Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

docx 74 trang xuanthu 7620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsach_bai_tap_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_v.docx

Nội dung text: Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

  1. Nhóm Gv KHTN THCS MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên (KHTN)? A. Sinh Hoá.B. Thiên văn.C. Lịch sử. D. Địa chất. Câu 2. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên? A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá. B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ. C. Nghiên cứu về ngoại ngữ. D. Nghiên cứu về luật đi đường. Câu 3. Hãy kể tên 5 đồ dùng hằng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN. Câu 4. Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử có phải là do lỗi của các nhà vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử hay không? Câu 5. Hãy cùng với nhóm của mình thực hiện thí nghiệm Hình 1.1. Dùng dao có lưỡi mỏng (lưỡi dao cạo) xẻ cuống mỗi cành hoa làm hai rồi cắm vào hai cốc đựng nước màu khác nhau. A. Mô tả hiện tượng xảy ra đối với màu sắc của bông hoa sau khoảng một giờ. B. Hiện tượng quan sát được chủ yếu là hiện tượng vật lí hay hoá học? C. Làm thế nào để chứng minh được hiện tượng này không chỉ là hiện tượng vật lí hay hoá học mà còn là hiện tượng sinh học nữa? BÀI 2. AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH Câu 1. Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì? Hình 2.1 A. Cấm thực hiện.B. Bắt buộc thực hiện. C. Cảnh báo nguy hiểm.D. Không bắt buộc thực hiện. Câu 2. Phương án nào trong Hình 2.2 thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo? Câu 3. Chọn các nội dung ở cột bên phải thể hiện đúng các biển báo tương ứng trong các hình ở cột trái. Trang 1
  2. Nhóm Gv KHTN THCS Câu 4. Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cẩn phải: lau dọn sạch chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng? Câu 5*. Hãy quan sát phòng thực hành của trường em để tìm hiểu xem còn vị trí nào cẩn đặt biển cảnh báo mà chưa thực hiện và chỉ ra cách thực hiện. BÀI 3. SỬ DỤNG KÍNH LÚP Câu 1. Kính lúp đơn giản A. gồm một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền). B. gồm một tấm kính lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền). C. gồm một tâm kính một mặt phẳng, một mặt lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền) D. gồm một tấm kính hai mặt phẳng đều nhau. Câu 2. Công việc nào dưới đây không phù hợp với việc sử dụng kính lúp? A. Người già đọc sách. B. Sửa chữa đồng hồ. C. Khâu vá.D. Quan sát một vật ở rất xa. Câu 3. Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh lên tới A. 20 lần.B. 200 lần.C. 500 lần. D. 1000 lần Câu 4. Tại sao cần phải bảo quản kính lúp như lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm và sử dụng nước rửa kính chuyên dụng (nếu có). Câu 5*. Dùng kính lúp quan sát và vẽ lại vân ngón tay trỏ của em. BÀI 4. SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Câu 1. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm A. thị kính, vật kính. B. chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu. C. ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh). D. đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng. Câu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi? A. Tế bào biểu bì vảy hành.B. Con kiến. C. Con ong.D. Tép bưởi. Câu 3. Tế bào thịt quả cà chua có đường kính khoảng 0,55 mm. Để quan sát tế bào thịt quả cà chua thì chọn kính hiển vi có độ phóng to nào dưới đây là phù hợp? A. 40 lần.B. 400 lần.C. 1000 lần. D. 3000 lần Câu 4. Tại sao khi di chuyển kính hiển vi phải dùng cả hai tay, một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính và không được để tay ướt hay bẩn lên mặt kính? Câu 5*. Hãy cùng các bạn trong nhóm của em sưu tầm ảnh chụp các vật rất nhỏ (mắt thường không nhìn thấy được) qua kính hiển vi theo một chủ đề, tập hợp kết quả tìm hiểu được để có một bộ sưu tập của nhóm mình. BÀI 5. ĐO CHIỂU DÀI Câu 1. Có bốn loại thước Hình 5.1 a, b, c, d. Trang 2
