Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sach_giao_khoa_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_t.docx
Nội dung text: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo
- Nhóm Gv KHTN THCS MỞ ĐẦU BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN MỤC TIÊU - Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên. - Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống Em đã làm quen với môn Khoa học ở cấp Tiểu học, vậy khoa học tự nhiên nghiên cứu những gì và đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống? 1. KHOA HỌC TỰ NHIÊN Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên Hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học gọi là hoạt động nghiên cứu khoa học. Những người hoạt 1 Hoạt động nào trong động nghiên cứu khoa học gọi là nhà khoa học. các hình 1.1 đến 1.6 Môn Khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu về thế giới tự nhiên là hoạt động nghiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống cứu khoa học? Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường. 2. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG CUỘC SỐNG Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên Trong cuộc sống, khoa học tự nhiên thể hiện ở nhiều vai trò khác nhau. 1
- Nhóm Gv KHTN THCS 2 Hãy cho biết vai trò của khoa học tự nhiên được thể hiện trong các hình 1.7 đến 1.10. Em hãy kể tên một số hoạt động thực tế có đóng góp vai trò của khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong: - Hoạt động nghiên cứu khoa học. - Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. - Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. - Chăm sóc sức khoẻ con người. - Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn. Hãy cho biết vai trò nào của khoa học tự nhiên trong hoạt động đó? BÀI TẬP Câu 1. Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Trồng hoa với quy mô lớn trong nhà kính. B. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm. C. Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng phương pháp phơi cát. D. Vận hành nhà máy thuỷ điện để sản xuất điện. Câu 2. Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm. B. Làm thí nghiệm điều chế chất mới. C. Lấy mẫu đất để phân loại đất trồng. D. Sản xuất phân bón hoá học. 2
- Nhóm Gv KHTN THCS BÀI 2 . CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN MỤC TIÊU - Phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. - Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng. Tuỳ vào đối tượng nghiên cứu mà khoa học tự nhiên được chia thành một số lĩnh vực khác nhau. Em đã biết những lĩnh vực khoa học tự nhiên nào? 1. LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Tìm hiểu một số lĩnh vực khoa học tự nhiên Một nhóm học sinh được hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cầm một tờ giấy giơ lên cao và buông tay. Quan 1 Em hãy dự đoán các thí sát tờ giấy rơi. nghiệm 1, 2, 3, 4 thuộc Thí nghiệm 2: Sục khí carbon dioxide vào cốc chứa nước vôi lĩnh vực khoa học nào. trong. Quan sát hiện tượng xảy ra. Thí nghiệm 3: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu. Thí nghiệm 4: Một học sinh chiếu đèn pin vào quả địa cầu, một học sinh khác cho quả địa cầu quay. Mô tả hiện tượng ngày và đêm qua việc quan sát vùng được chiếu sáng trên quả địa cầu. Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như: Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng. Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng. Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó. Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời. 3
- Nhóm Gv KHTN THCS Ứng dụng trong các hình từ 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? 2. VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG Phân biệt vật sống và vật không sống 4
