Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề trong bộ môn Ngữ văn

docx 55 trang xuanthu 22/08/2022 8780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề trong bộ môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_trong_bo_mon_ngu_v.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề trong bộ môn Ngữ văn

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN I. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: Hiện nay, có ba lý do quan trọng cần lưu tâm và đặt chúng ta phải nghĩ đến một giải pháp làm thế nào để đáp ứng và giải quyết được ba vần đề này, chính là: Một là, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục – trong đó chú trọng đổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Hai là, tính giới hạn về định lượng nội dung trong sách giao khoa và quá trình bùng nổ thông tin, tri thức kèm theo đó là nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với sự học của người học. Ba là, với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta đủ khả năng để thực hiện các mục tiêu dạy học tích cực như; tăng cương tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rèn luyện các kĩ năng sống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay? Thêm vào đó, ngoài việc quá trình dạy học hướng tới định hướng nội dung học như đã có, thì đổi mới dạy học hiện nay còn có tham vọng tiến xa hơn đó là định hướng hình thành năng lực cho học sinh. Do đó, dạy học theo chủ đề với những lợi thế về đặc điểm như đã so sánh ở trên so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống, đặc biệt là nó có thể giải quyết được ba vấn đề trên, chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới. 2. Cơ sở thực tiễn Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, chúng ta kì vọng vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọng tăng cường tính vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học và nhờ vào quá trình đó các năng lực được hình thành. Tuy nhiên, trong thực tế, diện mạo đời sống xã hội không hiện diện đầy đủ ở bất cứ bài nào trong chương trình học. Nói cách khác, không thể gom hết toàn bộ xã hội sinh động vào nội dung chương trình của bất kì một môn học nào như một dạng kim chỉ nam xuyên suốt, kinh điển, giáo điều. Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình này cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học. Nó cũng 1 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  2. không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” về kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn) nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình học. Ngoài ra, một thực tế khác cũng đáng quan tâm: hiện nay, ít nhiều trong chương trình học (bao gồm cả trong một bộ môn theo bậc hoặc các môn khác nhau theo một bậc) cũng có nhiều đơn vị kiến thức có tính giao thoa, liên hệ tương đối gần hoặc trùng lặp. Từ năm học 2017- 2018, Phòng GD và ĐT quận Tân Bình đã chỉ đạo các trường THCS phải triển khai việc xây dựng kế hoạch dạy học và dạy học theo chủ đề.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân giáo viên là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy cũng rất lung túng trong quá trình thực hiện, cũng có những chủ đề xây dựng chưa hợp lý, trong quá trình giảng dạy còn có nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy, tôi chọn đề tài này để cùng các đồng nghiệp trao đổi về cách xây dựng chủ đề dạy học, tìm ra phương pháp dạy học theo chủ đề thích hợp và đạt hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao năng lực nhận thức của học sinh và khả năng sáng tạo, thích hợp với cái mới của giáo viên. II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Khái niệm dạy học theo chủ đề: Chủ đề là vấn đề cơ bản, là nội dung chính được đề cập đến. Còn dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn. Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức. Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc. 2 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  3. Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học. 2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học theo chủ đề a) Thuận lợi: Sự chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD và ĐT, Sở GD và ĐT, Phòng GD và ĐT cũng như sự chỉ đạo sát sao của các nhà trường. Đây chính là cơ sở, điều kiện giúp giáo viên thực hiện việc góp phần xây dựng kế hoạch dạy học ngày càng hoàn thiện hơn. Hơn thế, giữa các bài học trong chương trình có nhiều bài có mối quan hệ chặt chẽ , GV dễ dàng trong việc chọn và xây dựng chủ đề dạy học. Bộ môn có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để HS tìuuj,,,,,,,m hiểu, GV tham khảo trong việc tổ chức học sinh học tập Là một môn xã hội, lại là môn công cụ nên liên hệ thực tiễn đời sống khá dễ dàng. Đó là những định hướng để ta có những yêu cầu HS ứng dụng vào thực tế. b) Khó khăn: Trước hết, nhận thức, ý thức đổi mới việc dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, nhất là với những giáo viên cao tuổi. Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn cho GV vì thay đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ. Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc lại chương trình. Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào, tự GV quyết định. Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian giữa các tiết không gần nhau, tạo tâm thế cho mỗi tiết học trong cách dạy có sự xâu chuỗi kiến thức giữa các tiết mất thời gian. Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập chưa nhiều. Khả năng tự học hạn chế làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học. III. Cách xây dựng chủ đề: 1. Bước 1: Xác định chủ đề: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong nhiều bài. Trong chương trình Ngữ văn của từng khối lớp hoặc nhiều khối lớp, chúng ta chọn những bài học có mối liên quan chặt chẽ với nhau về mặt nội dung, ý nghĩa. Từ những nội dung liên quan đó, GV định hình chủ đề sẽ dạy và soạn thành một giáo án Dạy học theo chủ đề. Như vậy một chủ đề sẽ có từ 2 tiết trở lên. Ví dụ một số chủ đề tiêu biểu: * Đối với phần văn bản: Chủ đề: Truyện nước ngoài : Gồm các văn bản trong chương trình Ngữ Văn 8 (Tập 1) - Cô bé bán diêm - Đánh nhau với cối xay gió 3 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  4. - Chiếc lá cuối cùng - Hai cây phong * Đối với phần Tiếng Việt: Chủ đề: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói: Gồm các bài tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 8 (tập 2) - Câu nghi vấn - Câu cầu khiến - Câu cảm thán - Câu trần thuật - Câu phủ định 2. Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây Xây dựng chủ đề: Yêu cầu: - Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lí, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh. - Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra. - Khi xây dựng chủ đề phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic của chương trình tránh đảo lộn nội dung hay rối loạn tư duy học sinh, phá vỡ hệ thống kiến thức. - Tuyệt đối không được cắt xén chương trình, nội dung bài học, không them những nội dung bên ngoài vào nội dung bài học. Không được lấy kiến thức kì 2 đẩy xuống kì 1, kì 1 đẩy lên kì 2 hoặc lớp trên xuống lớp dưới và ngược lại ( Trừ ôn tập). - Việc xây dựng chủ đề phải khớp với giáo án và tiến trình dạy học trên lớp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị - Các tiết dạy của một chủ đề phải được bố trí dạy liền nhau, VD: tiết 31-32. ( Không cách quãng). - Với chủ đề có số tiết nhiều (3-4 tiết) để đảm bảo trong 1 tuần có cả Văn, TV, nên bố trí các tiết ở cuối tuần trước và đầu tuần sau, vẫn đảm bảo tính liền mạch của chủ đề mà HS không bị quá tải về 1 phân môn. 3. Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng. 3.1 Mục tiêu của chủ đề: - Về kiến thức 4 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  5. - Kĩ năng - Thái độ - Năng lực cần phát triển 3.2 Chuẩn bị của GV và HS 3.3 Tiến trình hoạt động: ● Hoạt động 1: Khởi động ● Hoạt động 2: Hình thành kiến thức chủ đề: + Tiết 1: Tìm hiểu chung, tìm hiểu nội dung 1 + Tiết 2, 3, 4: Tìm hiểu nội dung 2, 3,4 ● Hoạt động 3: Luyện tập ● Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng vấn đề ● Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý Lưu ý: Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lí cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy một chương hoặc cho nhiều bài( đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã quy định trong phân phối chương trình. ● Khi soạn giáo án, mỗi chủ đề có những mục tiêu chung về: kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cần phát triển. Tuy nhiên với những chủ đề mà các bài học trong đó có những đơn vị kiến thức đòi hỏi phải chú trọng những kĩ năng chuyên biệt thì ở mỗi tiết trong chủ đề, GV có thể xây dựng thêm những mục tiêu cụ thể. Song cơ bản thì có một mục tiêu chung cho cả chủ đề. 4. Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy. Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề ra các phương hướng phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề. Tiết dạy học theo chú đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm. Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần. Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến hành thực hiện để có cơ sở kiểm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. 5. Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ đề giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/bài tập phù hợp. 5 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  6. - Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề (tương tự như câu hỏi/ bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay). - Đối với câu hỏi/bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó. - Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút. Nếu sau chương hoặc sau bài không nằm trong mỗi chương nhưng giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết. IV. CÁCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC a. Đối với phần văn bản: Có thể dạy theo 2 cách sau: - Cách thứ nhất: Dạy bổ dọc: - Khai thác kiến thức theo nội dung của chủ đề (Áp dụng đối với những bài ngắn, có những đơn vị kiến thức dễ xâu chuỗi): + Ví dụ: - Tiết 1: Đọc - tìm hiểu chung (Tác giả, tác phẩm) Tìm hiểu nội dung 1 của chủ đề - Tiết 2,3 : Tìm hiểu các nội dung tiếp theo của chủ đề Tổng kết chủ đề - Luyện tập CHÚ Ý: Cách dạy chủ đề theo kiểu bổ dọc sẽ được thể hiện qua tiết dạy minh họa cho chủ đề ngay sau phần lý luận này: Chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số tác phẩm thơ trữ tình. * Cách thứ hai: Dạy cắt ngang: - Khai thức kiến thức theo từng bài của chủ đề (Đối với những tác phẩm dài, có những đơn vị kiến thức không hoàn toàn tương đồng, khó xâu chuỗi hết) + Ví dụ: 6 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  7. - Tiết 1: Đọc - tìm hiểu chung (các tác giả, tác phẩm) Tìm hiểu bài 1 trong chủ đề - Tiết 2,3 : Tìm hiểu bài 2,3 tiếp theo của chủ đề Tổng kết chủ đề - Luyện tập, nâng cao, hướng dẫn học ở nhà. V. GIÁO ÁN MINH HỌA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ TRUYỆN NƯỚC NGOÀI ( CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 – HKI) BƯỚC 1: Xác định vấn đề cần giải quyết - Từ kĩ năng đọc hiểu một số văn bản truyện ngắn nước ngoài trong sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1 hình thành kĩ năng đọc hiểu về truyện ngắn nước ngoài. BƯỚC 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học - Chủ đề: “Truyện nước ngoài” bao gồm 8 tiết với 4 văn bản: “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen; “Đánh nhau với cối xay gió” của Xét-van-tét; “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri; “Hai cây