Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

docx 173 trang xuanthu 7300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsach_giao_vien_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc.docx

Nội dung text: Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

  1. Nhóm Gv KHTN THCS PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CHUNG I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC 1. Đặc điểm môn học Môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc ở cấp THCS, giúp HS phát triển và hoàn thiện các phẩm chất, năng lực, tri thức đã hình thành ở cấp Tiểu học để tiếp tục học lên cấp Trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất, có đối tượng nghiên cứu là các sự vật, hiện tượng, quá trình, thuộc tính cơ bản về sự tồn tại và vận động của thế giới tự nhiên. CT môn KHTN ở cấp THCS được xây dựng trên cơ sở tích hợp các nguyên lí và khái niệm chung nhất của các lĩnh vực khoa học nêu trên, đồng thời bảo đảm tính logic bên trong của các mạch nội dung của từng khoa học riêng biệt. Khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm. Vì vậy, thí nghiệm và thực hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, ở thực địa, có vai trò quan trọng và là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này ở nhà trường phổ thông. Khoa học tự nhiên không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Do đó, CT môn KHTN cũng phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của Khoa học và Công nghệ hiện đại, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lí của lứa tuổi thiếu niên. Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của HS, có vai trò quyết định trong việc hình thành thế giới quan khoa học của HS THCS. Cùng với Toán, Công nghệ và Tin học, KHTN góp phần thúc đẩy Giáo dục STEM, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 2. Quan điểm xây dựng chương trình Chương trình môn KHTN được xây dựng dựa trên những quan điểm cơ bản sau: a) Dạy học tích hợp Tính thống nhất vế đối tượng, phương pháp nhận thức, những khái niệm và nguyên lí chung, định hướng phát triền năng lực của HS gắn với các tình huống thực tế của cuộc sống vốn đồng thời liên quan đến nhiều lĩnh vực KHTN, đòi hỏi phải dạy học tích hợp môn học này. Tuy nhiên, do có nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về đội ngũ GV, nên việc tích hợp được triển khai dần từng bước. Trong lần cải cách này, các mạch nội dung của CT môn KHTN được sắp xếp thành 4 chủ để: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Tuy nhiên, nhờ sự kết hợp của ba trục cơ bản là: chủ đề khoa học, các nguyên lí và khái niệm chung, hình thành và phát triển năng lực, nên các kiến thức, kĩ năng về Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái Đất vừa được tích hợp trong các nguyên lí và khái niệm chung của tự nhiên, vừa được tích hợp trong việc tìm hiểu tự nhiên và giải quyết các vấn đê' của cuộc sống của từng phân môn. Trang 1
  2. Nhóm Gv KHTN THCS Hình 1. Sơ đồ minh họa cấu trúc của CT môn KHTN Sự tích hợp còn được thực hiện trong các nội dung của từng chương. Tính tích hợp của CT môn KHTN tuy chưa triệt đê’ nhưng lại tạo thuận lợi cho việc biên soạn SGK cũng như tổ chức giảng dạy môn học này trong điều kiện hiện nay của các trường THCS nước ta. b) Kế thừa và phát triển CT môn KHTN vừa kế thừa và phát triển ưu điểm của các CT đã có trước đây của nước ta, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng CT của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, vừa bảo đảm liên thông với CT các môn Khoa học, môn Tự nhiên và Xã hội ỏ’ cấp Tiểu học; môn Vật lí, Hoá học, Sinh học và Công nghệ ở cấp THPT. c) Giáo dục toàn diện CT môn KHTN góp phẩn hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực HS thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực thể hiện tính toàn diện, hiện đại; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. d) Kết hợp lí thuyết với thực hành và phù hợp với thực tiễn Việt Nam Thông qua các hoạt động thực hành đa dạng trên lớp và trong thực tiễn đời sống, CT môn KHTN giúp HS nắm vững lí thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng tri thức KHTN vào đời sống. Môn học này chú trọng tới những nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS. 3. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học Môn KHTN hình thành và phát triển ở HS năng lực KHTN, bao gồm các thành phần: nhận thức KHTN, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Đồng thời, cùng với các môn học khác, môn KHTN góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, tính trung thực, khách quan, thái độ ứng xử đúng đắn với thê' giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, Trang 2
  3. Nhóm Gv KHTN THCS Bảng 1 dưới đây tóm tắt các yêu cầu cần đạt về năng lực KHTN được quy định trong CT môn học. Bảng 1. Yêu cầu cần đạt về năng lực KHTN Thành phần Biểu hiện năng lực Trình bày, giải thích được những kiến thức cốt lõi vẽ thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên. Các biểu hiện cụ thể: - Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên. - Trình bày được các sự vật, hiện tượng; quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt khác nhau. Nhận thức - So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự khoa học tự nhiên. nhiên - Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên. - Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. - Giải thích được một số mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng. - Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luân. Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Chứng minh được các vấn đế trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Các biểu hiện cụ thể: - Đề xuất vấn đẽ, đặt câu hỏi cho vấn đề. Tìm hiểu tự - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết. nhiên - Lập kế hoạch thực hiện. - Thực hiện kế hoạch. - Viết, trình bày báo cáo và thảo luận. - Ra quyết định và đề xuất ý kiến. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng vế khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống. Các biểu hiện cụ thể: Vận dụng - Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức KHTN đã kiến thức, kĩ học. năng đã học - Nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; có hành vi, thái độ đối với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. 4. Nội dung giáo dục của Chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Trang 3
  4. Nhóm Gv KHTN THCS Bảng 2 trình bày nội dung giáo dục của CT môn KHTN lớp 6, kèm theo dự kiến tỉ lệ phần trăm thời gian dành cho mỗi nội dung. Bảng 2 Tỉ lệ, thời Tên và nội dung của chủ đề, chương gian Mở đầu 5% Chất và sự biến đổi của chất 15% - Các thể (trạng thái) của chất 3% - Oxygen và không khí 2% - Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông 6% dụng - Dung dịch; Tách chất ra khỏi hỗn hợp 4% Vật sống 38% - Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống 11% - Đa dạng thế giới sống 27% Năng lượng và sự biến đổi 25% - Các phép đo 7% - Lực 11% - Năng lượng và cuộc sống 7% Trái Đất và bầu trời 7% - Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; Hệ Mặt Trời; Ngân 7% Hà Đánh giá định kì 10% II. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 1. Quan điểm biên soạn SGK KHTN 6 được biên soạn theo các quan điểm chủ đạo sau đây: - Tuân thủ định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông theo mục tiêu chuyển nền giáo dục chú trọng truyền thụ tri thức sang nến giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS và thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22/12/2019. Quan điểm đổi mới SGK theo mô hình coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, nhưng không xem nhẹ vai trò của kiến thức. Kiến thức trong SGK phải là “chất liệu” quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu của giáo dục là giúp HS hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần có trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Theo cách tiếp cận đó, các kiến thức được lựa chọn để đưa vào sách phải đảm bảo: + Phản ánh những vấn đề của cuộc sống, cập nhật những thành tựu của khoa học, công nghệ, phù hợp với văn hoá và thực tiễn Việt Nam. + Có nhiều ứng dụng thực tế và có tác dụng tích cực đến việc phát triển phẩm chất và năng lực HS. + Có tính điển hình cao. Trang 4
