Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

docx 192 trang xuanthu 24/08/2022 8000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsach_giao_khoa_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc.docx

Nội dung text: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

  1. Nhóm Gv KHTN THCS MỤC LỤC Hướng dẫn sử dụng sách Lời nói đầu CHƯƠNG 1. MỞ ĐẰU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Bài 1. Giới thiệu về Khoa học tự nhiên Bài 2. An toàn trong phòng thực hành Bài 3. Sử dụng kính lúp Bài 4. Sử dụng kính hiển vi quang học Bài 5. Đo chiều dài Bài 6. Đo khối lượng Bài 7. Đo thời gian Bài 8. Đo nhiệt độ Bài 9. Ôn tập chương I CHƯƠNG II. CHẮT QUANH TA Bài 1. Sự đa dạng cùa chất Bài 2. Các thể của chất và sự chuyền thể Bài 3. Oxygen. Không khí Bài 4. Ôn tập chương II CHƯƠNG III. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC-THỰC PHẰM THÔNG DỤNG Bài 1. Một số vật liệu Bài 2. Một số nguyên liệu Bài 3. Một số nhiên liệu Bài 4. Một số lương thực, thực phẩm Bài 5. Ôn tập chương III CHƯƠNG IV. HỖN HỢP. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP Bài 1. Hỗn hợp các chất Bài 2. Tách chất khỏi hỗn hợp Bài 3. Ôn tập chương IV
  2. Nhóm Gv KHTN THCS CHƯƠNG V. TẾ BÀO Bài 1. Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống Bài 2. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào Bài 3. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào Bài 4. Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào Bài 5. Ôn tập chương V CHƯƠNG VI. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỀ Bài 1. Cơ thể sinh vật Bài 2. Tổ chức cơ thể đa bào Bài 3. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào và cơ thề đa bào Bài 4. Ôn tập chương VI CHƯƠNG VII. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG Bài 1. Hệ thống phân loại sinh vật Bài 2. Khóa lưỡng phân Bài 3. Vi khuẩn Bài 4. Thực hành: Làm sữa chua và quan sát hình thái vi khuẩn Bài 5. Virus Bài 6. Nguyên sinh vật Bài 7. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật Bài 8. Nấm Bài 9. Thực hành: Quan sát hình thái các loại nấm Bài 10. Ôn tập chương VII Bài 11. Thực vật Bài 12. Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật Bài 13. Động vật Bài 14. Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên Bài 15. Đa dạng sinh học Bài 16. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên Bài 17. Ôn tập chương VII (tiếp theo)
  3. Nhóm Gv KHTN THCS CHƯƠNG VIII. LỰC TRONG ĐỜI SỐNG Bài 1. Lực là gì? Bài 2. Biểu diễn lực Bài 3. Biến dạng của lò xo Bài 4. Trọng lượng, lực hấp dẫn Bài 5. Lực ma sát Bài 6. Lực cản của nước Bài 7. Ôn tập chương VIII CHƯƠNG IX. NĂNG LƯỢNG Bài 1. Năng lượng và sự truyền năng lượng Bài 2. Một số dạng năng lượng Bài 3. Sự chuyền hoá năng lượng Bài 4. Năng lượng hao phí Bài 5. Năng lượng tái tạo Bài 6. Tiết kiệm năng lượng Bài 7. Ôn tập chương IX CHƯƠNG X. TRÁI ĐẤT VÀ BẰU TRỜI Bài 1. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Bài 2. Mặt Trăng Bài 3. Hệ Mặt Trời Bài 4. Ngân Hà Bài 5. Ôn tập chương X Làm quen với dự án: Làm đất nặn thủ công Giải thích một số thuật ngữ dùng trong sách
  4. Nhóm Gv KHTN THCS Chương I. MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN MỤC TIÊU - Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên. - Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống. - Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. - Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống. Em hãy nêu tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hằng ngày ở trên hình trên. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? I. Khái niệm Khoa học tự nhiên Các vật quanh ta gồm vật sống và vật không sống, đều chuyển động và biến đổi không ngừng: Trái Đất quay quanh Mặt Trời, hạt thóc nảy mầm phát triển thành cây lúa, con người sinh ra, lớn lên, Các chuyển động và biến đổi trong tự nhiên gọi là hiện tượng tự nhiên. Hiện tượng tự nhiên rất phong phú và đa dạng, nhưng có một tính chất chung là xảy ra theo các quy luật xác định. Khoa học tự nhiên (KHTN) là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. II. Vật sống và vật không sống Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản, Vật không sống Hãy cho biết trong các vật sau không có khả năng trên. đây, vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống? 1. Con người 2. Trái Đất 3. Cái bàn 4. Cây lúa 5. Con voi 6. Cây cầu III. Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên Hình 1.1 dưới đây mô tả một số hiện tượng. Các em hãy đọc và thực hiện yêu cầu ghi dưới mỗi hình.