  3. Nhóm Gv KHTN THCS Lựa chọn loại thước nào trong Hình 5.1 phù hợp để đo các đối tượng sau: 1. Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6. 2. Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6. 3. Chiều rộng phòng học. 4. Chiều cao của tủ sách. 5. Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ. 6. Vòng eo của cơ thể người. Câu 2. Khi dùng thước thẳng để đo chiều dài của một tấm gỗ, ba học sinh đã có ba cách đặt mắt để đọc kết quả đo (Hình 5.2). Học sinh nào đã có cách đặt mắt đọc kết quả đo đúng? Câu 3. Khi dùng thước thẳng và compa để đo đường kính ngoài của miệng cốc (Hình 5.3a) và đường kính trong của cốc (Hình 5.3b) Kết quả nào ghi dưới đây là đúng? A. Đường kính ngoài 2,3 cm; đường kính trong 2,2 cm. B. Đường kính ngoài 2,1 cm; đường kính trong 2,0 cm. C. Đường kính ngoài 2,2 cm; đường kính trong 2,0 cm. D. Đường kính ngoài 2,0 cm; đường kính trong 2,0 cm. Câu 4. Để đo diện tích của một vườn cỏ có kích thước 25 × 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2 m và một thước cuộn có GHĐ 20 m (Hình 5.4). Em sẽ dùng thước nào để cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao? Trang 3
  4. Nhóm Gv KHTN THCS Câu 5. Trong tay em có một chiếc cốc như Hình 5.5, một thước dây, một thước kẹp, một com pa và một thước thẳng. Em sẽ dùng thước nào để đo: a. Chu vi ngoài của miệng cốc? b. Độ sâu của cốc? c. Đường kính trong của phần thân cốc và đáy cốc? d. Độ dày của miệng cốc? Câu 6. Hình 5.6 mô tả ba cách đọc và ghi kết quả khi đo thể tích của một chất lỏng bằng bình chia độ và cho ba kết quả: 40 cm3; 54 cm3; 60 cm3. Hãy cho biết kết quả nào đúng, tại sao? Câu 7. Một người dùng bình chia độ (Hình 5.7) để đo thể tích của chất lỏng. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong các trường hợp dưới đây. A. 10,2 cm3.B. 10,50 cm 3 C. 10,5 cm3 D. 10 cm3. Câu 8. a) Hình 5.8 mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng một bình chia độ. Thể tích của vật đó bằng A. 38 cm3. B. 50 cm3. C. 12 cm3. D. 51 cm3 b) Hình 5.9 mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn kết hợp với bình chia độ. Thể tích của vật đó bằng A. 10,2 cm3 B. 10,50 cm3 C. 10 cm3 D. 10,25 cm3 Câu 9. Một trường Trung học cơ sở có 30 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 120 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10 000 đồng/m3. a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày). b) Nếu có một khoá nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt nước có thể tích là 1 cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng. Trang 4
  5. Nhóm Gv KHTN THCS Câu 10. * Nếu có một hộp đựng viên bi sắt nhỏ và bình chia độ (Hình 5.10). Hãy nêu một phương án để xác định gần đúng thể tích của một viên bi. Tiến hành thí nghiệm ở nhà và báo cáo kết quả. BÀI 6. ĐO KHỐI LƯỢNG Câu 1. Hãy đổi những khối lượng sau đây ra đơn vị kilôgam (kg). 650 g = .kg; 2,4 tạ = kg; 3,07 tấn = .kg; 12 yến = kg; 12 lạng = kg. Câu 2. Chọn đơn vị đo thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau: 1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 2. Khối lượng của chiếc xe đạp là 0,20 3. Khối lượng của chiếc xe tải là 5 4. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 5. Khối lượng của cuốn SGK KHTN 6 là 1,5 Câu 3. Hãy tìm đúng tên cho mỗi loại cân trong Hình 6.1 a, b, c, d. Câu 4. Một hộp quả cân Roberval (Hình 6.2) gồm các quả cân có khối lượng 1 gam, 2 gam, 5 gam, 10 gam, 20 gam, 50 gam, 100 gam, 200 gam. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cân. Câu 5. Có 6 viên bi được sơn màu, bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có một viên bi bằng sắt và 5 viên bi còn lại bằng chì. Biết viên bi bằng chì nặng hơn viên bi bằng sắt. Với chiếc cân Roberval, em hãy nêu phương án chỉ dùng nhiều nhất hai lần cân để tìm ra viên bi bằng sắt. Câu 6.* Hãy thiết kế một phương án dùng cân đĩa có cấu tạo tương tự như cân Roberval và một quả cân loại 4 kg (Hình 6.3) để chia túi gạo 10 kg thành 10 túi có khối lượng bằng nhau. Trang 5
  6. Nhóm Gv KHTN THCS BÀI 7. ĐO THỜI GIAN Câu 1. Đổi ra giây a) 45 phút; b) 1 giờ 20 phút; c) 24 giờ. Câu 2. Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ quả lắc.B. Đồng hồ hẹn giờ. C. Đồng hồ bấm giây.D. Đồng hồ đeo tay. Câu 3. Để xác định thời gian luộc chín một quả trứng, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ quả lắc.B. Đồng hồ hẹn giờ. C. Đồng hồ bấm giây.D. Đồng hồ đeo tay. Câu 4. Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là A. 1 giờ 3 phútB. 1 giờ 27 phútC. 2 giờ 33 phút D. 10 giờ 33 phút Câu 5.*. Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1 410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn? BÀI 8. ĐO NHIỆT ĐỘ Câu 1. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là gì? Câu 2. GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế như Hình 8.1 là A. 50 °C và 1°C.B. 50 °C và 2 °C. C. Từ 20 °C đến 50 °C và 1 °C.D. Từ 20 °C đến 50 °C và 2 °C Câu 3. Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34 °C và trên 42 °C? Câu 4. Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ Rượu Từ - 30 °C đến 60 °C Thuỷ ngân Từ - 10 °C đến 110 °C Kim loại Từ 0 °C đến 400 °C Y tế Từ 34 °C đến 42 °C Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng? Câu 5. Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự): a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ. c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế. d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thuỷ ngân tụt xuống. Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lý nhất. Trang 6
  7. Nhóm Gv KHTN THCS A. d,c,a,b. B. a,b,c,d. C. b, a,c,d. D. d.c.b.a. Câu 6*. Dùng nhiệt kế rượu để đo và theo dõi nhiệt độ vào các thời điểm trong ngày. Ghi lại các nhiệt độ ở các thời điểm đó theo mẫu bảng dưới đây. Thời gian Nhiệt độ 7 giờ 9 giờ 10 giờ 12 giờ 14 giờ 16 giờ 18 giờ Hãy xác định: a) Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ? b) Nhiệt độ cao nhất vào lúc mấy giờ? c) Nhiệt độ trung bình trong ngày là bao nhiêu? CHƯƠNG II. CHẤT QUANH TA BÀI 9. SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT Câu 1. Em hãy quan sát Hình 9: Hình 9 Liệt kê một số vật thể có trong Hình 9, phân loại vật thể đó và kể tên một số chất có trong vật thể đó theo bảng mẫu sau đây: Phân loại Vật thể Chất Vật sống/vật không sống Tự nhiên/nhân tạo Con thuyền Vật không sống Nhân tạo Gỗ, sắt, Câu 2. Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau: a) Chì khoe chì nặng hơn đồng Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng. b) Nước chảy đá mòn. c) Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Câu 3. Hãy kể tên hai vật thể được làm bằng: a) Sắt. b) Nhôm. c) Gỗ. Câu 4. Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt có trong đoạn văn sau: "Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao, ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim". Câu 5. Chuẩn bị 3 cây nến nhỏ. a) Cho 1 cây nến vào nước. Nhận xét khả năng tan trong nước của nến. b) Cho 1 cây nến vào một cốc thuỷ tinh, đặt vào trong một nồi chứa nước và đun trên bếp đến khi nước sôi (cẩn thận kẻo nóng). Quan sát hiện tượng trong cốc và hãy cho biết đây là Trang 7