phong” của Ai-mai-tốp. - Tích hợp liên môn: + Khi dạy chủ đề văn bản Truyện nước ngoài lớp 8, chúng tôi linh hoạt tích hợp kiến thức liên môn để nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với chủ đề này, chúng tôi tích hợp kiến thức liên môn như sau: STT Hoạt động Địa chỉ tích hợp - Địa lí: Vị trí đất nước Đan Mạch. Kĩ năng chỉ bản đồ. - Giáo dục công dân 7 Bài 5, tiết 5,6: Yêu thương con người - Âm nhạc: Nhạc bài hát “Dấu chấm hỏi” 1 Văn bản: Cô bé - Mĩ thuật: Một số hình ảnh về cây thường xuân, vịnh Na-plơ, chân dung nhà văn. Vận dụng kiến thức đã bán diêm học về mĩ thuật để vẽ tranh minh họa nội dung bài học. - Lịch sử 8: Bài 1, tiết 4: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên 7 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  8. - Địa lí: Vị trí địa lí nước Tây Ban Nha Văn bản - Giáo dục công dân: Hình thành một số phẩm chất tốt đẹp của con người (Giáo dục công dân lớp 6) 2 Đánh nhau với cối - Mĩ thuật: Một số hình ảnh về chân dung nhà văn, tranh minh họa cho bài học. xay gió - Lịch sử 8: Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. - Lịch sử 8: Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. - Địa lí: Vị trí địa lí nước Mĩ, kĩ năng chỉ bản đồ. - Giáo dục công dân 8: Bài 6, tiết 6,7: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. Văn bản - Mĩ thuật: Hình ảnh chân dung nhà văn, hình ảnh nơi sống và làm việc của nhà văn, tranh minh họa trong 3 Chiếc lá cuối cùng sách giáo khoa phóng to Vận dụng kiến thức đã học về mĩ thuật để vẽ tranh minh họa nội dung bài học, để giải quyết các tình huống thực tiễn đặt ra trong bài học. -Văn bản: Hai cây - Lịch sử 9: Bài 1, tiết 1: Liên Xô phong - Địa lí: Vị trí địa lí, kĩ năng chỉ bản đồ. 4 -Tổng kết, kiểm - Giáo dục công dân 9: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới tra đánh giá kết quả học tập chủ đề BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Hiểu về đặc điểm của các truyện nước ngoài và đặc điểm riêng của mỗi tác phẩm, mỗi tác giả * Đặc điểm chung - Truyện nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 8 đều là những tác phẩm nổi tiếng gắn với tên tuổi các tác giả nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như An-đéc-xen, O.Hen-ri 8 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  9. - Nội dung tác phẩm viết về thiên nhiên, hiện thực đời sống, xã hội và những tình cảm nhân văn cao đẹp thông qua nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và xây dựng tình huống truyện của các tác giả tiêu biểu . - Các truyện nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 8 đều có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: Giáo dục về lòng cảm thông với nỗi bất hạnh của những người nghèo (Cô bé bán diêm – An-đéc-xen, Chiếc lá cuối cùng – Ô.Hen-ri); giáo dục về tình yêu quê hương (Hai cây phong – Ai-ma-tốp) * Đặc điểm riêng - Thấy được đặc điểm và vai trò của từng tác giả, tác phẩm - Gắn với hoàn cảnh lịch sử ra đời của từng tác phẩm. - Đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm, xây dựng tình huống truyện và giá trị nội dung, ý nghĩa của từng văn bản. + Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh thông qua nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm Cô bé bán diêm. + Với việc xây dựng, sắp xếp các sự kiện, diễn biến, ta nhận ra ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van- tét đã góp vào văn học nhân loại qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió + Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. Lòng cảm thông, sự sẻ chia giứa những nghệ sĩ nghèo đồng thời cũng thấy được ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chân chính là vì cuộc sống của con người được thể hiện sâu sắc trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. + Thấy được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong, sự gắn bó của người học sĩ với quê hương, với thiên nhiên, lòng biết ơn thầy Đuy-sen qua cách xây dựng hai mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh, lời văn giàu cảm xúc trong đoạn trích Hai cây phong. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện. - Nhận ra và phân tích được một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cũng như một số đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện ở các tác phẩm. - Cảm thụ truyện. - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện. - Kĩ năng tích hợp với kiến thức lịch sử, địa lí, âm nhạc, giáo dục công dân, mĩ thuật. - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài học để giải quyết những tình huống thực tiễn. - Kĩ năng sống: Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tình huống truyện và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện. - Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật - Xác định giá trị bản thân: Sống có tình yêu thương, trách nhiệm, tình cảm quốc tế. 9 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  10. 3. Thái độ: - Yêu thích các tác phẩm nước ngoài. - Yêu mến và có tình cảm yêu mến với nền văn hóa các nước. - Rút ra bài học cho bản thân về tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, năng lực hợp tác; năng lực cảm thụ văn học, năng lực giải quyết tình huống, năng lực sáng tạo BƯỚC 4: Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực khi dạy chủ đề: Truyện nước ngoài - Ngữ văn 8 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dung cao - Thể loại - Nhận biết -Hiểu đặc - Vận dụng hiểu biết về tác phẩm - Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện - Đề tài, chủ các thông tin điểm thể loại và kiến thức liên môn để hiểu về sáng tạo về các tác phẩm của chủ đề đề, cốt về tác phẩm, truyện hoàn cảnh ra đời truyện, nhân thể loại vật -Tóm tắt cốt - Lí giải sự So sánh giữa các tình tiết, sự kiện - Biết tự đọc, tự khám phá giá trị của các văn - Ý nghĩa nội truyện, chỉ ra phát triển các trong cùng một tác phẩm hoặc giữa bản mới cùng chủ đề dung đề tài, chủ đề tình tiết, tình các tác phẩm cùng chủ đề, cùng đề - Giá trị nghệ huống truyện tài để chỉ ra điểm giống và khác thuật ( chi nhau tiết, hình ảnh, -Nhận diện hệ - Hiểu được ý -Từ cuộc đời, số phận, tính cách - Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến biện pháp ) thống nhân nghĩa các chi nhân vật, khái quát được giá trị nội tạo những giá trị sống: bài học sâu sắc cho cá vật: chính- tiết, tình dung ý nghĩa, tư tưởng của tác nhân trong cuộc sống phụ huống truyện, phẩm đặc điểm, tính 10 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  11. cách, số phận nhân vật -Chỉ ra các chi - Lý giải ý -Trình bày được sự khác biệt giữa - Giải quyết các tình huống của bài học gắn tiết, tình tiết nghĩa, tác các chi tiết trong tác phẩm mạch với thực tiễn truyện đặc dụng của các lạc sắc, chỉ ra chi tiết, tình được các đặc hướng truyện điểm nghệ thuật của truyện - Đọc diến cảm; thuyết trình về tác - Kể sáng tạo phẩm - Chuyển thể thành thơ, kịch, vẽ tranh - Tập làm nhà phê bình nghiên cứu BƯỚC 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập minh họa cho từng hoạt động dạy học của chủ đề Văn bản Cô bé bán diêm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Kể tên các tác giả, tác - Em biết thêm câu - Ấn tượng, cảm xúc của em về - Theo em, vì sao nhà văn đã không để phẩm truyện nước ngoài? chuyện nào khác về những cảnh tượng kì diệu hiện một bà tiên xuất hiện trong phần truyện - Các tác phẩm truyện nhà văn An-đéc-xen? lên trong đoạn truyện? Từ những này? Chẳng hạn, trước lúc em bé quẹt nước ngoài đề cập tới ?Những câu chuyện cảnh tượng hiện lên mỗi lần cô bé diêm có bà tiên lấy cây đũa thần chạm vào những chủ đề nào? như thế đã giúp em một bao diêm của em Em có đồng ý với 11 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  12. - Quan sát bản đồ, chỉ và hiểu gì về tài năng, quẹt diêm, em tưởng tượng xem ý kiến khi cho rằng : chính vì không