. Kết quả là thu được chất rắn màu trắng chính là vôi tôi. Ống nghiệm 2, bạn Hùng dùng ống hút và thổi nhẹ vào. Kết quả là dung dịch trong suốt bị vẫn đục do calcium hydroxide tác dụng với khí carbon dioxide sinh ra calcium carbonate (chất rắn, màu trắng). Ống nghiệm 3, bạn Hùng để vậy trong môi trường không khí. Kết quả là sau một thời gian ống nghiệm cũng bị đục dần, có lớp váng mỏng màu trắng chính là calcium carbonate nổi trên bề mặt dung dịch. a) Nêu một số tính chất vật lí của vôi tôi (calcium hydroxide) mà em quan sát được trong thí nghiệm. b) Calcium hydroxide là chất tan nhiều hay tan ít trong nước? c) Ống nghiệm nào đâ thể hiện tính chất hoá học của calcium hydroxide? d) Từ kết quả ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3, em có thể kết luận trong không khí có chứa chất gì? Câu 13. Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là nước nóng, nóng chảy ở 185 °C Khi đun nóng, đường saccharose bị phân huỷ thành carbon và nước. Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cảl đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rổi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng. Trang 2
  20. Nhóm Gv KHTN THCS a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên. b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hoá học của đường saccharose. c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó, công nghệ hiện đại đã làm trắng đường bằng biện pháp khác. Em hây tìm hiểu xem đó là biện pháp nào. Câu 14. Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên trên 50 °C. a) Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì? b) Qua hiện tượng trên, em có kết luận gì vể nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường? c) Em hãy đề xuất một giải pháp phù hợp nhất để "cứu" mặt đường trong những trường hợp sắp xảy ra hiện tượng như trên. Câu 15. Hây gọi tên vật thể, tên chất trong các hình ảnh dưới đây: Câu 16. Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua, hoà tan được một số chất khác, làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí. Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn. Câu 17. Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp nến) là 37 °C, của sulfur (lưu huỳnh) là 113°C. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chỉ có đèn cổn, nước và cốc thuỷ tinh, em hây trình bày cách tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh. Câu 18. Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thuỷ ngân trong nhiệt kế càng tăng lên. Câu 19. Ghi đúng (Đ), sai (S) vào cột trống. Nội dung Đ/S Vật thể được tạo nên từ chất. Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất. Hình 4 Trang 3
  21. Nhóm Gv KHTN THCS Kích thước miếng nhôm càng to thì khối lượng riêng của nhôm càng lớn. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi. Câu 20. Các quá trình thực tế dưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: Sự ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi. Hiện tượng thực tê Khái niệm 1. Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm tơ, nhện nhả ra protein đó ra khỏi cơ thể, protein đó sẽ chuyển thành tơ nhện. 2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. 3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rói đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nỗi, chậu thau, Câu 21. Khi ta đốt một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Trường hợp này có được xem là chất chuyển từ thể rắn sang thể khí không? Giải thích. Câu 22. Bạn Đức tiến hành thí nghiệm: Lấy một vỏ hộp sữa (bằng bìa carton) rổi cho nước vào tới gần đẩy hộp. Sau đó, bạn đun hộp đó trên bếp lửa, hộp carton không cháy mà nước lại sôi. a) Ở nhiệt độ nào thì nước sẽ sôi? b) Khi nước sôi em sẽ quan sát thấy hiện tượng gì ở trên hộp sữa chứa nước? c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100 °C? d) Điều gì xảy ra nếu trong vỏ hộp sữa không chứa nước? B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc ngiệm Bảng đáp án 1 2 7 8 9 B B C D C Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra Câu 2. Chọn B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm nhưtrao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên. Câu 7. Chọn C. Nhôm, muối ăn, đường mía. Câu 8. Chọn D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide). Câu 9. Chọn C. Trang 4