- Nhóm Gv KHTN THCS 2 Quan sát các hình từ 2.9 đến 2.12, em hãy cho biết các vật trong hình có đặc điểm gì khác nhau (sự trao đổi chất, khả năng sinh trưởng,, phát triển và sinh sản). Vật nào là vật sống và vật không sống trong các hình từ 2.9 đến 2.12? Một số dấu hiệu đặc trưng cho vật sống: Chú ý + Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Sinh vật - Đến độ tuổi nhất định lấy thức ăn, chất dinh dưỡng, nước từ môi trường để tích hoặc do thiên tai, bệnh lũy và chuyển hóa năng lượng nuôi sống cơ thể đồng thời tật, vật sống sẽ bị chết tại chất thải ra môi trường. và khi đó trở thành vật + Sinh trưởng, phát triển: Sinh vật lớn lên, tăng trưởng không sống. về kích thước và hình thành các bộ phận mới. + Vận động: Sinh vật di chuyển (động vật), trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường, để sinh trưởng và phát triển. + Cảm ứng: Sinh vật phản ứng lại tác động của môi trường. + Sinh sản: Sinh vật sinh sản để duy trì nòi giống. Vật sống: là vật có các biểu hiện sống như như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản. Vật không sống: là vật không có biểu hiện sống. Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống? BÀI TẬP Câu 1. Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa 5
- Nhóm Gv KHTN THCS học tự nhiên: A. Vật lí học. B. Hoá học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. E. Thiên văn học. Câu 2. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? A. Con ong. B. Vi khuẩn C. Than củi. D. Cây cam. Câu 3. Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật lí, hoá học, ) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sự khác biệt nào? 6
- Nhóm Gv KHTN THCS BÀI 3. QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO – SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC MỤC TIÊU - Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. - Phân biệt được các ký hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. - Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành. - Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên. - Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. Tại sao phải thực hiện các quy định an toàn trong phòng thực hành? Làm thế nào để đo được kích thước, khối lượng, nhiệt độ, của một vật thể? Muốn quan sát những vật có kích thước nhỏ và rất nhỏ, chúng ta dùng dụng cụ nào? 1. QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI HỌC TRONG PHÒNG THỰC HÀNH Tìm hiểu quy định an toàn trong phòng thực hành Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hoá chất, để giáo viên và học sinh có thể thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành. Vì vậy, đây cũng là nơi có nhiều 1 Quan sát hình 3.1 và cho nguồn gây nguy cơ mất an toàn cho giáo viên và học sinh. biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành. Giải thích. Để an toàn tuyệt đối khi học tập trong phòng thực hành, các em cần tuân thủ nội quy thực hành sau đây: 1. Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành. 2. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng; không đi giày, dép cao gót. 3. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm, ) khi làm thí nghiệm. 4. Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên 5. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành. 6. Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn như hoá chất bắn vào mắt, bỏng hoá chất, bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thuỷ tinh, gây đổ hoá chất, cháy nổ, chập điện, 7. Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định. 8. Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành. Hình 3.1. Một số hoạt động trong phòng thực hành. 7
- Nhóm Gv KHTN THCS 2. KÍ HIỆU CẢNH BÁO TRONG PHÒNG THỰC HÀNH Quan sát một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành giúp chúng ta chủ động phòng tránh và giảm thiểu các rủi ro cũng như nguy hiểm trong quá trình làm thí nghiệm. 2 Quan sát các ký hiệu cảnh báo trong hình 3.2 và cho biết ý nghĩa của mỗi ký hiệu. 3 Tại sao lại dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ? Hình 3.2. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết. Ví dụ: - Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng. - Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng. - Kí hiệu cảnh báo nguy hại do hoá chất gây ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ cam. - Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ. 3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO Tìm hiểu một số dụng cụ đo 8