  8. Nhóm Gv KHTN THCS sự biến đổi vật lí hay hoá học. c) Cây còn lại mang đốt. Quan sát sự thay đổi kích thước của cây nến. Sự thay đổi đó thể hiện sự biến đổi vật lí hay biến đổi hoá học? BÀI 10. CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ Câu 1. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây.B. Gió thổi.C. Mưa rơi. D. Lốc xoáy. Câu 2. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ.B. Hoá hơi.C. Sôi. D. Bay hơi. Câu 3. Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định. C. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng. D. Không chảy được. Câu 4. Cho 3 chiếc cốc được đặt như Hình 10.1: Hình 10.1 Đổ nước vào cốc đến vị trí có mũi tên. Hãy vẽ bề mặt của mực nước trong các cốc này. Có thể làm thí nghiệm để kiểm chứng: đánh dấu một vị trí trên thành cốc. Đặt cốc như mô tả trên Hình 10.1. Đổ nước đến vị trí đã đánh dấu và quan sát bề mặt nước. Câu 5. Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp: a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì c) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì d) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì Câu 6. Hãy đưa ra một ví dụ cho thấy: a) Chất rắn không chảy được. b) Chất lỏng khó bị nén. c) Chất khí dễ bị nén. Câu 7. Dầu thô ở thể lỏng được khai thác từ các mỏ dầu ngoài biển khơi. Theo em có thể vận chuyển dầu lỏng vào đất liền bằng những cách nào? Câu 8. Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Để làm nóng chảy một cục nước đá, ta chỉ cần để cục nước đá ở nhiệt độ phòng. Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến và nước so với nhiệt độ phòng. Câu 9. Nhiệt độ nóng chảy của thuỷ ngân là -39 °C. a) Làm lạnh thuỷ ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thuỷ ngân đông đặc? b) Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thuỷ ngân ở thể gì? Câu 10. Em hãy so sánh sự sôi và sự bay hơi. Tại sao không nói "nhiệt độ bay hơi" của một chất? Câu 11. Ở nhiệt độ phòng: oxygen, nitrogen, carbon dioxide ở thể khí; nước, dầu, xăng ở thể lỏng. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của các chất trên cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ phòng. Câu 12. Chuẩn bị 3 chất lỏng: cồn y tế, nước và dầu ăn. Nhỏ một giọt mỗi chất lỏng lên bề mặt kính và quan sát. Hãy cho biết: a) Chất lỏng nào bay hơi nhanh nhất, chất lỏng nào bay hơi chậm nhất? b) Sự bay hơi nhanh hay chậm có mối liên hệ thế nào với nhiệt độ sôi? Cho biết nhiệt độ Trang 8
  9. Nhóm Gv KHTN THCS sôi của các chất lỏng đó như sau: Chất Nhiệt độ sôi (°C) Dầu ăn Khoảng 300 Nước 100 Cồn y tế Khoảng 78 Câu 13. Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung. a) Tại sao có nước đọng trên nắp vung? b) Em hãy nếm xem những giọt nước đó có vị gì? Từ đó cho biết chất nào trong nước muối đã bay hơi. Câu 14. Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát (Hình 10.2). Khả năng chảy của cát mịn giống với nước lỏng. a) Em hãy cho biết bề mặt cát và bề mặt nước đựng trong cốc có gì khác nhau. b) Hạt cát có hình dạng riêng không? c) Cát ở thể rắn hay thể lỏng? Hình 10.2 BÀI 11. OXYGEN - KHÔNG KHÍ Câu 1. Quá trình nào sau đây cần oxygen? A. Hô hấp.B. Quang hợp.C. Hoà tan. D. Nóng chảy. Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khí oxygen không tan trong nước. B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh. C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị. D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy. Câu 3. Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh? Trang 9