  5. Nhóm Gv KHTN THCS Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau Khi bị đun nóng thì đường có bị biến đổi thành thì khi nào chúng hút nhau, khi nào chúng đẩy nhau? chắt khác không? Làm thí nghiêm đế kiểm tra. Làm thí nghiêm kiểm tra. Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước thì thấy bút chì như bị Đem cốc thuỷ tinh chụp kín cày thì cây có phát gãy ở mặt nước. Làm thí nghiệm kiểm tra. triển bình thường được không? Hình 1.1 Một số hiện tượng của khoa học tự nhiên KHTN bao gồm rất nhiều lĩnh vực: Sinh học nghiên Bảng 1.1 cứu về thực vật, động vật, con người; Hoá học nghiên Bảng phân loại các hiện tượng tự nhiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng; Vật lí học nghiên Lĩnh vực khoa học tự nhiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng; Khoa học Trái Hiện tượng Đất nghiên cứu về cấu tạo của Trái Đất và bầu khí Sinh học Hoá học Vật lí học quyển bao quanh nó; Thiên văn học nghiên cứu các thiên a ? ? ? thể; b ? ? ? c ? ? ? Em hãy chép Bảng 1.1 vào vở rồi sắp xếp các hiện tượng ở Hình 1.1 vào ba lĩnh vực chính của d ? ? ? KHTN bằng cách đánh dấu “X” vào bảng. IV. Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống Các thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện. Dựa vào Hình 1.2, hãy so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực của đời sống trước đây (khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển) và hiện nay. Tìm thêm ví dụ minh hoạ.
  6. Nhóm Gv KHTN THCS Khi khoa Khi khoa học học và công Thông tin Hiện nay và công nghệ nghệ còn Năng Hiện nay liên lạc còn chưa phát chưa phát lượng triển triển Khi khoa học và công nghệ còn chưa phát Giao thông Hiện nay triển vận tải Hình 1.2 Một số phương tiện mà con người sử dụng trước và sau khi khoa học công nghệ được phát triển Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích, thì KHTN cũng có thể gây hại tới môi trường tự nhiên và con người (Hình 1.3). Chỉ ra những lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên trong Hình 1.3 đối với con người và môi trường sống Hình 1.3 Lợi ích và tác hại của các ứng dụng khoa học tự nhiên Hãy cùng nhóm học tập phân công mỗi người tìm đọc tiểu sử của một trong năm nhà khoa học nổi tiếng dưới đây, rồi viết tóm tắt về quốc tịch, ngày sinh, phát minh quan trọng và điều mà em thích nhất về nhà khoa học đó: 1/ Niu-tơn (Newton); 2/ Đác-uyn (Darwin); 3/ Pa-xtơ (Pasteur); 4/ Ma-ri Quy-ri (Marie Curie); 5/ Einstein (Anh-xtanh). Nếu có thể, hãy cùng nhau làm một tờ báo tường để giới thiệu các kết quả tìm hiểu của mình kèm theo tranh ảnh về các thành tựu của KHTN. Em có biết? Nhờ những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ mà trong thời gian qua, con người đã có những bước tiến lớn trên con đường chinh phục vũ trụ. Sau đây là một số mốc
  7. Nhóm Gv KHTN THCS thời gian về chinh phục vũ trụ của con người: 1. Năm 1957, nước Nga (Liên Xô cũ) phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất Spút-nhích (Sputnik), mở đầu cho thời kì chinh phục vũ trụ của con người. 2. Năm 1961, Ga-ga-rin (Gagarin), người Nga, phi công vũ trụ đầu tiên của loài người bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ Vô-xtốc (Vostok) 1 (Phương Đông 1). 3. Năm 1969, Am-xtrong (Armstrong), người Mĩ, là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. 4. Năm 1980, Phạm Tuân là người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ trên tàu Xô i-uýt (Soyuz) 37 (Liên Hợp 37) trong 8 ngày. 5. Từ năm 1971 tới nay, con người không ngừng đưa lên vũ trụ các trạm không gian, tạo điều kiện cho các nhà Hình 1.4 khoa học có thể sống và làm việc lâu ngày trong vũ trụ. Con tem phát hành nhân chuyến bay của phi công vũ trụ Go-rơ-bát-cô (Gorbarko) và Phạm Tuân. Em đã học Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. Ba lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là Sinh học, Hoá học và Vật lí học. Các thành tựu của khoa học được áp dụng vào công nghệ, đề chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho đời sống con người. Em có thể: Mỗi em có thể sưu tầm một tài liệu, tranh, ảnh về sự phát triển nhờ khoa học, công nghệ của các lĩnh vực mà em quan tâm như: giao thông vận tải, du hành vũ trụ, thông tin liên lạc, giải trí, Bài 2. AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM MỤC TIÊU - Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. - Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. - Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành. Theo em, những hoạt động nào trong phòng thực hành ở hình bên là không an toàn?
  8. Nhóm Gv KHTN THCS Khi làm thí nghiệm, chúng ta phải tiếp xúc với: nguồn điện, nguồn nhiệt, hoá chất, chất dễ cháy nổ, dụng cụ sắc nhọn, động vật, Vì thế, chúng ta cần phải biết rõ các quy định an toàn để phòng tránh rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập trong phòng thực hành (Hình 2.1), quy định an toàn để phòng tránh. I. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành Em hãy cho biết mỗi biển báo trong Hình 2.2 có ý nghĩa gì? Cả 3 biển Chất Chất Nguồn Dụng Thủy Nhiệt báo này có đặc điểm gì chung? dễ độc điện cụ tinh độ cao cháy nguy sắc dễ vỡ hiểm nhọn Hình 2.1 Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành a) b) c) II. Một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết). Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm hoặc ngửi hoá chất. Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm (vật sắc nhọn, chất dễ cháy nổ, chất độc, nguồn điện nguy hiểm, ). Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng. 1. Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hoá chất? 2. a) Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành? b) Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo về chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, điện cao thế, ứng vói mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.
  9. Nhóm Gv KHTN THCS Hình 2.2 Một số kí hiệu cảnh báo nguy hiểm Vẽ hai cột, cột (1) là “An toàn” và cột (2) là “Không an toàn” trên Phiếu học tập. Sắp xếp các tình huống dưới đây (chỉ cần ghi a, b, c, ) vào đúng cột. a) Thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (sự bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn, ) b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng cùa vật khi đang đun. c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hoá chất có mùi, vị lạ không. d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hoá chất, cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hoá chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hoá chất. e) Cẩn thận khi cầm đồ thuỷ tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác. g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật. h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định. Em đã học Em có thể: Các quy định, các kí hiệu cảnh báo về an toàn trong Phân biệt được các kí phòng thực hành. hiệu cảnh báo trong phòng Phải tuân thủ nội quy phòng thực hành để tránh thực hành. Thực hiện được những rủi ro có thề xảy ra. các quy định an toàn trong phòng thực hành. Bài 3. SỬ DỤNG KÍNH LÚP MỤC TIÊU Biết cách sử dụng kính lúp. Muốn nhìn rõ những vật nhỏ như dấu vân tay, một con bọ cánh cứng hoặc gân của một chiếc lá thi theo em phải dùng dụng cụ nào? I. Tìm hiểu về kính lúp Kính lúp cầm tay đơn giản là một tấm kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, thường được bảo vệ bởi một khung và có tay cầm. Ngoài việc phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học, kính lúp còn được sử dụng rất phổ