có giới thiệu đất nước Đan con người của tác giả cô bé đang muốn những điều gì? những nhân vật mang phép là xuất hiện, Mạch? truyện Cô bé bán - Đây là đoạn truyện mang đậm cảnh tượng những lần quẹt diêm mới trở - Giới thiệu vài nét về tác diêm? màu sắc cổ tích. Em thấy trong nên kì diệu, gây xúc động lòng người đến giả An-đéc-xen vàtruyện - Theo em, vì sao lúc phần truyện này có chỗ nào giống thế? cô bé bán diêm? đó cô bé lại nhớ đến và khác với những truyện cố tích - Tạo ra phép màu từ que diêm khiến em - Kể tên các nhân vật? hình ảnh ngôi nhà xưa mà em đã biết? nghĩ tới việc làm nào của chúng ta? Bày tỏ Tính cách tâm trạng của một cách rõ nét như Theo em, vì sao nhà văn đã dành suy nghĩ về những việc làm đó? mỗi nhân vật? thế? phần lớn câu chuyện để kể về - Phần kết thúc là một đoạn truyện gợi - Em bé đi bán diêm trong -Vì sao em bé quẹt những mộng tưởng đẹp của cô nhiều ám ảnh, suy nghĩ cho người đọc. bối cảnh nào? diêm? bé? Nếu như truyện chỉ dừng lại Nhận xét về kết truyện, có một số ý kiến - Kể tóm tắt những lần - Mục đích ấy có toại miêu tả cảnh ngộ của cô bé thì cho rằng: quẹt diêm, thực tế và nguyện không? Vì em có hiểu được những điều cô Đó là cảnh tượng thật thương tâm. Đó là mộng tưởng của em bé? sao? bé mơ ước không? Thử tìm một cáo trạng lên án thói vô cảm của con - Nhà văn đã kể, tả những - Lời kể: giá quẹt một những thông điệp mà nhà văn người gì về thời gian, không que diêm mà sưởi cho muốn nói với bạn đọc từ những Một số ý kiến lại cho rằng: Đó là cảnh gian, hình ảnh em bé bán đỡ rét, đánh liều thể ước mơ của cô bé bán diêm? một cái chết hạnh phúc. Một kết thúc diêm trong buổi sáng đầu hiện điều gì? mang màu sắc cổ tích. năm? - Khái quát nghệ Em nghiêng về ý kiến nào? Có thể nêu - O.Hen-ri đã kể những gì thuật, nội dung của cảm nhận, suy nghĩ riêng của em? về hoàn cảnh, về ý nghĩ và đoạn trích? - Nếu được tưởng tượng một kết thúc lời nói của Giôn-xi? Tìm khác cho truyện, em sẽ định kể như thế nhanh chi tiết? nào? 12 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  13. - Viết 1 bài thơ 4 chữ, 5 chữ, hoặc thơ lục bát ( dựa vào các bài đã học về tập làm thơ ở lớp 6,7) diễn tả cảm xúc về nhân vật, câu chuyện? Văn bản Đánh nhau với cối xay gió Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao ? Xác định vị trí đất nước ?Thuyết minh về tác giả, ? Tóm tắt đoạn trích bằng lời văn ?Có ý kiến cho rằng: Đôn đánh nhau của em? với cối xây gió là hành động điên Tây Ban Nha trên bản đồ? tác phẩm. ? Tả lại diện mạo hai nhân vật bằng khùng. Có ý lại cho rằng đó là lí ?Thể loại tác phẩm? Ngôi ? Đôi nét về đất nước lời văn của mình? tưởng. Quan điểm của em? ? Có ý kiến : Trong cuộc chiến đấu ? Đoạn trích qua xây dựng hai nhân kể? Tây Ban Nha: vị trí, văn với cối xay gió, Xan luôn luôn là vật bất hủ, nhà văn gửi đến chúng ta ? Đoạn truyện sử dụng kết hóa người đứng ngoài cuộc, là người một cái nhìn nhân văn. Liên hệ để rút hợp những phương thức ích kỉ, hèn nhát, đối lập với Đ. Em ra bài học cho bản thân. Minh họa ? Tóm tắt truyện? biểu đạt nào? có đồng ý không? Vì sao? bằng một tình huống thực tế: Không ? Chỉ rõ yếu tố miêu tả ? Kể tên các nhân vật? ? Nêu cảm nhận của em về tính nên ảo tưởng mù quáng, hoặc không và biểu cảm được sử ? Nêu những sự việc chính? cách của hai nhân vật? nên thực dụng, ích kỉ dụng trong văn bản? Tác ? Nhân vật chủ yếu được ? Dùng màu sắc. hình ảnh, thử phác dụng? kể, tả ở những phương diện họa chân dung hai nhân vật bất hủ ? Lí do vì sao Xan đi nào?. trong đoạn trích theo hình dung của theo Đôn? ? Tìm chi tiết kể, tả Đôn- em? ? Vì sao Đôn đánh nhau ki- hô- tte trong cuộc giao ? Chuyển thể một đoạn truyện thành với cối xay gió? chiến với cối xay gió? kịch- diễn xuất. ? Trong các lí do nêu ra, ? Về việc đánh nhau với cối em thấy lí do nào có thể xay gió, Xan đó có những chấp nhận được, lí do lời can ngăn nào? nào không? ? Tìm chi tiết, hành động, ?Cuộc giao chiến