  10. Nhóm Gv KHTN THCS A. Oxygen.B. Nitrogen. C. Khí hiếm.D. Carbon dioxide. Câu 4. Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét. C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia quá trình tạo mây. Câu 5. Hãy kể các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí mà em biết. Câu 6. Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thuỷ tinh chứa khí oxygen (Hình 11.1). Em hãy dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra. Thí nghiệm này cho thấy vai trò gì của khí oxygen? Hình 11.1 Câu 7. Nung potassium permanganate (KMnO 4) trong ống nghiệm (Hình 11.2), phản ứng sinh ra khí oxygen. Khí được dẫn vào một ống nghiệm chứa đầy nước. Khí oxygen đẩy nước ra khỏi ống nghiệm. Hình 11.2 a) Khí thu được trong ống nghiệm có màu gì? b) Khi nào thì biết được ống nghiệm thu khí oxygen đã chứa đầy khí? Câu 8. Khi nuôi cá cảnh, tại sao phải thường xuyên sục không khí vào bể cá? Câu 9. Khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1 950 L oxygen và sinh ra 1 248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Câu 10. Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như Hình 11.3. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 mL. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội. Hình 11.3 Trang 20
  11. Nhóm Gv KHTN THCS CHƯƠNG III. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG BÀI 12. MỘT SỐ VẬT LIỆU Câu 1. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thuỷ tinh.B. Gốm.C. Kim loại. D. Cao su. Câu 2. Cho các vật liệu sau: nhựa, thuỷ tinh, gốm, đá, thép. Số vật liệu nhân tạo là A. 2.B. 3.C. 4. D. 5. Câu 3. Hãy kể tên một số vật dụng được làm từ kim loại. Câu 4. Hãy kể tên các vật liệu được sử dụng để làm bánh xe, khung xe của một chiếc xe đạp (Hình 12.1). Hình 12.1 Câu 5. Cho các đồ vật sau đây (Hình 12.2): Hình 12.2 Các đồ vật đó được làm từ vật liệu gì? Câu 6. Em hãy liệt kê tính chất của các vật liệu theo mẫu dưới đây: Tính chất Mềm Dẫn Trong Cứng Đàn hồi Dễ uốn Dẫn điện Vật liệu dẻo nhiệt suốt Kim loại x x x x Gỗ Thủy tinh Cao su Gốm Nhựa Câu 7. Người ta dùng vật liệu gì để làm chốt phích cắm, tay cầm và dây điện của phích cắm điện (Hình 12.3)? Hình 12.3 Để lựa chọn vật liệu làm ra từng bộ phận của phích cắm điện ở trên, người ta đã dựa vào tính chất nào của vật liệu. Trang 21
  12. Nhóm Gv KHTN THCS Câu 8. Trong các vật liệu sau: nhựa, gỗ, thuỷ tinh, kim loại, người ta hay dùng vật liệu nào để làm nồi, xoong nấu thức ăn? Tại sao phải chọn vật liệu đó mà không dùng vật liệu khác? Câu 9. Em hãy cho biết sự cần thiết phải phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày? Kể tên 3-5 loại rác thải trong gia đình có thể tái chế được thành sản phẩm mới. Câu 10. Hãy kể một số ví dụ về việc sử dụng vật dụng cũ để làm thành vật dụng mới. BÀI 13. MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU Câu 1. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng? A. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn. B. Tránh làm ô nhiễm môi trường. C. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công. D. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế. Câu 2. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi? A. Đá vôi.B. Cát.C. Gạch. D. Đất sét. Câu 3. Sau khi lấy quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào để thu được kim loại từ quặng? A. Bay hơi.B. Lắng gạn.C. Nấu chảy. D. Chế biến. Câu 4. Hãy kể tên một số nguyên liệu tự nhiên thường dùng ở Việt Nam. Câu 5. Từ hình ảnh gợi ý trong Hình 13, em hãy cho biết ứng dụng của đá vôi trong thực tiễn đời sống. Hình 13 Câu 6. Người ta thường chế biến đá vôi thành vôi tôi để làm vật liệu trong xây dựng. Em hãy kể tên một số nơi khai thác đá vôi để nung vôi ở nước ta. Câu 7. Em hãy cho biết nguyên liệu chính để chế biến thành: a) Đường ăn. b) Gạch. c) Xăng. Câu 8. Hãy tìm hiểu trên bản đồ khoáng sản và kể tên một số quặng quan trọng ở Việt Nam. BÀI 14. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU Câu 1. Nhiên liệu hoá thạch A. là nguồn nhiên liệu tái tạo. B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật. C. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá. D. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước. Câu 2. Em hãy kể tên các nhiên liệu được dùng trong Hình 14. Hình 14 Câu 3. Em hãy cho biết nhiên liệu có thể tồn tại ở những thể nào, lấy ví dụ minh hoạ. Câu 4. Em hãy tìm hiểu và thảo luận về các nguồn nhiên liệu hoá thạch của Việt Nam. Câu 5. Em hãy tìm hiểu và nêu cách sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun Trang 22
  13. Nhóm Gv KHTN THCS nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô, ) an toàn, tiết kiệm. BÀI 15. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM Câu 1. Lứa tuổi từ 11 -15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là A. carbohydrate. B. protein. C. calcium. D. chất béo. Câu 2. Hãy nêu các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể người. Câu 3. Em hãy nêu một số cách để bảo quản thực phẩm. Câu 4. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 5. Nhãn ghi trên bao bì sản phẩm từ các thực phẩm cung cấp thông tin gì về thực phẩm? Câu 6. Em hãy kể tên một số thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Câu 7. Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhau. (1) Chúng có vai trò như nhiên liệu của cơ thể. Sự tiêu hoá chuyển hoá A. Chất béo chúng thành một loại đường đơn giản gọi là glucose, được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. B. (2) Nhờ dự trữ chúng dưới da mà các chú gấu có thể chống rét trong mùa Carbohydrate đông lạnh giá. C. Chất xơ (3) Chúng có trong nhiều bộ phận của cơ thể động vật và con người như tóc, cơ, máu, da, D. Protein (4) Con người chỉ cần một lượng nhỏ nhóm chất này nhưng có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi chất. E. Vitamin (5) Chúng không cung cấp dinh dưỡng nhưng cần cho quá trình tiêu hoá. Câu 8. Em hãy ghi lại thực đơn ngày hôm qua của em và xếp các thức ăn đó theo nhóm chất (carbohydrate, protein, chất béo, chất khoáng, vitamin). Câu 9. Điền từ in nghiêng dưới đây vào chỗ trống cho phù hợp: Chất dinh dưỡng, chuyển hoá, thức ăn, năng lượng Mọi cơ thể sống đều cần chất dinh dưỡng. Thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời, nước và khí carbon dioxide để cung cấp cho chúng năng lượng. Động vật phải lấy (1) thông qua ăn thức ăn. Hầu hết (2) của chúng là thực vật hoặc động vật khác. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá, xảy ra các quá trình (3) để biến thức ăn thành các chất cơ thể cần. CHƯƠNG IV: HỖN HỢP – TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP BÀI 16: HỖI HỢP CÁC CHẤT Câu 1. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là A. áo sơ mi. B. bút chì. C. đôi giày. D. viên kim cương. Câu 2. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? A. Nước muối. B. Nước phù sa. C. Nước chè. D. Nước máy. Câu 3. Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan? A. Nước mắm. B. Sữa. Trang 23
  14. Nhóm Gv KHTN THCS C. Nước chanh đường. D. Nước đường. Câu 4. Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng? A. Muối ăn. B. Nến. C. Dầu ăn. D. Khí carbon dioxide. Câu 5. Không khí là hỗn hợp đồng nhất hay không đổng nhất? Kể tên thành phần các chất có trong không khí. Câu 6. Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhau. A. Nước pha bột (1) trong suốt, không màu, khi đun nóng một thời gian không còn sắn lại gì trong cốc. (2) trong suốt, không màu, khi đun nóng một thời gian còn lại bột B. Nước muối rắn màu trắng trong cốc. C. Rượu (3) trắng đục, sau một thời gian lắng đọng bột màu trắng trong cốc. D. Nước trộn dầu (4) tách thành 2 lớp chất lỏng. ăn Câu 7. Thực hiện thí nghiệm sau: Chuẩn bị hai bát. Bát (1): trộn đều 1 thìa muối tinh và 3 thìa đường vàng. Bát (2): trộn đều 3 thìa muối tinh và 1 thìa đường vàng. a) So sánh màu sắc và vị của hỗn hợp trong bát (1) và bát (2). Từ đó rút ra tính chất của hỗn hợp (màu sắc, vị) có phụ thuộc vào yếu tố nào. b) Nếm thử hỗn hợp trong bát, có thể nhận ra sự có mặt của từng chất có trong hỗn hợp không? Tính chất của từng chất trong hỗn hợp có giữ nguyên không? Câu 8. Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5 mL nước cất, đánh số (1), (2), (3). - Dùng các thìa giống nhau mỏi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều. - Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm. - Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết. Hãy sắp xếp khả năng hoà tan trong nước của các chất tan trên. Câu 9. Cho bảng sau: Chất tan A B C D E Khả năng hoà tan (gam chất 35,5 36 7,8 8 0,0015 tan/100 g nước) ở 20 °C Từ bảng trên, hãy sắp xếp khả năng hoà tan của các chất theo chiều tăng dần. Câu 10. Trong nước biển có hoà tan nhiều muối, trung bình cứ 100 g nước biển có 3,5 g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn? BÀI 17. TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP Câu 1. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có A. khối lượng nhẹ hơn. B. kích thước hạt nhỏ hơn. C. tốc độ rơi nhỏ hơn. D. lớp vỏ trấu dễ tróc hơn. Câu 2. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt? A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước. Trang 24
  15. Nhóm Gv KHTN THCS B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh. C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc. D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu. Câu 3. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại. B. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt. C. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn. D. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thau rửa các lớp đáy bể lọc. Câu 4. Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhau. A. Lọc (1) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi. B. Chiết (2) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về mức độ nặng nhẹ. C. Cô cạn (3) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt. D. Lắng (4) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau. Câu 5. Đun vỏ chanh trong nước, thu lấy hơi, làm lạnh hơi thu được hỗn hợp tinh dầu chanh và nước. Hãy trình bày cách để thu được tinh dầu chanh. Câu 6. Hãy nêu cách để có được nước muối sạch khi muối ăn lẫn một số hạt sạn không tan trong nước. Câu 7. Người ta khai thác muối potassium chloride bằng cách bơm nước nóng xuống hầm mỏ để hoà tan muối, sau đó hút nước muối nóng lên cho chảy qua các tấm máng để nguội, thu được muối rắn. Em hãy giải thích cách khai thác muối này. CHƯƠNG V. TẾ BÀO BÀI 18. TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG Câu 1. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 2. Các nhận định sau về tế bào là đúng hay sai? Nhận định Đúng Sai 1. Các loại biểu bì điều có hình đa giác 2. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào 3. Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường 4. Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn là hành thì không Câu 3. Nối hình ảnh của các tế bào ở cột A với tên của loại tế bào ở cột B Trang 25