  5. Nhóm Gv KHTN THCS + Có ý nghĩa trong hiện tại và cả trong tương lai. + Phù hợp với yêu cầu của chương trình, với đặc điểm tâm sinh lí và trải nghiệm của lứa tuổi thiếu niên. + Tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS. Các tác giả coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của cuốn sách; cố gắng làm cho các bài học trong sách trở thành một chuỗi các hoạt động học tập đa dạng từ quan sát, tìm tòi, khám phá, đưa ra dự đoán khoa học, thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán, đến vận dụng kiến thức thu được vào việc giải quyết các vấn đế của môn học cũng như của thực tế cuộc sống. - Các kiến thức được lựa chọn trình bày theo quan điểm tinh giản. Cụ thể là: + Tập trung vào nội dung cơ bản. + Loại bỏ, lược bỏ những chi tiết phức tạp, chưa thực sự cẩn thiết cho việc hình thành kiến thức cơ bản, ít có ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. + Tận dụng hình ảnh, biểu bảng, sơ đổ trong việc trình bày nội dung kiến thức. + Không mở rộng phạm vi nội dung kiến thức chính thức của bài ra ngoài các yêu cầu cần đạt theo quy định trong CT. + Tạn dụng tính tích hợp của KHTN để tránh sự trùng lặp các kiến thức cùng có trong các phân môn khác nhau của KHTN. + Đơn giản hoá nội dung kiến thức tới mức tối đa có thể cho phù hợp với trình độ tiếp thu của HS, với điều kiện dạy và học hiện nay ở nước ta. 2. Cấu trúc nội dung Các nội dung của SGK KHTN 6 được cấu trúc theo chương. Chương mở đầu là chương tích hợp các kiến thức và kĩ năng chung, cần thiết cho việc học tập các môn Vật lí, Hoá học và Sinh học, chủ yếu là các kiến thức và kĩ năng về hoạt động trong phòng thí nghiệm thực hành, sử dụng các dụng cụ quan sát và đo lường dùng trong cả ba môn học. Các chương còn lại được phân theo các mạch nội dung quy định trong CT, tập hợp theo 4 nhóm chủ đê' là: Chất và sự biến đổi của chất (từ chương II đến chương IV); Vật sống (từ chương V đến chương VII); Năng lượng và sự biến đổi (từ chương VIII đến chương IX); Trái Đất và bầu trời (chương X). Bảng 3. Nội dung các chương, tên các bài học Tên chương Nội dung cơ bản Tên bài học 1. Giới thiệu về Khoa học tự nhiên - Giới thiệu về KHTN I. MỞ ĐẨU VỀ 2. An toàn trong phòng thực hành - Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN KHOA HỌC 3. Sử dụng kính lúp Giới thiệu một số dụng cụ đo và TỰ 4. Sử dụng kính hiển vi quang học quy tắc an toàn trong phòng thực NHIÊN 5. Đo chiều dài hành 6. Đo khối lượng - Đo chiều dài, thể tích, khối 7. Đo thời gian lượng, thời gian và nhiệt độ 8. Đo nhiệt độ CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT Các thể (trạng thái) của chất II. CHẤT 9. Sự đa dạng của chất - Sự đa dạng của chất QUANH TA 10. Các thể của chất và sự chuyển thể Trang 5
  6. Nhóm Gv KHTN THCS - Ba thể (trạng thái) cơ bản của 11. Oxygen. Không khí chất - Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất Oxygen (oxi) và không khí III. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên 12. Một số vật liệu LIỆU, NHIÊN liệu, lương thực, thực phẩm thông 13. Một số nguyên liệu LIỆU, LƯƠNG dụng; tính chất và ứng dụng của 14. Một số nhiên liệu THỰC- THỰC chúng 15. Một số lương thực, thực phẩm PHẨM THÔNG DỤNG IV. HỖN HỢP. TÁCH Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch 16. Hỗn hợp các chất CHẤT RA Tách chất ra khỏi hỗn hợp 17. Tách chất khỏi hổn hợp KHỎI HỖN HỢP VẬT SỐNG V. TẾ BÀO 18. Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống sống - Khái niệm tế bào 19. Cấu tạo và chức năng các thành - Hình dạng và kích thước tế bào phẩn của tế bào - Cấu tạo và chức năng tế bào 20. Sự lớn lên và sinh sản của tê' bào - Sự lớn lên và sinh sản của tế bào 21. Thực hành: Quan sát và phân biệt - Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống một số loại tế bào VI. TỪ TẾ Từ tế bào đến cơ thể 22. Cơ thể sinh vật BÀO ĐỂN - Từ tế bào đến mô 23. Tổ chức cơ thể đa bào CƠ THỂ - Từ mô đến cơ quan 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ - Từ cơ quan đến hệ cơ quan thể đơn bào, cơ thể đa bào - Từ hệ cơ quan đến cơ thể VII. ĐA Đa dạng thế giới sống 25. Hệ thống phân loại sinh vật DẠNG THẾ - Phân loại thế giới sống 26. Khóa lưỡng phân GIỚI SỐNG - Sự đa dạng các nhóm sinh vật 27. Vi khuẩn + Virus và vi khuẩn 28. Thực hành: Làm sữa chua và + Đa dạng nguyên sinh vật quan sát vi khuẩn + Đa dạng nấm 29. Virus + Đa dạng thực vật 30. Nguyên sinh vật + Đa dạng động vật 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh - Vai trò của đa dạng sinh học trong vật tự nhiên 32. Nấm - Bảo vệ đa dạng sinh học 33. Thực hành: Quan sát các loại nấm - Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên 34. Thực vật Trang 6
  7. Nhóm Gv KHTN THCS 35. Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật 36. Động vật 37. Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên 38. Đa dạng sinh học 39. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI Lực 40. Lực là gì? VIII. LỰC - Lực và tác dụng của lực 41. Biểu diễn lực TRONG - Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc 42. Biến dạng của lò xo ĐỜI SỐNG - Ma sát 43. Trọng lượng, lực hấp dẫn - Khối lượng và trọng lượng 44. Lực ma sát - Biến dạng của lò xo 45. Lựccản của nước Năng lượng 46. Năng lượng và sự truyền năng IX. NĂNG - Khái niệm vể năng lượng -Một số lượng LƯỢNG dạng năng lượng 47. Một số dạng năng lượng - Sự chuyển hoá năng lượng 48. Sự chuyển hoá năng lượng - Năng lượng hao phí 49. Năng lượng hao phí - Năng lượng tái tạo 50. Năng lượng tái tạo - Tiết kiệm năng lượng 51. Tiết kiệm năng lượng TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI - Chuyển động nhìn thấy của Mặt 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt X. TRÁI Trời Trời. Thiên thể ĐẤT VÀ - Chuyển động nhìn thấy của Mặt 53. Mặt Trăng BẦU TRỜI Trăng -Hệ Mặt Trời 54. Hệ Mặt Trời - Ngân Hà 55. Ngân Hà 3. Cách trình bày - Các trang của SGK KHTN 6 được trình bày thành 2 kênh. Kênh thứ nhất dành cho các nội dung cơ bản của bài học, kênh thứ hai dành cho hình ảnh minh hoạ, thông tin phụ hoặc thông tin mở rộng mang tính tham khảo, không bắt buộc với mọi HS. - Mỗi bài học đều có cấu trúc chung sau đây: + Phần mở đầu (còn gọi là phần khởi động): Phần này thường có một hình vẽ hoặc ảnh kèm theo các câu hỏi nhằm: i. Cho HS tiếp cận với bài học mới bằng cách kích thích sự ham hiểu biết của các em, tạo cho các em động lực và hứng thú học tập bài mới. ii. Lôi cuốn HS vào bài học bằng cách khơi dậy sự tò mò của các em thông qua một số sự vật, hiện tượng bất ngờ, kì lạ, thậm chí đến không tưởng đối với các em, liên quan đến những nội dung sẽ học trong bài mới. Trang 7
  8. Nhóm Gv KHTN THCS iii. Làm bộc lộ những ý niệm ban đầu thường chưa đầy đủ, chưa chính xác của HS về sự vật, hiện tượng, khái niệm, sẽ được học trong bài để giúp GV có thề dựa vào đó tìm cách làm cho HS hiểu đầy đủ và chính xác các sự vật, hiện tượng, khái niệm này. Hoạt động này dựa trên lí thuyết dạy học kiến tạo. + Phần khám phá: Phẩn này thường được mở đầu bằng một đoạn đọc hiểu ngắn kèm theo hình ảnh minh hoạ, cung cấp cho HS từ khoá, dữ liệu ban đầu, giúp các em hình thành kiến thức mới dựa trên các trải nghiệm, tìm tòi, khám phá. + Phần câu hỏi : Giúp HS hiểu rõ vấn đề của bài học, nâng cao năng lực tư duy, ứng dụng kiến thức đã học được để giải quyết các vấn đề của học tập cũng như của thực tế cuộc sống. + Phần hoạt động : Tạo điều kiện cho HS trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát hiện, hình thành và vận dụng kiến thức. Các em sẽ được hướng dẫn thực hiện các hoạt động quan sát, thu thập và xử lí dữ liệu, xây dựng phương án thí nghiệm, làm thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, dưới hình thức cá nhân hoặc nhóm, tổ. + Cuối bài là các phần “Em đã học" và “Em có thể”. Phần “Em đã học” tóm tắt các kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài, còn phần “Em có thể” đưa ra yêu cầu về năng lực, đặc biệt là năng lực sử dụng những điều đã học trong cuộc sống mà HS sẽ làm được sau khi học bài mới. + Ngoài ra ở một số bài còn có phẩn “Em có biết”. Phần này không phải là nội dung học tập bắt buộc cho mọi HS mà là nội dung mở rộng tri thức dành cho những HS yêu thích môn học này. Chú ý: Trong bài học không có mục riêng cho Bài tập. Các câu hỏi và bài tập đều được ra ngay trong phần “Câu hỏi” và “Hoạt động” của bài học và đều được giải quyết ngay trên lớp. HS muốn làm thêm bài tập ở nhà thì sử dụng các bài tập ở sách bài tập. - Cuối sách là các trang dành cho việc giải thích các thuật ngữ trong sách. Trang 8
  9. Nhóm Gv KHTN THCS PHẦN HAI: HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC BÀI CỤ THỂ CẤU TRÚC CỦA MỘT BÀI HƯỚNG DẪN Mỗi bài Hướng dẫn trong SGV đều gồm những mục như sau: I. MỤC TIÊU Mục này trình bày các yêu cầu HS cần đạt vẽ kiến thức và năng lực sau khi học bài mới. Các mức độ yêu cầu vê' năng lực KHTN thường được diễn tả bằng các động từ đặc trưng. - Mức độ biết (B) thường được diễn đạt bằng các động từ biết được, kể tên được, nêu được, phát biểu được, tìm được, - Mức độ hiểu (H) thường được diễn đạt bằng các động từ phân loại được, lựa chọn được, giải thích được, - Mức độ vận dụng (VD) thường được diễn đạt bằng các động từ vận dụng được, nhận xét được, đề xuất được, lập được phương án, viết và trình bày được, báo cáo về kết quả tìm hiểu, II. CHUẨN BỊ Hướng dẫn GV chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết để làm các thí nghiệm trên lớp, trong phòng thực hành; đèn chiếu, máy tính để minh hoạ cho bài giảng; phiếu học tập; phiếu kiểm tra, đánh giá; III. THÔNG TIN BỔ SUNG Mục này thường có các nội dung như sau: - Cung cấp các thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn, cao hơn về các nội dung trình bày trong bài học để giúp GV hiểu rõ hơn những nội dung này. - So sánh nội dung bài học theo CT và SGK mới với những nội dung tương ứng của bài học theo CT và SGK cũ, giúp GV, nhất là GV đã quen với CT và SGK cũ thấy rõ sự khác biệt để dạy học có hiệu quả hơn. - Giới thiệu các cách hiểu và trình bày nội dung trong SGK khác nhau ở trong nước cũng như ở nước ngoài. - Cung cấp các nguồn thông tin trên internet để GV có thể khai thác phục vụ cho việc giảng dạy của mình. IV. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Đây là mục quan trọng nhất của một bài Hướng dẫn, trình bày các gợi ý về phương án tổ chức các hoạt động dạy và học của từng đơn vị kiến thức trong bài. Tuỳ vào cơ sở vật chất của nhà trường, trình độ HS ở từng lớp, các thầy, cô giáo sẽ lựa chọn phương án, điều chỉnh, thay đổi phương án cho phù hợp, không nhất thiết phải theo đúng phương án trình bày trong SGV. Tuỳ theo nội dung và số tiết dạy mà mỗi bài có số lượng các hoạt động khác nhau. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học cho một đơn vị kiến thức thường có các nội dung sau đây: Ý tưởng: Phần này trình bày những suy nghĩ của tác giả về cách hiểu, cách tiếp cận, cách trình bày nội dung đơn vị kiến thức này trong SGK cũng như gợi ý về cách dạy đơn vị kiến thức này trên lớp. Gợi ý về phương pháp: Trong phần này, tác giả đưa ra các phương án tổ chức hoạt động dạy và học cho từng đơn vị kiến thức, mô tả cụ thể trình tự hoạt động, nội dung, hình thức hoạt động của GV và HS. Trang 9
  10. Nhóm Gv KHTN THCS Các lưu ý: Có thể là lưu ý về những sai lầm mà HS thường mắc, những khó khăn mà HS thường gặp khi học đơn vị kiến thức này. Cũng có thể là lưu ý về những sơ suất mà GV thường mắc, những tình huống bất ngờ mà GV có thể gặp khi dạy kiến thức này. Trong phần lưu ý, các tác giả cũng có thể nhắc nhở GV về mức độ yêu cầu HS cần đạt khi học đơn vị kiến thức, chủ yếu là nhắc GV không yêu cầu quá cao, tránh làm cho bài học trở thành quá tải. Cuối mỗi hoạt động là phần Hướng dẫn đánh giá. Phần này giới thiệu đáp án của các câu hỏi và hoạt động có trong đơn vị kiến thức, kèm theo là mức độ đánh giá kết quả học tập của HS thông qua việc trả lời các câu hỏi và thực hiện các hoạt động này. Mức độ đánh giá được xếp thành 4 bậc: 1. Biết, viết tắt là (B). 2. Hiểu, viết tắt là (H). 3. Vận dụng 1, viết tắt là (VD1). 4. Vận dụng 2, vận dụng có sáng tạo, viết tắt là (VD2). Với những câu hỏi, hoạt động phức tạp có thể có nhiều phương án trả lời khác nhau thì tác giả sẽ hướng dẫn đánh giá đối với từng phương án. V. GỢI Ý KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Trong phần này SGV hướng dẫn cách đánh giá kết quả học tập của HS đối với từng bài. - Cách thứ nhất là dựa trên việc đánh giá các câu trả lời của HS đối với các câu hỏi trong phần và các hoạt động mà HS thực hiện theo lệnh trong phấn - Cách thứ hai là ra một đế kiểm tra ngắn (khoảng từ 5 đến 10 phút), gồm một số câu trắc nghiệm và tự luận. Có thể tham khảo đề viết trong SGV để ra đề thích hợp cho HS từng trường, từng lớp. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC BÀI HỌC CỤ THỂ Chương I. MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS sẽ: - Nhận biết được hiện tượng tự nhiên. - Nêu được khái niệm của KHTN. - Phân biệt được các lĩnh vực chính của KHTN: Sinh học, Hoá học và Vật lí học. - Trình bày được vai trò của KHTN trong công nghệ và đời sống. II. CHUẨN BỊ - Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh. - Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm trong Hình 1.1 theo nhóm (không quá 3 HS một nhóm). III. THÔNG TIN BỔ SUNG - Đây là lần đầu tiên HS được đồng thời làm quen với các hiện tượng thuộc 3 lĩnh vực khác nhau của KHTN: Vật lí học, Sinh học và Hoá học trong một môn học. - Một số thí nghiệm trong bài này có thể các em đã được xem trong các tiết “Khoa học” Tiểu học, nhưng chưa được tự tay thực hiện. Trang 10
  11. Nhóm Gv KHTN THCS IV. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC Tiến hành của bài này trong phòng học bộ môn, mỗi nhóm không quá 3 người. Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG Thông qua thực tiễn cuộc sống và các bài học ở trường Tiểu học, HS đã ít nhiều hiểu biết về KHTN. Hoạt động khởi động mày muốn các em gợi nhớ về vai trò của KHTN đối với cuộc sống con người, để xem thấy được khoa học luôn gắn bó với con người và cần thiết với con người. Từ đó làm tăng thêm động lực học tập môn học thầy của HS. - Dựa vào hình ảnh đầu tiên trong bài để giúp HS nhớ lại những phát minh khoa học mà các em đã học ở bậc Tiểu học. Có thể để HS trao đổi với bạn ngồi bên trước khi phát biểu trước lớp - Yêu cầu HS tìm thêm các ứng dụng của KHTN vào đời sống hằng ngày. Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU KHÁI NIỆM KHTN VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG Thông qua các hiện tượng tự nhiên đơn giản thường gặp trong đời sống và các thí nghiệm dễ làm, hấp dẫn, để giúp HS hiểu thế nào là hiện tượng tự nhiên và nhiệm vụ của KHTN. Cho HS hiểu khái niệm KHTN thông qua nhiệm vụ của nó. Có thể thực hiện nội dung này thì trình tự sau: - Hướng dẫn HS hiểu thể nào là hiện tượng tự nhiên, - Thông báo đặc điểm của mọi hiện tượng tự nhiên là xảy ra theo những quy luật nhất định số định luật của tự nhiên. Có thể dùng các thí nghiệm trong Hình 1.1 để minh hoạ đặc điểm này. - Xác định nhiệm vụ của KHTN. - Yêu cầu HS tự tìm hiểu mục II. Vật sống và vật không sống theo cá nhân và trả lời câu hỏi trong SGK. - Luôn yêu cầu HS tìm thêm ví dụ trong đời sống để minh hoạ - Chỉ cho HS hiểu khái niệm KHTN thông qua nhiệm vụ của nó, không phát biểu định nghĩa KHTN - Quan niệm sai lầm dễ gặp: HS thường lăn lộn khoa học với công nghệ, nhầm lẫn phát minh về khoa học với các sáng chế công nghệ. Tuy nhiên, có thể tạm thời chấp nhận sự lẫn lộn. Trong quá trình học tập, HS sẽ có điều kiện để dần dần khắc phục thiếu sót này. GV chưa cần yêu cầu HS phân biệt rạch ròi. CH: Vật sống (1, 4,5); vật không sống (2, 3, 6). Hoạt động 3. HƯỚNG DẪN HS NHẬN BIẾT CÁC LĨNH VỰC VẬT LÍ, HÓA HỌC VÀ SINH HỌC Tạo điều kiện để HS hoạt động nhóm và làm việc cả lần trong việc nhận ra các lĩnh vực chính của KHTN. Có 2 cách tiến hành hoạt động này: Cách 1: - Cho HS dựa vào kiến thức đã có và kinh nghiệm hằng ngày để phát biểu ý nghĩ của các em về các lĩnh vực Vật lí học, Hóa học, Sinh học. GV dựa vào thảo luận của HS để đưa ra sự phân biệt trình bày trong SGK. - Cho HS làm việc cá nhân trong việc điền Bảng 1.1, - Cho HS hoạt động nhóm để thực hiện các thí nghiệm Hình 1.1. Trang 11
  12. Nhóm Gv KHTN THCS Cách 2: GV thực hiện các thí nghiệm Hình 1.1 để HS quan sát, thông báo phần đọc hiểu trong SGK rồi cho HS làm việc cá nhân, điền Bảng 1.1, HĐ: a) Đầu khác tên hút nhau, cùng tên đẩy nhau, b) Có bị biến đổi thành chất khác. c) HS làm thí nghiệm và nhận xét. d) Cây sẽ héo tàn. Hướng dẫn đánh giá Các hoạt động này chủ yếu yêu cẫu HS nhớ lại những gì đã học ở Tiểu học, nên mức độ trả lời đúng các câu hỏi chỉ đánh giá ở mức B và H. HD: Bảng 1.1 Lĩnh vực khoa học tự nhiên Hiện tượng Sinh học Hóa học Vật lí học a X b X c X d X Hướng dẫn đánh giá - HS điền đúng dưới 2 ô chưa hiểu bài - HS điền đúng từ 2 đến 3 ô đạt mức H - HS điền đúng từ 3 đến 4 ô đạt mức VD1 - Nhất thiết phải hướng dẫn HS làm việc theo nhóm để tiến hành các thí nghiệm a, b, c. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm d ở nhà, bằng cách cho một hạt đậu nảy mầm trung một chém nhỏ đựng đất rồi dùng cốc thuỷ tinh chụp kín. - Có thể cho HS làm vài thí nghiệm hấp dẫn khác nếu có điều kiện, cho HS xem video về một số thí nghiệm đơn giản trong “ YouTube” - Chú ý về bảo đảm an toàn trong việc thực hiện thử nghiệm b. - Có thể thông báo cho HS là trong KHTN không chỉ có ba lĩnh vực (Vật lý học, Hoá học, Sinh học) mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa. Có thể nhắc đến Thiên văn học và các em sẽ được học một số bài thiên văn ở cuối chương trình KHTN 6. Hoạt động 4. HƯỚNG DẪN HS NHẬN BIẾT VAI TRÒ CỦA KHTN TRONG CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG - Dựa vào việc so sánh các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng xưa và nay để giúp HS thấy được vai trò của KHTN đối với đời sống. - Có thể thưởng dẫn HS thực hiện hoạt động này theo nhóm 2 người hoặc cá nhân, - Có thể yêu cầu HS đưa thêm những so sánh không có trong Hình 1.2 CH: HS tự trả lời dựa trên Hình 1.2, ví dụ đối với lĩnh vực thông tin liên lạc: Trang 12
  13. Nhóm Gv KHTN THCS - Khi khoa học và công nghệ chưa phát triển phương tiện truyền thông thô sơ, là dùng loa và di chuyển để đưa tin, - Hiện nay: dùng điện thoại truy cập internet để đọc tin tức, CH: HS tự trả lời dựa trên Hình 1.3. Lợi ích: công nghiệp phát triển, phương tiện giao thông hiện đại, Tác hại khí thải, ô nhiễm môi trường Hoạt động 5. HƯỚNG DÁN HS HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Tạo điều kiện để HS làm quen dần với việc tìm tòi thông tin trong sách, sưu tầm tư liệu, rèn luyện phương pháp tự học, nâng cao năng lực giao tiếp, thuyết trình. Có thể tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa cho HS toàn khối 6, trong đó HS trưng bày các tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm được, để làm báo tưởng về một thành tựu của KHTN nói chung hay về một lĩnh vực khoa học mà các em yêu thích (Ví dụ: du hành vũ trụ ô tô, máy bay ). Tổ chức để một vài em có thể kể chuyện về một nhà khoa học mà các em yêu thích, chiếu video minh hoạ trình bày vẽ ích lợi và tác hại của KHTN và công nghệ. Nếu được chuẩn bị chu đáo thi hoạt động ngoại khoá này sẽ có tác động lớn đến việc tăng cường động lực học KHTN cho HS. Các nguồn tư liệu có thể giúp HS thu thập thông tin cần thiết cho hoạt động trải nghiệm về tìm hiểu KHTN: 1. Sách - Bách khoa tri thức cho trẻ em (Kingfisher). - Bách khoa tri thức khám phá và sáng tạo (Deborah Chanceller và nhiều tác giả khác). - Bách khoa khoa học (Bách khoa cho trẻ em – Dịch giả: Nguyễn Minh Nguyệt). - Bí ẩn của vũ trụ (Bách khoa tri thức cho trẻ em). 2. VTVgo - Các thí nghiệm vĩ đại – VTV 7. 3. Trang web - YouTube Các thí nghiệm vui; Các thí nghiệm vật lí; Các thí nghiệm hoá học; . - Google: Tiểu sử các nhà khoa học; V. GỢI Ý KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Dựa vào việc điền Bảng 1.1 để đánh giá kết quả học tập của HS đối với bài này. Bài 2. AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS sẽ: - Phân biệt được các kí hiệu biển báo cảnh báo trong phòng thực hành. - Nhận biết được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. - Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thói quen hợp tác trong học tập. II. CHUẨN BỊ - Các tranh, ảnh và kí hiệu về an toàn thí nghiệm. - Bảng nội quy phòng thực hành. Trang 13
  14. Nhóm Gv KHTN THCS - Một số dụng cụ: Áo choàng, kính bảo vệ mắt, khẩu trang, găng tay cách nhiệt, III. THÔNG TIN BỔ SUNG - Trong phòng thực hành, HS có thể tiếp xúc với: nguồn điện, nhiệt độ cao, hóa chất, chất dễ cháy nổ, dụng cụ sắc nhọn, động vật, Vì thế, cần phải biết rõ các quy định an toàn để phòng tránh các tai nạn và rủi ro có thể xảy ra. Đặc biệt là các thí nghiệm hoá học thường xuyên dùng đèn Bunsen (nhiệt độ cao), cần trang bị thêm kĩ năng sử dụng dụng cụ này để đảm bảo an toàn khi thao tác với dụng cụ đó. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành, ngoài việc chấp hành đúng theo các quy tắc an toàn trong phòng thực hành cần lựa chọn những loại hoá chất và dụng cụ thí nghiệm có chất lượng đúng tiêu chuẩn. - Chương trình THCS cũ không yêu cầu trình bày quy tắc an toàn trong phòng thực hành chung cho cả ba môn Vật lí, Hoá học và Sinh học mà chỉ trình bày một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm cho riêng môn Hoá học ở Phụ lục cuối SGK Hoá học lớp 8. Do vậy, cả GV và HS sẽ gặp khó khăn khi dạy học các bài thực hành ở mỗi môn học này. - Chương trình mới đã dành riêng 2 tiết ngay khi bắt đầu học môn KHTN để dạy tích hợp các kiến thức về an toàn trong phòng thực hành. Từ đó, tạo điều kiện để cho HS có được các kiến thức chung về an toàn trong phòng thực hành phục vụ cho việc dạy, học các bài thực nghiệm trong môn học này. - Khi vào phòng thực hành cần nhớ chính xác chỗ để các loại dụng cụ cứu hỏa, các bình chữa cháy và hộp thuốc cứu thương để phòng khi có sự cố ngoài ý muốn xảy ra. IV. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG Bước đầu giúp HS phân biệt các hành động hoặc thao tác: "An toàn" và "Không an toàn" trong phòng thực hành. Thông qua việc quan sát một bức tranh mô tả các HS đang đùa nghịch với các dụng cụ thí nghiệm trong phòng thực hành để HS có thể trao đổi, thảo luận nhận ra các lỗi vi phạm và những nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động 2. TÌM HIỂU MỘT SỐ KÍ HIỆU CẢNH BÁO TRONG PHÒNG THỰC HÀNH Hướng dẫn HS phân biệt được một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. - GV nêu lý do vì sao cần phải biết và thực hiện đúng các quy tắc an toàn trong phòng thực hành. - Hướng dẫn HS tìm hiểu một số kí hiệu cảnh báo về an toàn và phân biệt được các kí hiệu đó trong phòng thực hành thông qua quan sát tranh, ảnh Hình 2.1. CH: Ý nghĩa các biển báo a) Không uống nước từ nguồn lấy trong phòng thực hành. b) Cấm lửa. c) Không ăn uống trong phòng thực hành (VD1). Đặc điểm chung của 3 biên bản: Màu đỏ cấm thực hiện (VD2). Hoạt động 3. TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH Trang 14