Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy trong việc dạy Ngữ văn

doc 10 trang xuanthu 22/08/2022 6820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy trong việc dạy Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_bang_so_do.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy trong việc dạy Ngữ văn

  1. Trường THCS Quang Trung Năm học: 2017 - 2018 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC DẠY NGỮ VĂN A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lí do chọn đề tài: 1. Cơ sở lí luận: Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống . 2. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2017 – 2018 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và được đưa vào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Ngữ văn. Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy? Cần sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ học văn cũng như ôn tập? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này . Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Sơ đồ tư duy giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn. Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong việc học sẽ gúp học sinh có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Sơ đồ tư duy còn giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự 1 GV: Nguyễn Thị Thanh Mai
  2. Trường THCS Quang Trung Năm học: 2017 - 2018 suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. B. NỘI DUNG: I. Thực trạng của việc học văn hiên nay: Nhà văn hoá lớn của nhân loại Lê-nin từng nói:"Văn học là nhân học". Vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn. Thực trạng này lâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh, cụ thể là: - Học sinh thờ ơ với Văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường trung học cơ sở. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác. Phần lớn phụ huynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn: Toán, Lý, Hóa. Điều đáng lo ngại hơn nữa, là có không ít phụ huynh đã chọn hướng cho con thi khối A từ khi học trung học cở sở. - Khả năng trình bày: Khi học sinh tạo lập một văn bản giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic. Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủng củng Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta. Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn, khơi gợi lại hứng thú học văn của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học văn hiệu quả nhất. II. Nguyên nhân: 1. Đối với người dạy: - Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau: + Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao . + Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. 2 GV: Nguyễn Thị Thanh Mai
  3. Trường THCS Quang Trung Năm học: 2017 - 2018 + Một số giáo viên vì cơm gạo gạo tiền nên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. 2. Đối với học sinh: - Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập. III. CÁC GIẢI PHÁP 1. Bản chất phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy: - Dạy học bằng phương pháp sơ đồ tư duy là kĩ thuật dạy học tổ chức và phát triển tư duy giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi được thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng, bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng. - Dạy học bằng sơ đồ tư duy - một giải pháp góp phần đổi mới cơ bản giáo dục, đặc biệt là đối với giảng dạy bộ môn Văn. 2. Bản đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng: a) Sự hình dung: Sơ đồ tư duy có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ siêu đẳng. Đối với não bộ, sơ đồ tư duy giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán. b) Sự liên tưởng, tưởng tượng: Sơ đồ tư duy hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng. c) Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, việc dạy học bằng sơ đồ tư duy cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa, việc sơ đồ tư duy dùng rất nhiều màu sắc khiến giáo viên và học sinh phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình. Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thường, sơ đồ tư duy giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì được học. 2. Sơ đồ tư duy sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc: Sơ đồ tư duy thật sự giúp bạn tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên một đẳng cấp mới, đẳng cấp của một tài năng thực thụ hay thậm chí của một thiên tài. II. Vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học Ngữ văn: 1. Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ quá trình giáo viên dạy Ngữ Văn 3 GV: Nguyễn Thị Thanh Mai
  4. Trường THCS Quang Trung Năm học: 2017 - 2018 a) Dạy phân môn Văn bản - Ví dụ 1: Với văn bản: “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, sau phần đọc và tìm hiểu chung, giáo viên có thể vẽ mô hình sơ đồ tư duy trên giáo án powerpoint. Sơ đồ tư duy gồm 2 nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộc vào nội dung bài học. Để có thể hoàn thiện được mô hình sơ đồ tư duy của bài học, giáo viên sử dụng hệ thồng câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức: + Học sinh sẽ dựa vào phần đcọ hiểu văn bản để xác định các ý chính: Miêu tả bánh trôi nước và hình ảnh người phụ nữ + Tiếp tục hoàn thành các nhánh của sơ đồ tư duy bằng hệ thống câu hỏi nhỏ có tính gợi mở như ở nhánh thứ nhất ta một số câu hỏi như sau: Hình dáng của chiếc bánh trôi nước như thế nào? Khi nấu bánh chín và bánh chưa chín như thế nào? Qúa trình nặn bánh rắn nát là do đâu? Bánh bên trong có nhân gì? + Tiếp tục hoàn chính nhánh chính thứ hai bằng một số câu hỏi gợi mở khác như sau: Hình ảnh chiếc bánh trắng tròn là hình ảnh ẩn dụ cho ai? Người phụ nữ ấy có dáng vẻ bề ngoài như thế nào? Họ có thân phận và cuộc đời như thế nào trong xã hội cũ? Hình ảnh “tấm lòng son” là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất cao quý gì của người phụ nữ? Sơ đồ minh hoạ Sơ đồ tư duy văn bản: “Bánh trôi nước” - Ngữ Văn 7 - Ví dụ 2: Khi học xong văn “Lão Hạc” của Nam Cao, giáo viên có thể yêu cầu học sinh lên vẽ sơ đồ tư duy lên bảng để khái quát nội dung bài học và chỉnh sửa cho các em. Sau đó giáo viên trình chiếu bài hoàn chỉnh trên giáo án powerpoint như sau: Sơ đồ minh hoạ 4 GV: Nguyễn Thị Thanh Mai
  5. Trường THCS Quang Trung Năm học: 2017 - 2018 Sơ đồ tư duy văn bản: “Lão Hạc” - Ngữ Văn 8 b) Dạy phân môn Tiếng Việt: - Ví dụ dạy bài Tiếng Việt “Đại từ”: giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy vào vở để khái quát nội dung bài học bằng câu hỏi gợi mở như sau: Các em học có mấy loại đại từ? Đại từ dùng để trỏ có những đại từ nào? Đại từ dùng để hỏi có những đại từ nào Sơ đồ minh hoạ Sơ đồ tư duy bài Tiếng Việt: “Đại từ” - Ngữ Văn 7 - Dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần : Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy. Mỗi bài học được 5 GV: Nguyễn Thị Thanh Mai
  6. Trường THCS Quang Trung Năm học: 2017 - 2018 vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng. - Ví dụ: Khi dạy phần từ loại tiếng Việt, giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy sau mỗi bài học để mỗi em có một tậpvề các từ loại tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, quan hẹ tự, trợ từ, thán từ . Lên đến lớp 9, trong bài “ Tổng Kết ngữ pháp”, học sinh có thể dễ dàng tổng hợp kiến thức về từ loại tiếng Việt bằng sơ đồ tư duy dựa vào tập sơ đồ tư duy đã có. Sau khi có một học sinh hoặc một nhóm học sinh vẽ xong sẽ cho một học sinh khác, nhóm khác nhận xét, bổ sung Có thể cho học sinh vẽ thêm các đường, nhánh khác và ghi thêm các chú thích rồi thảo luận chung trước lớp để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy cho các em. Sơ đồ minh hoạ Sơ đồ tư duy bài “Tổng kết ngữ pháp”- Ngữ Văn 9 c) Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ quá trình dạy văn nghị luận xã hội: - Dùng sơ đồ tư duy để dạy phương pháp làm văn nghị luận: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các tự liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Qua sơ đồ tư duy đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng. - Ví dụ 1: Khi dạy học sinh cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí “Tuổi trẻ có cần phải sống sáng tạo hay không?”, giáo viên có thể dùng sơ đồ tư duy để khái quát những luận điểm chính, luận điểm phụ của bài văn nghị luận này. 6 GV: Nguyễn Thị Thanh Mai
  7. Trường THCS Quang Trung Năm học: 2017 - 2018 Sơ đồ minh hoạ Sơ đồ tư duy bài văn nghị luận: “Sáng tạo” - Ngữ Văn 8 - Ví dụ 2: Khi dạy cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng xã hội “Sống ỷ lại của giới trẻ hiện nay”, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận dạng này bằng sơ đồ tư duy như sau: Sơ đồ minh hoạ Sơ đồ tư duy bài văn nghị luận: “Sống ỷ lại” - Ngữ Văn 8 2. Học sinh học tập độc lập, sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ học tập, phát triển tư duy lôgic. 7 GV: Nguyễn Thị Thanh Mai
  8. Trường THCS Quang Trung Năm học: 2017 - 2018 - Học sinh tự có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ việc tự học ở nhà: Tìm hiểu trước bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bìa hoặc để tư duy một vấn đề mới. Qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic, củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép. - Học sinh trực tiếp làm viêc với máy tính, sử dụng phần mềm Mindmap, phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính trong học tập. - Ví dụ minh họa một số ghi chép của học sinh bằng sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy bài văn nghị luận: “Tình mẫu tử ” – Học sinh lớp 8 Sơ đồ tư duy bài văn nghị luận: “Nhu cầu thể hiện bản thân ” – Học sinh lớp 8 8 GV: Nguyễn Thị Thanh Mai
  9. Trường THCS Quang Trung Năm học: 2017 - 2018 III. Hiệu quả của việc dạy học bằng sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn * Sơ đồ tư duy giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn toán, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong dạy học học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. * Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực: - Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. - Việc học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím, ), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong ), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi sơ đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và sơ đồ tư duy do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. C. KẾT LUẬN Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Sử dụng thành thạo và hiệu quả Sơ đồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Sau một thời gian ứng dụng sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng, tôi thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng sơ đồ tư duy trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số HS trung bình đã biết dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng sơ đồ tư duy để ghi chép bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học tiếng Việt. 9 GV: Nguyễn Thị Thanh Mai
  10. Trường THCS Quang Trung Năm học: 2017 - 2018 Thực tế kết quả kiểm tra hết học kỳ II năm học 2017 - 2018 cho thấy môn Ngữ Văn khối 7, 8 nói riêng và chất lượng môn văn của nhà trường nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể là: - Môn Ngữ văn 7 đạt 100 % học sinh có điểm thi học kì 2 trên trung bình - Môn Ngữ văn 8 đạt 89 % học sinh có điểm thi học kì 2 trên trung bình Tân bình ngày 28 tháng 5 năm 2018 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Thanh Mai 10 GV: Nguyễn Thị Thanh Mai