- Nhóm Gv KHTN THCS Thước cuộn Đồng hồ bấm giây Lực kế (a) (b) (c) Nhiệt kế Pipette Bình chia độ Cốc chia độ (d) (e) (ống đong) (h) (g) Cân đồng hồ Cân điện tử (i) (k) Hình 3.3. Một số dụng cụ đo - Khi cần đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ hoặc cốc chia độ, em cần thực hiện các bước: + Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo. + Chọn cốc chia độ thích hợp với thể tích cần đo. + Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào bình. + Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc. + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ. 9
- Nhóm Gv KHTN THCS Để lấy một lượng nhỏ thể tích chất lỏng trong khi làm thí nghiệm, người ta thường dùng pipette. Loại pipette đơn giản nhất thường được sử dụng trong phòng thực hành là pipette nhỏ giọt. Cách sử dụng như sau: - Bóp trước một lực nhỏ ở phần đầu cao su hoặc đầu nhựa. - Nhúng vào chất lỏng cần hút, sau đó thả tay từ từ để hút chất lỏng lên. - Bóp nhẹ để thả từng giọt một (mỗi giọt chuẩn có thể tích khoảng 50 µl, 20 giọt sẽ là 1 ml). Chú ý, luôn giữ pipette ở tư thế thẳng đứng. Kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt Hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền độ, là các đại lượng vật lí của một vật thể. số thứ tự các bước theo mẫu bảng sau cho Dụng cụ dùng để đo các đại lượng đó gọi là phù hợp: dụng cụ đo. Khi sử dụng dụng cụ đo cần Quy trình Nội dung chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị đo lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) Bước .? Chọn dụng cụ đo phù hợp và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN - Hiệu giá trị đo Ước lượng đại lượng cần Bước .? của hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo) đo phù hợp với vật cần đo, đồng thời phải tuân Đọc và ghi kết quả mỗi Bước .? thủ quy tắc đo của dụng cụ đó. lần đo Hiệu chỉnh dụng cụ đo về Bước .? Em hãy thực hành đo khối lượng và thể vạch số 0 tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc Bước .? Thực hiện phép đo chia độ. CHÚ Ý Đối với dụng cụ đo điện tử, GHĐ và ĐCNN thường được nhà sản xuất ghi trên dụng cụ. 4. KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp 10
- Nhóm Gv KHTN THCS 7. Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng? Em hãy dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa. Kính lúp được sử dụng để quan sát rõ hơn các vật 8. Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát. trong cấu tạo kính hiển vi Cấu tạo kính lúp gồm 3 bộ phận: mặt kính, khung kính, quang học. tay cầm (giá đỡ). Cách sử dụng: Cầm kính lúp để điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật. Tìm hiểu cách sử dụng kính hiển vi quang học. - Kính hiển vi là thiết bị được sử dụng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy. Kính hiển vi bình thường có độ phóng đại từ 40 - 3000 lần. Cấu tạo kính hiển vi quang học bao gồm 4 hệ thống Kính hiển vi quang học chính: hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu có vai trò gì trong nghiên cứu sáng và hệ thống điều chỉnh (hình 3.8). khoa học? 11
- Nhóm Gv KHTN THCS - Cách sử dụng kính hiển vi quang học: Bước 1. Chuẩn bị kính: Đặt kính vừa tầm quan sát, gần nguồn cấp Thực hành các bước sử dụng điện. kính hiển vi. Bước 2. Điều chỉnh Sử dụng kính hiển vi, em ánh sáng: Bật công tắc hãy quan sát một số mẫu tiêu đèn và điều chỉnh độ bản trong phòng thực hành. sáng của đèn phù hợp. Bước 3. Quan sát vật mẫu: - Đặt tiêu bản lên mâm kính. - Điều chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị CHÚ Ý Bảo quản kính hiển vi: trí gần tiêu bản. - Lau khô kính hiển vi sau - Mắt hướng vào thị khi sử dụng. kính, điều chỉnh ốc sơ - Để kính nơi khô ráo, tránh cấp nâng vật kính lên mốc ở bộ phận quang học. cho tới khi quan sát - Kính phải được bảo dưỡng được mẫu vật thì định kì. chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong. Để thay đổi độ ▲Hình 3.9. Các bước sử dụng phóng đại kính hiển vi, kính hiển vi quang học quay mâm kính để lựa chọn vật kính phù hợp. BÀI TẬP Câu 1. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất. B. Tự ý làm các thí nghiệm. C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 2. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành. B. tự xử lí và không thông báo với giáo viên. 12