  10. Nhóm Gv KHTN THCS biến trong đời sống (dùng để đọc sách, soi mẫu vải, nghiên cứu tem, sửa chữa đồng hồ, sửa chữa vi mạch điện tử, ). Lựa chọn loại kính lúp trong Hình 3.1 để thực hiện các công việc sau: Đọc sách. Sửa chữa đồng hồ. Soi mẫu vải. Hình 3.1 Một số loại kính lúp thông dụng a) kính lúp cầm tay, b) kính lúp để bàn có đèn, c) kính lúp đeo mắt. Các kính lúp này có khả năng phóng to ảnh của một vật từ 3 dến 20 lần. II. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH LÚP 1. Sử dụng • Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính. • Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét 2. Bảo quản • Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm. • Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng (nếu có) • Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn 1. Dùng kính lúp quan sát một dòng chữ thật nhỏ. 2. Giữ kính lúp phía trên chiếc lá, điều chỉnh kính để em có thể nhìn rõ các chi tiết trên lá. a) Từ từ dịch chuyển kính lúp ra xa chiếc lá, em có nhìn rõ chi tiết hơn trước không? b) Bây giờ, nếu tiếp tục dịch chuyển kính xa chiếc lá hơn một chút, ảnh của chiếc lá sẽ rõ nét hơn hay mờ đi? Khi đó, kích thước của chiếc lá nhìn thấy qua kính to hơn hay nhỏ đi? Em đã học • Kính lúp là dụng cụ có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ Dùng kính lúp quan sát và mô tả gân của 3 đến 20 lần. Do đó, người ta một chiếc lá. thường sử dụng kính lúp để quan sát các vật có kích thước nhỏ. • Cần sử dụng và bảo quản kính lúp đúng cách. Em có biết?
  11. Nhóm Gv KHTN THCS Trong một số điện thoại thông minh có phần mềm kính lúp điện tử, có thể phóng to ảnh lên đến 10 lần. BÀI 4. SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC MỤC TIÊU • Biết cách sử dụng kính hiển vi quang học. Để quan sát gân của một lá cây ta có thể dùng kính lúp. Tuy nhiên, để quan sát tế bào của chiếc lá này thì ta phải làm thế nào? I. TÌM HIỂU VỀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
  12. Nhóm Gv KHTN THCS Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng tử 40 lần đến 3000 lần. Một kính hiển vi gồm các bộ phận chính (Hình 4.1): • Ống kính gồm: - Thị kính (kính để mắt vào quan sát): có ghi 10x (gấp 10 lần), 20x (gấp 20 lần), - Đĩa quay gắn các vật kính. - Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x, • Ốc điều chỉnh gồm: ốc to và ốc nhỏ. • Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ. Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu, thân kính và chân kính làm giá đỡ các bộ phận khác Những mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học? Giải thích tại sao. a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong). b) Giun, sán dây. c) Các tép cam, tép bưởi. d) Các tế bào thực vật, động vật. II. SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát. Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính (tránh hướng gương trực tiếp vào đèn sáng hoặc Mặt Trời, có thể gây tổn thương mắt). Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản). Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy vật cần quan sát. Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy vật mẫu thật rõ nét. Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang học: a) Trình bày các thao tác trước khi tiến hành quan sát. b) Mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy. III. BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
  13. Nhóm Gv KHTN THCS • Khi cầm kính hiển vi một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng. • Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi. • Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng. Em đã học • Kính hiển vi quang học là dụng cụ có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ Sử dụng được kính hiển vi 40 lần đến 3000 lần. quang học. • Cần sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học đúng cách. Em có biết? Ca-mê-ra (camera) (Hình 4.2) có khả năng phóng to từ 40 lần đến 1 000 lần, cho phép vừa quan sát vừa chụp ảnh và lưu vào máy tính. Em hãy tìm hiểu thêm các thông tin về loại thiết bị này để chia sẻ với các bạn trong lớp BÀI 5. ĐO CHIỀU DÀI MỤC TIÊU • Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. • Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài. • Dùng thước để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. • Đo được chiều dài bằng thước. • Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản. Quan sát hình bên, em thấy đoạn thẳng AB hay CD dài hơn? Muốn biết chính xác, ta phải làm gì?