  16. Nhóm Gv KHTN THCS Câu 4. Hãy tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet để trả lời các câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau: a) Tại sao hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ? b) Tế bào lớn nhất trong cơ thể em là loại tế bào nào? c) Tế bào nào lớn nhất và tế bào nào nhỏ nhất? d) Sưu tập hình ảnh các loại tế bào em đã tìm hiểu được. BÀI 19: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA TẾ BÀO Câu 1. a) Hãy điền tên các thành phần của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực vào các ô trống trong Hình 19.1 cho phù hợp. Hình 19.1 b) So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Thành phần tế bào Giống Khác Tế bào Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Câu 2. Hãy tìm những từ/cụm từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau: Các loại tế bào khác nhau thường có (1) , .(2) và (3) . khác nhau. Màng tế bào là thành phần có ở mọi .(4) giúp (5) và .(6) . các thành phần bên trong tế bào, đồng thời tham gia vào quá trình (7) giữa tế bào và môi trường. Tế bào chất là nơi diễn ra phấn lớn các hoạt động (8) của tế bào. Nhân hoặc vùng nhân là nơi chứa (9) là trung tâm (10) các .(11) của tế bào. Câu 3. a) Hãy điền tên các thành phần tế bào thực vật và động vật vào các ô trống trong Hình 19.2 cho phù hợp. Trang 26
  17. Nhóm Gv KHTN THCS Hình 19.2 b) Hãy hoàn thành bảng dưới đây. Thành Tế bào Tế bào phần tế Chức năng thực vật động vật bào Màng tế Bao bọc và bảo vệ các thành phần bên trong tế Có Có bào bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. Thành tế bào Tế bào chất Không bào Lục lạp Câu 4. Hãy tìm hiểu qua sách, báo và internet về thành phẩn cấu trúc của tế bào để trả lời các câu hỏi sau: a) Thành phần nào giúp thực vật cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật ? b) Thành phần nào giúp thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ ? Câu 5. Hãy vẽ hoặc làm mô hình mô phỏng tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ theo sự sáng tạo của em. BÀI 20. SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO Câu 1. Quan sát Hình 20.1, so sánh lượng tế bào chất và kích thước nhân của tế bào khi mới hình thành và tế bào trưởng thành. Trang 27
  18. Nhóm Gv KHTN THCS Đặc điểm Tế bào chất Nhân Tế bào mới hình thành Tế bào trưởng thành Câu 2. Quan sát Hình 20.2, hãy trình bày diễn biến của quá trình phân chia tế bào bằng cách đánh số thứ tự cho các sự kiện xảy ra sao cho phù hợp. Sự kiện Thứ tự Hai tế bào mới tạo thành từ một tế bào ban đầu. Từ một nhân phân chia thành hai nhân, tách xa nhau. Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con. Câu 3. Cây lớn lên nhờ A. sự lớn lên và phân chia của tế bào. B. sự tăng kích thước của nhân tế bào C. nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu. D. các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu. Câu 4. Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện số lượng tế bào thay đổi từ một tế bào ban đầu sau ba lần phân chia. Hãy cho biết số lượng tế bào được tạo ra sau 1, 2, 3,4, 5, n lần phân chia từ một tế bào ban đầu. Việc tạo ra số lượng lớn tế bào mới có ý nghĩa gì đối với cơ thể? Câu 5. Tìm hiểu các giai đoạn (độ tuổi) phát triển của cơ thể người, em hãy cho biết mình đang thuộc độ tuổi nào. Tìm hiểu về tốc độ tăng trưởng thể chất trong độ tuổi này và quá trình nào của tế bào tham gia vào sự tăng trưởng đó. Em hãy đưa ra các lưu ý về dinh dưỡng, chế độ luyện tập và nghỉ ngơi để cơ thể có thể phát triển thể chất tối đa. BÀI 21. THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI TẾ BÀO Câu 1. Những thiết bị, dụng cụ nào cần thiết cho việc làm tiêu bản và quan sát tế bào biểu bì hành tây và tế bào trứng cá? A. Kính hiển vi. I. Dao mổ. B. Thìa inox. K. Ống nhỏ giọt. C. Dao nhọn. L. Đĩa petri. D. Giấy khổ A4. M. Kim mũi mác. E. Giấy thấm. N. Lam kính. G. Kính lúp. O. Thuốc nhuộm. H. Nước cất. P. Lamen. Câu 2. Sắp xếp các hoạt động thành các bước đúng của một quy trình làm tiêu bản để quan sát các loại tế bào sau: *Tế bào biểu bì hành tây a) Đặt lam kính lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x Trang 28