- Nhóm Gv KHTN THCS C. nhờ bạn xử lí sự cố. D. tiếp tục làm thí nghiệm. Câu 3. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hoá chất độc hại? A. .B. . C. .D. . Câu 4. Quan sát hình 3.2 (trang 12), em hãy cho biết những kí hiệu cảnh báo nào thuộc a. kí hiệu chỉ dẫn thực hiện. b. kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra. c. kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm. d. kí hiệu báo cấm. Câu 5. Cho các dụng cụ sau trong phòng thực hành: lực kế, nhiệt kế, cân đồng hồ, thước dây. Hãy chọn dụng cụ thích hợp để đo a. nhiệt độ của một cốc nước. b. khối lượng của viên bi sắt. Câu 6. Kính lúp và kính hiển vi thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào? CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO BÀI 4. ĐO CHIỀU DÀI MỤC TIÊU - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật. - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật. - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản. - Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó. - Đo được chiều dài của một vật bằng thước. Vì sao khi đo chiều dài của sân trường người ta thường dùng thước cuộn hoặc thước dây, còn trong quá trình học tập các em lại thường sử dụng thước kẻ để đo? 1. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO CHIỀU DÀI Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật 1. Cảm nhận của em về chiều dài đoạn thẳng AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào? ▲Hình 4.1. Hai đoạn thẳng 2. Hãy ước lượng chiều Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài dài hai đoạn thẳng đó. - Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của Muốn biết kết quả ước nước ta hiện nay là mét (metre), kí hiệu là m. lượng có chính xác không ▼ Bảng 4.1. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị mét ta phải làm như thế nào? thường gặp. 13
- Nhóm Gv KHTN THCS Đơn vị Kí Quy đổi ra mét hiệu Milimét (Milimetre) mm 1 1 = = 0,001 1000 Xentimét (Centimetre) Cm 1 1 = = 0,01 100 Đềximét (Decimetre) dm 1 1 = = 0,1 10 Kilomét (Kilometre) km 1km = 1000m Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài Một số đơn vị đo chiều dài khác: 1 inch (in) = 0,0254 m 1 foot (ft) = 0,3048 m - Đơn vị thiên văn (AU) 1 AU = 150 triệu km. - Năm ánh sáng (ly): 1 ly = 946 073 triệu tỉ m. - Để đo kích thước của các vật rất nhỏ người ta thường dùng: + Micrômét (µm) 1 µm = 0,000001 m + Nanômét (nm) 1 nm = 0,000000001 m ▲ Hình 42. Một số dụng cụ đo + Angstrom (Å) chiều dài 1 Å = 0,0000000001 m Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN. 3. Kể tên những loại thước - GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước. đo chiều dài mà em biết. - ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp Tại sao người ta lại sản trên thước. xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy? Hãy cho biết GHĐ và 14
- Nhóm Gv KHTN THCS ĐCNN của mỗi thước ở hình 4.2a và thước kẻ mà em đang sử dụng. 2. THỰC HÀNH ĐO CHIỀU DÀI - Lựa chọn thước đo phù hợp 4. Quan sát hình 4.3 và cho biết cách đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao? - Để đo chiều dài của một vật được thuận tiện và cho kết quả 5. Quan sát hình 4.4 và chính xác ta cần ước lượng chiều dài của vật, từ đó lựa chọn cho biết cách đặt thước để thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp. đo chiều dài bút chì như - Để ước lượng chiều dài của một vật, ta có thể dựa vào chiều thế nào là đúng? dài của một vật đã biết. Ví dụ, ước lượng chiều dài của ngôi 6. Quan sát hình 4.5 và nhà bằng cách đếm những viên gạch lát sàn và dựa vào kích cho biết cách đặt mắt để thước của nó. đọc chiều dài bút chì như Tìm hiểu các thao tác đúng khi đo chiều dài thế nào là đúng? 7. Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ở các hình là bao nhiêu xentimet? 15
- Nhóm Gv KHTN THCS Đo chiều dài bằng thước Dụng cụ: - Các loại thước; 8. Hãy đo chiều dài của - Bàn học; bàn học và - Quyển sách Khoa học tự nhiên 6. chiều dài của Tiến hành đo: quyển sách - Ước lượng chiều dài bàn học, chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên Khoa học tự nhiên 6 của 6; em. Sau đó - Lựa chọn thước đo phù hợp; hoàn thành theo mẫu bảng - Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật, vạch số 0 của thước ngang với một 4.2. đầu của bàn, quyển sách; - Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của bàn, quyển sách theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của bàn, quyển sách; - Ghi kết quả đo được theo mẫu bảng 4.2. ▼Bảng 4.2. Kết quả đo chiều dài. Vật Chiều Chọn dụng cụ đo chiều Kết quả đo (cm) cần đo dài ước dài - Hãy đo chiều dài đoạn thẳng lượng Tên GHĐ ĐCNN Lần Lần Lần 풍 + 풍 + 풍 풍 = AB và CD (cm) dụng 1: l 2: l 3: l 1 2 3 trong hình 4.1. cụ đo Từ kết quả đo Chiều được em rút ra dài bàn ? ? ? ? ? ? ? ? nhận xét gì? học của - Lấy ví dụ em chứng tỏ giác Chiều quan của dài của ? ? ? ? ? ? ? ? chúng ta có quyển thể cảm nhận sách sai về kích thước các vật. Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo. 16
- Nhóm Gv KHTN THCS Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Bước 3: Đặt thước đo đúng cách. Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo. Hãy mô tả cách đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp em. BÀI TẬP Câu 1. Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó. Câu 2. Một thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là A. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 cm. B. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 cm. C. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 mm. D. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 mm. Câu 3. Hãy ước lượng chiều dài lớp học, lựa chọn thước đo phù hợp để đo chiều dài lớp học rồi so sánh kết quả đo được với chiều dài ước lượng ban đầu của em. Câu 4. Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều dài quãng đường từ cổng trường vào lớp học của em. BÀI 5. ĐO KHỐI LƯỢNG MỤC TIÊU - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật. - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; Ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản. - Dùng cân để chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó. - Đo được khối lượng của một vật bằng cân. Hai cốc nước giống nhau chứa cùng một thể tích chất lỏng: Một cốc chứa nước và một cốc chứa dầu ăn. Khối lượng của hai chất lỏng trong hai cốc có bằng nhau không? Làm sao để biết chính xác được điều đó? 1. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO KHỐI LƯỢNG Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng - Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg. Hãy kể tên những đơn - Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt tại Viện Đo vị đo khối lượng mà em lường quốc tế ở Pháp. biết. 17
- Nhóm Gv KHTN THCS ▲Hình 5.1 Quả cân mẫu ▼ Bảng 5.1. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị kilôgam thường gặp. Đơn vị Kí hiệu Đổi ra kg Miligam mg 1 mg = 0,000 001 kg Gam g 1 g = 0,001 kg Hectôgam (lạng) hg 1 hg = 0,1 kg Yến yến 1 yến = 10 kg Tạ tạ 1 tạ = 100 kg Tấn tấn 1 tấn = 1000 kg Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 5.2a, b, c hãy nêu thêm một số loại cân mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó. Em hãy đọc tên loại cân dưới đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của cân. ▲Hình 5.2a. Cân Roberval ▲Hình 5.2b. Cân đòn ▲Hình 5.2c. Cân y tế 18
- Nhóm Gv KHTN THCS - Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Roberval 2. THỰC HÀNH ĐO KHỐI LƯỢNG Ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp Có các cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp đựng bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao? ▲Hình 5.3. Lựa chọn cân phù hợp Khi đo khối lượng của một vật bằng cân thì cần ước lượng khối lượng của nó, từ đó lựa chọn loại cân phù hợp để 4. Em hãy quan sát hình phép đo được chính xác 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình Các thao tác khi đo khối lượng nào thì thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật Hình 5.4. Hiệu chỉnh cân 19
- Nhóm Gv KHTN THCS 5. Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt mắt Hình 5.5. Đặt mắt để đọc số chỉ của cân để đọc khối lượng như thế nào là đúng Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của cân này là 1 kg). Hình 5.6. Đọc kết quả đo khối lượng Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật cẩn lưu ý: - Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo. - Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân. - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân. 20
- Nhóm Gv KHTN THCS Đo khối lượng bằng cân Dụng cụ: 6. Thực hiện lần lượt đo - Một số loại cân trong phòng thực hành; khối lượng của viên bi sắt và cặp sách. - 1 viên bi sắt; Hoàn thành theo mẫu - 1 cặp sách. bảng 5.2. Tiến hành đo: - Ước lượng khối lượng viên bi sắt; - Lựa chọn cân phù hợp; - Hiệu chỉnh cân; - Đặt viên bi sắt lên cân. Đọc và ghi kết quả mỗi lẩn đo. - Làm tương tự các bước trên khi đo khối lượng cặp sách. Bảng 5.2. Kết quả đo khối lượng Khối Chọn dụng cụ đo khối Kết quả đo (g) lượng lượng Vật cần ước Tên đo Lần 1: Lần Lần (m m m ) lượng dụng cụ GHD ĐCNN m 1 2 3 m 2: m 3: m (g) đo 1 2 3 3 Viên bi ? ? ? ? ? ? ? ? sắt Cặp sách ? ? ? ? ? ? ? ? * m là khối lượng trung bình của vật; m1, m2; m3 là khối lượng của vật trong các lần đo. Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cẩn thực hiện các bước sau: Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo. Bước 2: Chọn cân phù hợp. Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo. Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào cân. Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lẩn đo theo vạch chia gần nhất với đẩu kim của cân. Mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng hộp đựng bút của em và so sánh kết quả đo được với kết quả 21
- Nhóm Gv KHTN THCS ước lượng của em BÀI TẬP: 1. Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này. 2. Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là A. cân tạ. B. cân Roberval c. cân đổng hổ. D. cân tiểu li. 3. Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là A. cân tạ. B. cân đòn. c. cân đổng hổ. D. cân tiểu li. 4. Người bán hàng sử dụng cân đống hồ như hình bên để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cân này và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả được đặt trên đĩa cân 22
- Nhóm Gv KHTN THCS ĐO THỜI GIAN MỤC TIÊU - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian. - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản. - Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó. - Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hổ bấm giây? 1. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO THỜI GIAN Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của 1. Hãy kể tên các đơn vị đo nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s. Các ước số và thời gian mà em biết .2. Ngoài những loại đồng hồ bội số của đơn vị giây ta thường gặp là giờ (hour, h), phút được liệt kê trong hình 6.2, (minute, min), ngày, tuần, tháng, hãy kể thêm một số loại Quy đổi đơn vị thời gian: đóng hồ mà em biết và nêu 1 phút = 60 giây ưu thế của từng loại. 1 giờ - 60 phút 1 ngày = 24 giờ Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn, đồng hồ treo tường, 2 đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, a) Đồng hồ đeo tay b) Đồng hồ treo tường c) Đồng hồ để bàn 23
- Nhóm Gv KHTN THCS d) Đồng hồ điện tử e) Đồng hồ bấm giây ▲Hình 6.1. Một số loại đồng hồ 2. THỰC HÀNH ĐO THỜI GIAN Ước lượng thời gian và lựa chọn đồng hồ 3. Để xác định thời gian vận động Để lựa chọn đồng hồ đo thời gian của một hoạt động cho viên chạy 800 m (hình 6.1a) phù hợp, chúng ta cẩn ước lượng thời gian của hoạt động ta nên dùng loại đồng hồ nào? đó trước khi đo. Vì sao? .4. Hãy ước lượng thời gian đi từ Sử dụng đồng hồ đúng cách cuối lớp học tới bục giảng và lựa chọn đồng hổ phù hợp để đo khoảng thời gian đó. 5. Hãy quan sát hình 6.2 và cho biết cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình nào thì thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian?. a) b) 6. Quan sát hình 6.3 và cho biết ▲Hình 6.2. Cách hiệu chỉnh đồng hồ cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ như thế nào là đúng? Quan sát hình 6.4 và cho biết số chỉ của đồng hồ ở mỗi trường hợp là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của đồng hồ này là 1s) ▲Hình 6.3. Cách đặt mắt đọc số chỉ của đồng hồ 24
- Nhóm Gv KHTN THCS ▲Hình 6.4. Cách đọc số chỉ của đồng hồ Khi sử dụng đổng hồ để đo thời gian của một hoạt động cần lưu ý: - Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo. - Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ. - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hổ. Đo thời gian bằng đồng hồ Dụng cụ: 7. Thực hiện đo lần lượt thời Các loại đồng hồ khác nhau. gian di chuyển của hai Tiến hành đo: bạn học sinh khi đi từ - Ước lượng thời gian di chuyển của từng bạn; cuối lớp học tới bục - Chọn đổng hồ phù hợp; giảng. Hoàn thành theo - Hiệu chỉnh đồng hổ; mẫu bảng 6.1 - Thực hiện phép đo; - Đọc và ghi kết quả. ▼ Bảng 6.1. Kết quả đo thời gian Thời Chọn dụng cụ đo thời Đối Kết quả đo (g) gian gian tượng ước Tên cần Lần 1: Lần 2: Lần 3: (t t t ) lượng dụng cụ GHD ĐCNN t 1 2 3 đo t t t (s) đo 1 2 3 3 Bạn 1 ? ? ? ? ? ? ? ? Bạn 2 ? ? ? ? ? ? ? ? * t là thời gian trung bình của một hoạt động; t1, t2, t3 là thời gian của hoạt động trong các lần đo Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện Thực hiện phép đo thời gian của một bạn chạy các bước sau: 100m Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo 25
- Nhóm Gv KHTN THCS Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo Đồng hồ cát là một dụng cụ đo thời gian từ cổ xưa được phát minh ở Alexandria năm 150 trước Công nguyên (TCN). Cấu tạo gổm hai bình thuỷ tinh được nối với nhau bằng một eo hẹp, để cát mịn chảy từ bình này sang bình kia qua eo nối, với một tốc độ nhất định. Mỗi đồng hổ cát đo một khoảng thời gian bằng khoảng thời gian khi cát từ bình này chảy hết vào bình kia. Các yếu tỗ ảnh hưởng đến thời gian cát chảy là dung lượng cát, kích cỡ và góc của bình, độ rộng cổ eo và chất lượng cát. ▲Đồng hồ cát Đồng hồ nước là dụng cụ đo thời gian đầu tiên không phụ thuộc vào các yếu tố thiên văn để xác định thời gian, có nghĩa là nó có thể được dùng vào bất cứ lúc nào trong ngày/đêm. Đồng hồ nước hoạt động bằng cách đo lượng nước nhỏ từ một bình chứa này sang bình chứa khác. Người Ai Cập sở hữu phát minh này, tuy nhiên nó đã phổ biến và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới, vài nước trên thế giới thậm chí còn sử dụng loại đông hổ đo thời gian này cho đến tận thế kỉ XX ▲Đồng hồ nước BÀI TẬP: 1. Để đo thời gian của vận động viên chạy 100 m, loại đồng hố thích hợp nhất là A. đồng hồ để bàn. B. đồng hổ bấm giây. C. đồng hố treo tường. D. đồng hổ cát. 2. Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích. B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích. C. bạn Nguyên chạy 50 m rồi nhân đôi. D. bạn Nguyên chạy 200 m rồi chia đôi. 3. Hãy lập bảng theo mẫu và chọn loại đồng hồ phù hợp để đo thời gian các hoạt động: 26
- Nhóm Gv KHTN THCS Loại đồng hồ Đồng hồ đeo tay Đồng hồ treo tường Đồng hồ bấm giây Hoạt động Một tiết học ? ? ? Chạy 100 m ? ? ? Đi từ nhà đến trường ? ? ? THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS ĐO NHIỆT ĐỘ MỤC TIÊU: - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật. - Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ "nóng", "lạnh" của vật. - Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. - Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ. - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo; Ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. - Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế. Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lẽ em Vinh bị sốt rổi. Vân: Con sờ trán em Vinh thấy bình thường mà. Vậy em Vinh có bị sốt không? Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta nên làm thế nào? ▲Em Vinh 1. NHIỆT ĐỘ VÀ NHIỆT KẾ 1. Thực hiện thí nghiệm như mô tả ở thí nghiệm 1 và Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế cho biết cảm nhận của em vé Thí nghiệm 1: Cảm nhận về độ nóng, lạnh của nước độ nóng lạnh ở các ngón tay Dụng cụ: Ba cốc nước (cốc 1 chứa nước lạnh; cốc 2 chứa khi nhúng vào cốc 2 có như nước nguội; cốc 3 chứa nước ấm). nhau không? Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì? Tiến hành thí nghiệm: 27