  14. Nhóm Gv KHTN THCS I. ĐƠN VỊ ĐỘ DÀI Trong thực tế, để đo các độ dài Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, sau đây, người ta thường sử dụng đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m. đơn vị nào? Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp: a) Độ cao cửa sổ trong phòng 1 milimét (mm) = 0,001 m (1m = 1000 mm) học 1 xentimét (cm) = 0,01 m (1m = 100 cm) b) Độ sâu của một hồ bơi. 1 đềximét (dm) = 0,1 m (1m = 10 dm) c) Chu vi của quả cam. 1 kilômét (km) = 1000 m (1m = 0,001 km) d) Độ dày của cuốn sách. e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế. II. DỤNG CỤ ĐO CHIỀU DÀI Tuỳ theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như thước thẳng, thước dây, thước cuộn, Lưu ý: Trước khi đo, ta cần lưu ý đến giới hạn đo Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của với kích thước và hình dáng của vật cần thước, để chọn thước đo phù hợp với kích đo, chúng ta cần lưu ý: thước và hình dạng của vật cần đo. - Nên chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên hơn giá trị cần đo một chút để chỉ đo một thước. lần. - Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó. 1. Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước đo trong Hình 5.2
  15. Nhóm Gv KHTN THCS 2. Dùng loại thước đo thích hợp nào trong Hình 5.1 để đo các độ dài sau đây? a) Bước chân của em. b) Chu vi của ngoài miệng cốc. c) Độ cao cửa ra vào cửa lớp học. d) Đường kính trong của miệng cốc. e) Đường kính ngoài của ống nhựa III. CÁCH ĐO CHIỀU DÀI Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật. Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước. 1. Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo? 2. Một học sinh tiến hành đo chiều dài của một chiếc lá như trong Hình 5.3. Em hãy phân tích và nêu nhận xét về cách đặt thước và đặt mắt của bạn. Hãy chỉ ra các lỗi (nếu có) trong phép đo này. Đo chiều dài và độ dày của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 Mẫu báo cáo thực hành 1. Ước lượng chiều dài, độ dày của sách 2. Chọn dụng cụ đo • Tên dụng cụ đo: . • GHĐ: . • ĐCNN: 3. Thực hiện đo và ghi kết quả đo theo mẫu Bảng 5.2. Giá trị Kết quả đo Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 trung bình Chiều dài Độ dày
  16. Nhóm Gv KHTN THCS IV. VẬN DỤNG CÁCH ĐO CHIỀU DÀI VÀO ĐO THỂ TÍCH Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối ( m3 ) và lít (L) 1 m3 = 1 000 L 1 mL = 1 cm3 Hãy dựa vào Hình 5.4 để mô tả cách đo thể tích. Em đã học • Đơn vị cơ bản đo độ dài trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét, kí hiệu là m. Đo được chiều dài, • Để đo chiều dài có thể sử dụng thước thẳng, thước thể tích của một số cuộn, thước dây, vật thường gặp trong • GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. cuộc sống. • ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Khi đo cần thực hiện đúng các quy tắc đo (5 bước). Em có biết? Từ năm 1960, các nhà khoa học chính thức sử dụng hệ thống đơn vị đo lường quốc tế gọi tắt là hệ SI (viết tắt từ tiếng Pháp Système International d'unités). Ngoài đơn vị đo độ dài là mét, một số quốc gia còn dùng các đơn vị đo độ dài khác: • 1 in (inch) = 2,54 cm • 1 dặm (mile) = 1 609 m ( 1,6 km) BÀI 6. ĐO KHỐI LƯỢNG MỤC TIÊU • Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng. • Dùng cân để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. • Đo được khối lượng bằng cân. • Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng trong một số trường hợp đơn giản.
  17. Nhóm Gv KHTN THCS Một bạn lần lượt rót sữa, nước vào đầy hai cốc giống nhau. Làm thế nào để so sánh chính xác khối lượng của hai cốc? I. ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG Khối lượng là số đo lượng chất của vật. Các đơn vị đo khối lượng khác: Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của 1 miligam (mg) = 0,001 g nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là 1 gam(g) = 0,001 kg kilôgam, kí hiệu là kg. 1 héctôgam (1 lạng) = 100 g 1 tạ = 100 kg 1 tấn (1 t) = 1 000 kg II. DỤNG CỤ ĐO KHỐI LƯỢNG Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cân như: cân Rô-béc-van, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế, cân điện tử, 1. Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong đời sống. 2. Thử dự đoán khối lượng của một bạn khác trong nhóm dựa vào sự so sánh với khối lượng đã biết của cơ thể em. III. CÁCH ĐO KHỐI LƯỢNG 1. Dùng cân đồng hồ
  18. Nhóm Gv KHTN THCS Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp. Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0. Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân. Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân. Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo. 1. Ước lượng khối lượng của nước chứa đầy trong một chai nhựa. Kiểm tra kết quả ước lượng bằng cách sử dụng cân đồng hồ. 2. Theo em, cần lưu ý điều gì để thu kết quả đo chính xác hơn? Tại sao? 3. Do ước lượng không đúng nên một học sinh đã để vật có khối lượng rất lớn lên đĩa cân đồng hồ. Hãy nêu tác hại có thể gây ra cho cân. 2. Dùng cân điện tử Tuỳ vào từng loại cân mà chúng ta có các cách sử dụng khác nhau. - Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp (nhấn nút "UNITS" - Chọn g, kg, ). - Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân (nhấn nút "TARE" để cân tự động khấu trừ khối lượng của vật chứa). - Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hoá chất/dụng cụ đựng vật mẫu lên đĩa cân, bàn cân (tránh để dầu, mỡ hoặc bột dính vào vật cần đo sẽ làm sai lệch kết quả đo). Các thao tác nào dưới đây là sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử? Nêu cách khắc phục để thu được kết quả đo chính xác. a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng. d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân. b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ. e) Đọc kết quả khi cân ổn định. c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân. Em đã học • Đơn vị cơ bản đo khối lượng trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là kilôgam, kí hiệu là kg. Đo khối lượng vật • Để đo khối lượng ta dùng cân. Các loại cân thông dụng bằng cân phù hợp. gồm: cân Rô-béc-van, cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử, • Cần thực hiện phép đo đúng cách để thu được kết quả đo chính xác. BÀI 7. ĐO THỜI GIAN MỤC TIÊU • Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
  19. Nhóm Gv KHTN THCS • Dùng đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. • Đo được thời gian bằng đồng hồ. • Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản. Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của từng dụng cụ đo thời gian ở hình bên. I. ĐƠN VỊ THỜI GIAN Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s. Trong thực tế, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ, II. DỤNG CỤ ĐO THỜI GIAN Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, 1. Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian trong đời sống. 2. Hãy ước lượng thời gian đi bộ một vòng quanh lớp học (có thể dùng cách đếm thầm từ 1 giây, 2 giây, ). Sau đó, kiểm tra kết quả ước lượng bằng đồng hồ.
  20. Nhóm Gv KHTN THCS 1. Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng loại đồng hồ nào? Tại sao? 2. Các thao tác nào dưới đây là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây? a) Nhấn nút Start (Bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian. b) Nhấn nút stop (Dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện. c) Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giờ về vạch số 0 trước khi tiến hành đo. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian hát bài "Đội ca" của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Em đã học • Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s. Sử dụng được các • Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian. loại đồng hồ thông thường đo thời gian. Em có biết? • Thời gian giữa hai nhịp tim liên tiếp của người bình thường khoảng: 0,8 s. • Thời gian của một cái chớp mắt khoảng: 0,1 s. • Thời gian của một tia chớp khoảng: 0,32 s. • 1 canh (đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam) = 2 h. BÀI 8 . ĐO NHIỆT ĐỘ MỤC TIÊU • Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. • Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. • Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. • Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ. • Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế. • Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
  21. Nhóm Gv KHTN THCS Nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì các bàn tay có cảm giác nóng, lạnh như thế nào? Từ đó rút ra kết luận về cảm giác nóng, lạnh của tay. I. Đo nhiệt độ Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao. Thang nhiệt độ Năm 1742, Xen-xi-út (Celsius) đã đề nghị chia khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1°C. Thang nhiệt độ này gọi là thang nhiệt độ Xen-xi-út (Celsius) còn gọi là nhiệt giai Hình 8.1 Xen-xi-ut Xen-xi-út. Chữ C trong kí hiệu °C là chữ cái đầu của tên André Celsius (1701-1744), nhà vật lí. Trong thang nhiệt độ này, những nhiệt độ thấp nhà khoa học Thụy Điển, hơn 0 °C được gọi là nhiệt độ âm. người phát minh thang nhiệt độ Xen- xi- ut vào năm 1742 Đối tượng Nhiệt Em có biết? độ(oC) • Nhiệt độ tự nhiên thấp nhất trên Trái Đất -89 oC Bảng sau đây cho biết (đo tại trạm khí tượng Vô-xtốc ở Nam Cực) một số nhiệt độ theo • Nước đá đang tan 0oC thang nhiệt độ Xen-xi-út. • Nhiệt độ cơ thể người (thân nhiệt) 37oC • Sa mạc Lút ở I-ran, nơi nóng nhất Trái Đất 71oC • Nhiệt độ cao nhất của một ngọn nên 1027oC • Nhiệt độ tại bề mặt mặt trời 5500oC Em có biết? 1. Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng Ở các nước nói tiếng Anh, nhiệt độ trong đời sống. người ta đo nhiệt độ theo 2. Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng độ Fa-ren-hai (Fahrenheit), nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng kí hiệu là °F Trong nhiệt này có ích lợi gì? giai Fa-ren-hai, nhiệt độ 3. Trong các nhiệt độ sau: 0 °C, 5 °C, 36,5 °C, 323 °C, hãy của nước đá đang tan là chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi hiện tượng, quá trình trong 32°F, của hơi nước đang Hình 8.2. sôi là 212°F( có 180 khoảng chia).
  22. Nhóm Gv KHTN THCS Cách quy đổi từ °C sang °F: t(°F) = (t (°C) x 1,8) + 32 a) Nước chanh đá b) Chì nóng chảy Hình 8.3 c) Đo thân nhiệt d) Nước đá Hình 8.2 Các trường hợp cần xác định nhiệt độ II. Dụng cụ đo nhiệt 1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Thí nghiệm Hình 8.4 cho thấy chất lỏng nở ra khi nóng lên, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra càng nhiều. Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ. Hình 8.4 Thí nghiệm mô tả sự nở vì nhiệt của chất lỏng 2. Các loại nhiệt kế Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế. Tuỳ theo mục đích sử dụng và giới hạn nhiệt độ muốn đo, người ta chế tạo nhiều loại nhiệt kế khác nhau (Hình 8.5).
  23. Nhóm Gv KHTN THCS a) Nhiệt kế rượu dùng trong các phòng thí nghiệm; b) Nhiệt kế y tế thuỷ ngân hoặc dầu dùng để đo thân nhiệt; c) Nhiệt kế rượu dùng dể đo nhiệt độ phòng; d) Nhiệt kế hồng ngoại dùng để đo nhiệt độ cơ thế, thức ăn. III. Sử dụng nhiệt kế y tế 1. Nhiệt kế y tế thủy ngân. Lưu ý Cẩn thận khi vẩy nhiệt kế tránh Bước 1: Vẩy mạnh cho thuỷ ngân bên trong nhiệt kế tụt va chạm với các vật khác. Khi hết xuống bầu. đọc kết quả tránh cầm vào bầu Bước 2: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế. nhiệt kế. Thuỷ ngân là chất độc Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế dễ bay hơi. Nếu em làm vỡ nhiệt vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. kế, đừng sờ vào thuỷ ngân hoặc các mảnh thuỷ tinh, cần báo Bước 4: Chờ khoảng 2-3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ. ngay cho giáo viên hoặc người phụ trách phòng thí nghiệm. Chỉ ra các thao tác sai khi dùng nhiệt kế trong các tình huống dưới đây: a) Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo. b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo. c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế. 2. Nhiệt kế y tế điện tử Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế. Bước 2: Bấm nút khởi động. Bước 3: Đặt đầu kim loại cùa nhiệt kế xuống lưỡi. Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ. Bước 5: Tắt nút khởi động. Em có biết? Có một số chất có đặc điểm đổi màu theo nhiệt độ. Người ta sử dụng tính chất này để chế tạo ra nhiệt kế, gọi là nhiệt kế đổi màu. Nhiệt kế này thường được dùng trong y tế, thay cho nhiệt kế thuỷ ngân. Chỉ cần dán một băng giấy nhỏ có phủ một lớp chất đổi