của lời nói để chứng minh rằng: Đôn-ki-hô-tê với cối xay Xan luôn là người tỉnh táo, gió được diễn tả như thế khuyên can, nhắc nhở, cảnh nào? tỉnh Đ? 13 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  14. ? Khái quát ? Hậu quả ra sao? nội dung, ? Qua hành động, lời nói nghệ thuật và hậu quả trên, em đánh của đoạn giá khái quát về nhân trích? vật? ? Sau khi đánh nhau với cối xay gió thất bại, Đôn có hành động và suy nghĩ gì? ? Nhận xét của em về những biểu hiện đó? Văn bản Chiếc lá cuối cùng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao ? Trình bày những hiểu biết -Nhận xét gì về cách kể - Giả sử, có người thân của em - Có người bảo Giôn xi đáng trách, có của em về tác giả, tác của cây truyện ngắn bậc rơi vào tình cảnh như Giôn-xi, người bảo Giôn xi đáng thương? Còn phẩm? thầy thế giới? em sẽ dành cho họ lời khuyên em? Vì sao? - Dựa vào kiến thức địa lí - Nhà văn cho em hiểu gì? - Từ cảnh ngộ, tâm trạng của Giôn- xi đã học ở lớp 7, xác định vị hoàn cảnh của Giôn-xi - Bày tỏ cảm nhận của em về cụ chúng ta có thể rút ra bài học gì cho bản trí nước Mĩ trên bản đồ? thế nào? Bơ-men và thông điệp mà thân mình? - Dựa vào kiến thức lịch sử - Vì sao Giôn-Xi lại có ý O.Hen-ri muốn nhắn gửi? - Cặp lá yêu thương, lá lành đùm lá rách đã học ở lớp 8, nêu một vài nghĩ kì quặc như vậy? - hãy là chiếc lá lành đồng hành cùng lá nét về nước Mĩ những năm Theo em, đó là một suy rách. Đó cũng là thực hiện chương trình đầu thế kỉ XX? nghĩ thế nào? Em có đội viên của các em. -Truyện kể về những nhân đồng tình với ý nghĩ ấy - Vẽ tranh, bình tranh vật nào? Qua phần tìm hiểu không? 14 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  15. ở nhà em biết được những - Hoàn cảnh và suy nghĩ - Kể chuyện: cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đặc điểm của mỗi nhân vật? của Giôn-xi khiến em đêm - Giới thiệu khái quát về nghĩ đến nhân vật nào đã - Làm thơ Xiu? học trong chương trình - Cảm xúc của Xiu khi làm ngữ văn 8? theo lệnh của Giôn-xi? - Vậy những nguyên - Thấy Giôn-xi tuyệt vọng, nhân nào khiến Giôn-xi Xiu đã nói và làm những hồi sinh? gì? -Vì sao Xiu lại có cảm ? Giới thiệu đôi nét về cụ xúc như vậy? Bơ - men? -Vì sao Xiu lại có tâm ? Thái độ của cụ Bơ-men trạng và lời nói như vậy? thế nào trước sự tuyệt vọng - Qua những hành động, vì bệnh tật của Giôn-xi? lời nói, tâm trạng ấy, em nhận ra Xiu là người như thế nào? - Xiu đã giúp em nhận ra giá trị nào về cuộc sống? Tác phẩm nào đã học cũng đề cao tình cảm cao đẹp ấy? ? Kết thúc truyện, Xiu nói: chiếc lá thường 15 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI
  16. xuân cuối cùng ở trên tường Đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men. Em có đồng ý với nhận định đó không? Hãy lí giải tại sao? - Chiếc lá cuối cùng luôn có mặt trong những lần bình chọn truyện ngắn hay của thế giới, chinh phục độc giả. Khái quát thành công về nghệ thuật, ý nghĩa nội dung của câu chuyện? Văn bản Hai cây phong Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao ?Thể loại tác phẩm? Ngôi ?Thuyết minh về tác giả, ? Tóm tắt đoạn trích bằng lời ? So sánh cách tả hai cây phong ở 2 mạch văn của em? kể? kể? tác phẩm. ? Hình ảnh, chi tiết nào về hai ? Hình dung tả lại hai cây phong bằng lời ? Thể loại giống với văn ? Kí ức tuổi thơ Việt Nam cây phong làm em thích nhất? văn của em? bản nào đã học? thường gắn với loại cây ? Qua hình ảnh và tình cảm của ? Chuyển thể một đoạn em thích nhất ? Đoạn truyện sử dụng kết nào? tác giả về 2 cây phong, em hiểu trong văn bản thành một bức họa. hợp những phương thức ? Tóm tắt truyện? tác giả là người như thế nào? biểu đạt nào? ? Chỉ rõ yếu tố miêu tả và ? Chọn và nêu cảm nhận của em ? Dựa vào truyện, tập sáng tạo một câu biểu cảm được sử dụng về một hình ảnh so sánh em ấn truyện ngắn viết về tuổi thơ gắn với một trong văn bản? Tác dụng? tượng nhất? 16 GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI