Tài liệu bồi dưỡng Học sinh giỏi - Nghị luận xã hội

docx 15 trang xuanthu 22/08/2022 8060
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng Học sinh giỏi - Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_nghi_luan_xa_hoi.docx

Nội dung text: Tài liệu bồi dưỡng Học sinh giỏi - Nghị luận xã hội

  1. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi – Nghị luận xã hội “Những ước mơ không chết chừng nào bạn còn nuôi dưỡng nó bằng niềm đam mê”. (Nick Vujick) Suy nghĩ của Anh/ chị về câu nói trên. Sự đầy đủ về mặt thể chất không thể so sánh được với một tâm hồn tràn đầy nghị lực. Vậy thứ vũ khí bất bại mà tâm hồn sở hữu là gì? Theo tôi đó chính là ước mơ, hoài bão. Nick Vujick- một người khiếm khuyết về mặt cơ thể nhưng lại mang trong mình một tâm hồn toàn vẹn, để ngày hôm nay, anh đã trở thành một nhà diễn giả nổi tiếng và dám đứng trước mọi người khẳng định rằng “Những ước mơ không chết chừng nào bạn còn nuôi dưỡng nó bằng niềm đam mê”. Đúng vậy, Nick đã cho chúng ta thấy được giá trị của ước mơ đối với cuộc đời mỗi người và tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng đam mê của chính mình. Sự tồn tại của con người được chia làm hai dạng: tồn tại căn bản và tồn tại có giá trị. Sự tồn tại căn bản đáp ứng được những nhu cầu vật chất đảm bảo cho sự sống con người, nghĩa là chỉ cần sống, còn sống làm sao không quan trọng. Nhưng sự tồn tại có giá trị lại ở cấp độ cao hơn, tức thỏa mãn được những mong muốn của bản thân đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội. Điển hình như sứ có giá trị hơn gốm thô vì đã qua công đoạn tráng men. Vậy chất men làm cho cuộc sống này trở nên có giá trị là gì? Đó chính là ước mơ. Ước mơ chính là những kì vọng, khát khao của bản thân bắt nguồn từ đam mê, sở thích và mong muốn được thể hiện, được cống hiến. Nếu không có ước mơ, sự xuất hiện của chúng ta chỉ được gọi là “tồn tại qua ngày”, ta chỉ “sống” thực sự khi làm được những điều mà mình hằng khao khát mà thôi. Nhìn vào Nick, sự tồn tại căn bản của anh ta không được toàn vẹn bởi một cơ thể khiếm khuyết, thế nhưng ước mơ đã trở thành đôi bàn tay giúp anh viết nên những trang sách đời mình, lòng đam mê cháy bỏng đã biến thành đôi chân để anh tiến bước đến nơi ánh sáng và nói cho cả thế giới biết rằng: “ Tôi làm được, và bạn cũng thế”. Bạn thiếu đôi bàn tay, đam mê ở cạnh bạn. Bạn thiếu đôi chân, đam mê vẫn ở cạnh bạn. Nhưng nếu thiếu ước mơ, đam mê của bạn sẽ bị bóp chết. Không cần biết bạn tồn tại ra sao, dù là trọn vẹn hay khiếm khuyết , nếu không có ước mơ, cuộc đời bạn sẽ trở nên vô nghĩa. Vậy bạn muốn trở thành gốm thô hay sứ? Tôi tự hỏi tại sao ước mơ lại “không chết chừng nào bạn còn nuôi dưỡng nó bằng đam mê”? Có lẽ đây là mối quan hệ mật thiết giữa hai khái niệm: ước mơ và đam mê. Đam mê là sự nhiệt huyết, rèn luyện và theo đuổi đến cùng thế nên thiếu đi đam mê thì ước mơ sẽ chẳng bao giờ thực hiện được, mà nó sẽ mãi chỉ là ước mơ mà thôi. Còn nếu không có ước mơ thì đương nhiên sự đam mê sẽ chẳng bao giờ tồn tại . Bạn có thấy con diều nào bay lượn trên không trung cũng có một sợi dây neo giữ lại không? Đam mê chính là sợi dây ấy, sẽ dẫn đưa ước mơ của bạn bay cao, bay xa và không bị lầm đường lạc lối. Chính vì thế hãy điều khiển thật chắc sợi dây đam mê của mình để ước mơ đi đúng hướng. Thế mới thấy, ước mơ và đam mê là hai thứ luôn song hành và không thể tách rời nhau. Một sự thật là, dù cho ước mơ của bạn có lớn, lòng đam mê của bạn có cháy bỏng đến thế nào thì trên con đường thực hiện ước mơ bạn cũng sẽ gặp phải những va vấp, khó khăn. Có những người sẽ gục ngã, cũng có những người tiếp tục đứng dậy và đi tiếp. Tôi sẽ cho các bạn nghe câu chuyện về “ cha đẻ” của những chú “chuột Mickey” và “vịt Donal” đã từng bị sa thải với lí do “thiếu trí tưởng tượng và ý tưởng tốt”. Vậy điều gì đã dẫn đưa cái trên Walt Disney lên tượng đài của ngành giải trí phim hoạt hình nổi tiếng thế giới? Đó chẳng phải là bản lĩnh dám
  2. đứng dậy sau thất bại hay sao. Đằng sau cái bản lĩnh “thép” ấy chính là một con người không ngừng đam mê. Nếu ngày ấy sự thất bại dập tắt ước mơ của ông thì liệu hôm nay chúng ta thể nhận được những cống hiến sáng tạo và độc đáo của ông không? Nếu ai đó muốn đào thải hay chà đạp ước mơ của bạn, hãy hun đúc lòng đam mê, vì có khi do đam mê của bạn chưa đủ lớn, hoặc họ đã đánh giá sai bạn.Thế mới thấy việc bạn ngã như thế nào không quan trọng, quan trọng là bạn đã đứng lên như thế nào. Bạn đứng lên, là để không phụ chính mình. Bạn đứng lên, là để chứng minh cho những người không công nhận bạn hiểu rằng họ đã sai. Và việc dám đứng dậy sau vấp ngã của bạn không chỉ vì bạn mà còn là vì những người ủng hộ bạn nữa. Giống như việc thiếu nước cây sẽ chết, thiếu gió diều sẽ ngừng bay. Con người thiếu đi ước mơ cũng chính là đang chết dần trong tâm hồn. Một người thực dụng, chỉ sống qua ngày dựa vào những giá trị vật chất tầm thường thì chẳng khác chi một kẻ du mục lạc đường lẻ loi giữa sa mạc, một con thuyền đứt neo trôi vô định giữa đại dương mênh mang không bờ không bến, chẳng biết mình sẽ đi đâu, về đâu và ngàn đời cũng chẳng biết được ý nghĩa tồn tại của bản thân là gì. Thế nên hãy đừng như những người ấy, hiện hữu trong một cái xác khô với cái linh hồn bằng gỗ, sống không có cá tính, không được mọi người công nhận. Sự xuất hiện của những người ấy sẽ khiến cuộc đời tẻ nhạt, vô vị và ngay cả bản thân họ cũng chính là những bản thể vô giá trị. Quan niệm của Nick Vujick làm tôi vỡ lẽ ra nhiều thứ. Triết lí của anh mang đến cho tôi nhiều giá trị sâu sắc về cuộc đời: về mục đích, bản chất và cách thức chinh phục ước mơ. Không chỉ thế tiếng nói ấy như hồi chuông thức tỉnh cho những ai đang ngủ quên trên con đường tìm kiếm đam mê của chính mình. Hiểu được điều đó, tôi tự nhủ sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa, để được thỏa mãn khát vọng bản thân và cống hiến cho đời. Không chỉ là quan niệm trên phương diện lí thuyết, cả cách sống của anh là minh chứng của việc “dám ước mơ, dám thực hiện”. Thế nên để con đường thực hiện ước mơ nhanh nhất chính là xác định đúng đam mê, học tập tốt, rèn luyện và nuôi dưỡng đam mê lớn dần mỗi ngày, có như thế sự tồn tại cảu chúng ta mới trở nên có giá trị được. Hãy sống cho đáng với cuộc đời, đừng bao giờ từ bỏ đam mê của bạn. Thế giới này dù cho có bằng phẳng hay gồ ghề, là thảm đỏ hoa hồng hay bàn chông lót gai thì cũng là con đường của riêng bạn: con đường chinh phục ước mơ. Và phía cuối con đường ấy chính là sự thành công và viên mãn.
  3. Đề bài Nhà thơ Xéc-gây Êxênin từng viết: “Thà tôi cháy vèo trong gió Còn hơn thối rữa trên cành” Câu thơ trên khiến anh (chị) suy nghĩ gì về lối sống cần có của mỗi người. Bài làm Trải qua hàng triệu năm tiến hóa cùng vô vàn thách thức của tạo hóa, con người xuất hiện trong vũ trụ bao la. Từ khi xuất hiện, con người đã ý thức được sự kì diệu của sự sống và luôn mong muốn sống tốt đẹp, sống có ý nghĩa. Để làm được điều đó, chúng ta cần sống hết mình cho hiện tại. Đó cũng là điều mà nhà thơ Xéc-gây Êxênin tâm niệm: “Thà tôi cháy vèo trong gió Còn hơn thối rữa trên cành” Hai câu thơ của Xéc-gây Êxênin cô đọng, hàm súc mà hàm chứa đầy đủ thông điệp về lối sống mà con người cần có. Nhà thơ dùng hình ảnh “cháy vèo trong gió” thật gợi tả để thể hiện mong ước được sống hết mình, cống hiến tất cả những gì mình có cho cuộc đời. Còn hình ảnh “thối rữa trên cành” là cách nói nhấn mạnh về sự vô ích, tầm thường, lụi tàn, héo hon. Đặc biệt Xéc- gây Êxênin còn khéo léo sử dụng cặp quan hệ từ “thà còn hơn” để gây ấn tượng mạnh và làm nổi bật khao khát mãnh liệt được sống hết khả năng của mình dù phải chịu đau đớn mất mát còn hơn sống thụ động “thối rữa trên cành”. Từ đó, câu thơ gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ về lối sống đẹp: hãy dũng cảm sống hết mình, cháy lên những hoài bão chứ đừng sống hoài, sống phí. Sống hết mình là lối sống thể hiện sự dũng cảm, cống hiến trí tụê, sức lực vào những việc có ý nghĩa. Sống hết mình trong hiện tại, “cháy vèo trong gió” giúp bản thân mỗi người phát hiện và phát huy được năng lực tiềm ẩn, thỏa sức sáng tạo, cảm nhận được bao điều kì diệu của cuộc sống. Con người với hoài bão, ý chí không ngại khó khăn, sẵn sàng theo đuổi ước mơ của mình sẽ đạt được thành công. Đặc biệt, những người sống hết khả năng luôn được mọi người yêu mến bởi họ đã gieo vào chúng ta ánh sáng hi vọng, tiếp thêm cho chúng ta động lực vững vàng để đối diện với nghịch cảnh trong đời. Chắc hẳn, mỗi chúng ta đã hơn một lần thán phục chàng trai Nick Vujicic – biểu tượng của sức sống mãnh liệt. Nick sinh ra không may mắn bị khuyết tứ chi, song không vì thế mà anh tuyệt vọng “thối rữa trên cành”. Với lòng dũng cảm, tài năng, nghị lực phi thường, anh đã trở thành nhà diễn thuyết truyền động lực sống cho mọi người. Nick từng nói: “Tôi là một điều kì diệu. Bạn cũng là một điều kì diệu”. Thật đáng buồn, trong xã hội hiện nay có nhiều người đang sống tầm thường, vô ích “thối rữa trên cành”, luôn bị
  4. động, lười nhắc, sợ sệt thế giới xung quanh. Họ ỷ lại vào người khác, sống không mơ ước, không hoài bão, chán nản, tuyệt vọng. Mỗi người cần sống hết mình, “cháy vèo trong gió” bởi bạn có biết mỗi chúng ta sinh ra đã là một tuyệt tác của tạo hóa. Cơ thể chúng ta tuy nhỏ bé nhưng có sức mạnh kì lạ. Mỗi ngày, ta thở khoảng 23000 lần, nói khoảng 48000 từ và đặc biệt trái tim nhỏ bé của ta mỗi ngày đập 100000 lần, và có thể tạo ra áp suất đẩy máu đi xa tới 9 mét. Nếu không “cháy vèo trong gió” mà “thối rữa trên cành” chẳng phải đáng tiếc hay sao? Tôi từng nghe một câu chuyện về hai hạt giống. Chúng đã đến ngày nảy mầm, hạt giống thứ nhất vui vẻ cắm rễ sâu xuống đất. Còn hạt giống thứ hai lại sợ sệt và khuyên hạt giống thứ nhất dừng nảy mầm bởi trên mặt đất có biết sâu bọ phá hoại cậy, nếu nảy mầm sẽ phải chịu đau đớn. Hạt giống thứ nhất nghe vậy nhưng vẫn vươn mình lên cao đón nắng, bỏ mặc hạt giống thứ hai lười biếng. Cuối cùng, có một con gà đi qua đã ăn mất hạt giống lười biếng kia, còn hạt giống dũng cảm – hạt giống dám chịu đựng mọi đau đớn để vươn lên đang vui vẻ nô đùa cùng gió. Thật vậy, trong cuộc sống nếu không cố gắng sống hết mình không những chẳng thể đạt được thành công mà còn gặp phải nguy hiểm. Song, con người sống hết mình chứ đừng nên mù quáng, không biết quý trọng bản thân. Mỗi người “sinh ra không phải để tan biến đi như hạt cát vô danh mà để in dấu trên mặt đất, in dấu trong tim người khác”. Bởi vậy, chẳng phải chúng ta nên học tập, rèn luyện không ngừng, nuôi dưỡng lòng dũng cảm, niềm tin, ý chí để sống hết mình hay sao? Trong cuốn “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”, tác giả có viết lời đề tựa: “Truyền thuyết kể về một con chim chỉ hót một lần nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hót bài ca của mình và lao ngược vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi. Tiếng ca hân hoan ấy khiến cho cả thế gian phải lắng nghe, cả Thượng Đế trên cao cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”. Mỗi lần đọc, tôi đều tự nhủ: Con người chỉ sống có một lần, có một thời tuổi trẻ, nếu không “cháy” hết mình thì đáng tiếc biết bao!
  5. Đề bài: “Thất bại là một con đường vòng, không phải con đường cụt”. Trong cuộc sống của mỗi con người, ai cũng mong muốn có được thành công, có được những thành quả cao đẹp trên con đường mà họ chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ý thức được bản chất cũng như điểm xuất phát của thành công phía cuối con đường kia chính là ý chí, sự quyết tâm, nghị lực vươn lên sau những lần vấp ngã. Hiểu được bản chất của thất bại sẽ giúp chúng ta vững bước hơn trên con hành trình của chính mình. Có nhận định cho rằng “Thất bại là một con đường vòng, không phải con đường cụt”. “Thất bại” trên cách hiểu đơn giản nhất thì đó là những lần chúng ta mắc phải sai lầm, không đạt được mục đích mà bản thân đặt ra từ đầu. Thất bại đó có thể sinh ra từ những lí do như khi ta chủ quan trước những kì thi, chúng ta chưa cố gắng hết sức nên gặp quá nhiều sai lầm nghiêm trọng. Hay thất bại có thể đến từ những lí do khách quan như khi ta gặp phải những vấn đề mà khả năng chưa thể vượt qua được, chúng ta bị người khác làm khó, vô tình chọn hướng đi sai cho chúng ta, v.v Và rất nhiều lí do khác. Thất bại đến với ta từ những điều nhỏ nhặt: điểm kém trong đợt kiểm tra trên lớp, bị cha mẹ la mắng khi làm sai; đến những điều lớn lao hơn như trượt những kì thi lớn mang tính quyết định cho cuộc đời mình, tuột mất cơ hội để có được công việc trong đợt xét tuyển, . Rất nhiều những khó khăn đang chờ đợi chúng ta, chúng ta cần phải có ý chí để vực dậy, tiếp tục bước qua chúng dù có gian nan thế nào. Chúng ta thất bại khi đi trên chính con đường của mình không có nghĩa là chúng ta đã bước vào “một con đường cụt” khiến cho bản thân bế tắc, không có cách giải quyết. “Con đường cụt” là con đường tuyệt vọng, là sự kết thúc. NHưng thất bại không phải là một bức tường dựng đứng, không phải là vực thẳm cho mọi bước chân. Thực chất, nó chỉ là “một con đường vòng”, một lối đi khó khăn hơn, xa hơn, tốn nhiều thời gian và công sức để bắt đầu lại, cũng thử thách ta nhiều hơn khi phải tìm ra cách giải quyết thông minh. Câu nói đem đến cho ta một nhận thức đúng đắn về người bạn của thành công – thất bại. Có thể nói, những lần chúng ta thất bại hay vấp ngã ấy là những chướng ngại hữu ích mà bản thân phải vượt qua để trưởng thành hơn, xứng đáng hơn với thành quả của mình. Thất bại cũng giống như một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh vẽ lên thành công của bạn ở cuối con đường, bạn cần phải đặt mảnh ghép ấy ở đúng chỗ, và kết quả cuối cùng mà bạn có được sẽ là một bức tranh tuyệt đẹp do chính tay bạn xây dựng nên. Nhìn vào bức tranh cuộc đời rộng lớn, ta thấy đâu ai có thể chạm đến thành công mà chưa từng vướng phải thất bại. Những người đã và đang thành công nổi tiếng trên thế giới hôm nay liệu họ có bao giờ thất bại? Câu trả lời là có, họ không những thất bại mà còn thất bại rất nhiều. Ông chủ Bill Gates của hãng Microsoft cũng đã từng bị đuổi việc bởi chính công ti của mình, nhưng nó không ngăn cản được khát vọng đi tiên phong trong lĩnh vực máy tính của ông. Thomas Edison đã từng bị đuổi học vì ông khác những đứa trẻ khác, tuy nhiên điều đó không hề cản trở niềm đam mê tìm tòi học hỏi để trở thành nhà phát minh đại tài của nhân loại. Bill Gates và Thomas Edison là hai bằng chứng rõ nhất về tính tương đối của thất bại. Thất bại là khởi đầu của con đường thành công, không phải là dấu chấm của nó. Từ đó, ta có thể thấy được rằng những thất bại trong cuộc đời con người luôn là những khó khăn ta phải vượt qua, có thể gian lao nhưng không bao giờ là mất hi vọng.
  6. Tuy thế, nhắc đến thất bại, ta thường nghĩ ngay đến những trạng thái tâm lý tiêu cực. Đã không ít kẻ yếu gan từ bỏ chỉ vì không đủ bản lĩnh vượt qua câu cầy nhỏ trơn trượt của cuộc đời. Họ không biết rằng thất bại đem đến những bài học kinh nghiệm cho mỗi người trong cuộc đời mà không phải lúc nào cũng mua được bằng tiền bạc. Nó giúp họ nhạy bén và tỉnh táo trước những sai sót, cạm bẫy về sau. Ít nhất “bánh xe trượt” cũng không phải vì con đường trơn cũ. Những người nếm trải nhiều thất bại sẽ luôn vững vàng trong cuộc sống. Họ sẽ khéo léo hơn khi đối đầu với thử thách, như Frank Tyger từng nói: “Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại”. Khi chúng ta vấp ngã và học được cách đứng lên, chúng ta sẽ trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, chúng ta được mài giũa để trở thành một ngòi bút chì sắc lớn để tô điểm cho bức tranh cuộc đời mình. Vậy nên khi chúng ta thất bại, có thể sẽ phải đi những con đường vòng xa hơn, khó khăn hơn thì hãy vững tin nếu các bạn có thể học được gì từ khó khăn đó, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trước đấy! Thất bại thực sự là thất bại khi chúng ta gặp phải một chướng ngại và đầu hàng nó, từ bỏ ước mơ của mình vì nó. Vậy nên việc cần làn nhất để tiếp tục “con đường vòng” mà chúng ta phải đi. Những nhà bác học đại tài của thế giới như Albert Einstein, Issac Newton, Mendeleev, đều đã từng thất bại vô vàn những thí nghiệm, những phép toán để có thể phát minh ra những định luật giúp nhân loại có thể tìm đến những kho tàng kiến thức khổng lồ. Họ thất bại nhưng với sự bản lĩnh, kiên cường, họ tìm ra những sai sót và sửa chữa chúng trong quá trình để đạt được kết quả như mong muốn. “Chỉ những người dám thất bại mới đạt được thành công lớn” – Robert Kennedy đã khẳng định thế. Muốn mở lối con đường dẫn đến thành công thì phải có được ý chí, nghị lực, sự quyết tâm và nhiệt huyết với ước mơ của mình. Hãy đương đầu với khó khăn để tự hoàn thiện bản thân trên “con đường vòng” của chính mình! Và ngay cả khi đã đến đích bằng một con đường thẳng, không gập ghềnh, trắc trở thì không có nghĩa là ta sẽ không phải đi trên “con đường vòng”. Có nhiều người thành công từ khi còn rất trẻ tuổi như Mark Zuckerberg- Ông chủ mạng xã hội Facebook, đã thành công từ năm 21 tuổi hay Tailor R.Wilson chế tạo thành công Fusor – thiết bị tạo ra phản ứng hạt nhân từ năm 14 tuổi. Cũng như những thiên tài khác, họ thành công dựa trên sự nỗ lực, hết mình vì ước mơ. Nhưng rồi họ lại phải vất vả tạo dựng những đỉnh cao mới, sau khi đã tạo ra những đỉnh cao. Bắt tay lại, nhiều lúc họ loay hoay và vấp phải sai lầm. Họ tìm hiểu và làm lại, lại thất bại, họ lại tiếp tục tìm con đường khác, lại thất bại, lại tiếp tục nỗ lực, nỗ lực không ngừng. Trên đời này, không bao giờ tồn tại những “con đường thẳng” vĩnh cửu. Họ biết thế, nên càng cầu thị, cầu tiến và sản phẩm của họ càng ngày càng cầu toàn. Món quà của sự nỗ lực đó là những thành công mĩ mãn mà hàng ngàn người phải ngưỡng mộ, thán phục. Nhìn người mà ngẫm đến ta. Chúng ta cần bắt đầu từ những bước cơ bản đến con đường dẫn ta tới thành công, đó là việc học tập ở trường. Ở lứa tuổi học sinh, việc học tập ở trường gần như là tất yếu, đó là hành trang để bước vào đời. Mỗi người cần phải quyết tâm, học hỏi từ những người thầy cô, những người đi trước. Có lẽ ai cũng từng bị những con điểm xấu khi ta chủ quan, lười học nhưng có sao đâu khi các bạn cảm thấy không hài lòng với con điểm đó và học tốt hơn? Học hỏi, rút kinh nghiệm từ những lần điểm kém cũng sẽ giúp cải thiện việc học, đưa bạn gần tới gần hơn với thành công. Nói một cách khác “Tri thức là sức mạnh”. Có được tri thức thì con đường đến với ước mơ của các bạn được rút ngắn lại một ít và mỗi khi đối mặt với một khó khăn, ta lại tiếp tục đứng lên bằng sự quyết tâm, không ngừng cố
  7. gắng để vươn tới thành công. Và một trong những tri thức đắt giá bạn có được hôm nay đó là thất bại giống như “con đường vòng”, nó không bao giờ là “con đường cụt”. Bên cạnh những bài học ta có thể học tập được từ những thành công, thất bại của người khác thì cũng cần phải quan tâm đến lí do nhiều người không thể thành công do sự mềm yếu của bản thân. Chúng ta đầu hàng, không chịu tiếp tục bước trên đôi chân của mình đồng nghĩa với việc chúng ta đã thất bại một cách thảm hại. Tôi vẫn nhớ như in một câu nói rằng: “Một người có thể trượt ngã nhiều lần, nhưng anh ta chưa phải kẻ thất bại chừng nào anh ta chưa bỏ cuộc”. Buông xuôi, từ bỏ ước mơ là một trong những thử thách lớn của mỗi con người. Những người bị nghiện là do họ đã tự nhủ với lòng mình “một lần này thôi” dẫu biết hậu quả của việc đó. Họ đã mềm yếu, chịu thua những cám dỗ. Trong cuộc sống của mỗi con người không thể tránh được những rắc rối, thất bại nhưng chúng ta phải biết cứng rắn với bản thân, vượt qua được những cám dỗ ấy để làm chủ bản thân mình đã là một bước thành công khi ta chiến thắng bản thân mình. “Không một chiến thắng nào hiển hách bằng chiến thắng chính bản thân mình”, không nhận thức được điều trên, một lần thất bại của bạn sẽ là “con đường cụt” bị yếm bùa vĩnh viễn. Các bạn đã từng thất bại, dù ít dù nhiều, dù nhỏ dù lớn? Không sao, nó “chỉ là thành công đang bị trì hoãn”. Các bạn có ước mơ, có khát vọng, nhưng vẫn còn e dè thất bại nên ngập ngừng chân bước? Có hề chi! Hãy nhớ: Thất bại không phải con đường cụt; nó là con đường vòng mà ta chắc chắn sẽ đi qua.
  8. Nghị luận Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc BÀI LÀM Chuyện kể về chàng thủ lĩnh Đanko đã lấy trái tim mình làm ngọn đèn soi sáng cho dân tộc đi qua hang tối để tìm về miền đất Hứa. Ôi trái tim Đanko – trái tim lửa thiêng sáng ngời chất sử thi hào hùng, nhưng cũng thấm đượm nơi đó một dòng máu đỏ tươi tình nhân loại, tình yêu thương con người. Trái tim ấy gợi cho tôi, cho chúng ta về lời suy tư, trăn trở của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc” Như loài chim phân biệt mình bằng tiếng hót, như loài hoa kiêu hãnh bởi mỗi một hương sắc riêng mình, mỗi người chúng ta sinh ra đều có một trái tim – đó là biểu hiện của sự sống, là nơi kết tinh phẩm chất “người” nhất, cao đẹp nhất phân biệt con người và con vật. Trên bình diện sinh học, trái tim là nguồn bơm máu đi nuôi cơ thể và cũng là nơi hội tụ những dòng máu chảy về. Vì thế, trái tim vốn dĩ chiếm lĩnh một vị thế cực kì quan trọng. Trên bình diện xã hội, con người, trái tim là cả một thế giới tâm hồn chất chứa những cung bậc cảm xúc lắng đọng, sâu xa. Có thể nói, tình cảm con người xuất phát từ con tim, và chính tình cảm ấy lại tác động lên ý thức, dẫn con người đến hành động. Một trái tim biết yêu thương là trái tim mang theo những cảm xúc đẹp, biết nghĩ cho người khác, vui niềm vui của người khác, và đau chung nỗi đau của những số phận bất hạnh. Chính những con tim ấy sẽ thôi thúc chúng ta tự đáy lòng mình biết ước ao, biết hành động, để “ gieo mầm hạnh phúc” trong cuộc đời này. Vâng, ý kiến của tác giả Đặng Thùy Trâm là một lời gửi chân tình, cảm động, gợi lên trong ta bao nhiêu thổn thức về tình đời, tình người Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng quan niệm: “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để gió cuốn đi”. Thế mới biết, tình yêu thương, lòng bác ái, muôn đời là điều cần thiết trong cuộc sống, đó chính là những hạt giống tốt để từ đó hạnh phúc kết trái, đơm hoa. Khi con người biết yêu thương nhau, chính là khi ta đang xây những chiếc cầu để gần lại bên nhau hơn, phá bỏ những bức tường của đố kỵ, ganh đua và thù hận. Hòi rằng chiến tranh vì đâu mà có, vì sự tham lam, vì lòng ích kỷ, hay chung nhất chính là vì con người đang thiếu dần một “ trái tim yêu thương”. Tôi nhìn bức ảnh cậu bé hai tuổi người Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kì mà lòng đau xót. Nếu tình thương ngự trị nơi đó thì con người có thể sống một cuộc sống hạnh phúc hơn, bình yên hơn, thay vì chỉ có hận thù và chết chóc. Thế giới hôm nay trôi đi vội vàng, mỗi con người dường như đang trong tư thế tiến ra đại dương mênh mông với một cái đầu “ lạnh” chỉ toàn là tư duy, lý trí. Biển đời lạnh lẽo và tình người cũng vì thế mà đóng băng. Vậy làm hạnh phúc sao có thể kết trái, đơm hoa trên mảnh đất băng giá ấy Câu hỏi bỏ lửng để chờ đợi câu trả lời. Và khi đó trái tim yêu thương như ánh lửa được thắp lên để mang ấm áp trở về, như ngọn đèn soi sáng cho tư tưởng và hành động của ta. Trái tim ấy giúp tai ta mở ra để lắng nghe âm vọng từ cuộc sống, nghe thấy tiếng ai đó đang kêu gào, giúp mắt ta mở ra để nhìn thấy những số phận éo lé cần được nâng đỡ, giúp đôi chân ta chạy đến bên họ và giúp đôi tay ta dang rộng dù không thể ôm trọn cuộc đời này nhưng cũng có thể ôm lấy ai đó đang tuyệt vọng, cho họ một nơi dựa bình yên. Tôi cứ nhớ mãi đóa hoa hướng dương nở giữa lòng thành phố – bông hoa nghị lực và cũng là bông hoa của lòng yêu thương. Chị Lê Thanh Thúy dù bị căn bệnh ung thư xương hành hạ, nhưng trái tim của chị vẫn tha thiết một khát vọng yêu thương và dâng hiến. Chị tham gia các công tác xã hội, gây quỹ giúp đỡ trẻ em nghèo mắc bệnh ung thư. Hành động thiết thực của một tấm lòng đẹp cho
  9. ta hiểu sức mạnh diệu kì của con tim. Dù giờ đây, chị Thúy đã đi xa, nhưng tấm lòng của chị vẫn được thế hệ thanh niên tiếp nối với chương trình mang tên “ Uớc mơ của Thúy”. Và phải chăng, những con người ấy cũng đang thầm lặng “ gieo hạnh phúc” vào giữa cuộc đời này. Cuộc sống này có nhiều nỗi đau, bệnh tật, sự thiếu thốn về vật chất là một nỗi đau, nhưng nỗi thống khổ, u uất trong tâm hồn chính là niềm đau đáng sợ hơn bao giờ hết. Và có lẽ, trái tim yêu thương chính là nguồn an ủi cho những tâm hồn đang tổn thương kia. Bệnh tật thể lý có thể chữa bằng thuốc, nhưng cái gọi là tâm bệnh thì chỉ có thể chữa lành bằng thái độ quan tâm, sẻ chia, lắng nghe và đồng cảm. Vì thế, đừng bao giờ nói rằng tôi không có điều kiện để yêu thương ai cả, vì tôi không có tiền, không có vật chất. Bởi lẽ, tình yêu thương đơn giản chỉ là một câu chào hỏi thăm, lời chúc lành buổi sáng, một nụ cười chân thành thắp niềm hy vọng cho ai đó, làm việc nhà giúp mẹ, rót mời bố ly nước khi ông đi làm về Tình yêu thương vốn dĩ cao quý nhưng cũng thật bình dị như vậy đó. Và khi yêu thương được trao ban cũng là lúc hạt giống của niềm hạnh phúc nở thắm giữa vườn đời. Vì hạnh phúc đâu chỉ là những điều to tát; hạnh phúc nằm ngay trong những điều thân thuộc, bình dị của cuộc sống đời thường. Giữa cuộc đời hôm nay, ta bỗng cảm thấy yên lòng khi vẫn có người chờ đợi hoa cúc nở, và khi ai đó trót vấp ngã vẫn có những bàn tay giơ ra. Dầu thế, cuộc đời vẫn còn đó những trái tim vẫn đập nhưng lạc mất nhịp sống. Đó là con tim vô cảm, dửng dưng với nỗi đau của người khác. Đến đây, ta đau lòng nhớ lại câu chuyện em bé hai tuổi bị xe tải cán, nằm đau đớn trước sự đi qua thờ ơ của bao con người. Hơn hết, còn có những kẻ đã bán trái tim mình cho quỷ dữ, vì đồng tiền mà đánh mất lương tâm, đạp đổ hạnh phúc của biết bao người – là tên sát nhân Nguyễn Hải Dương, là tên tham quan Dương Chí Dũng Thượng đế tặng ban cho mỗi con người một trái tim là để con người yêu thương nhau, hạnh phúc từ đó mà sinh sôi nảy nở. Nhưng những kẻ ích kỷ và tham lam kia đã không trân trọng điều đó, họ chẳng còn xứng đáng với danh hiệu “ Con người”. Tôi lớn lên cùng các câu chuyện về những tâm lòng mẹ thường hay kể – là trái tim cụ già tuy nhiều mảnh chắp vá vì cụ cho đi mà không cần nhận lại, nhưng đó là trái tim đẹp nhất, trái tim trao yêu thương, đem lại hạnh phúc cho người khác, là cô thôn nữ chấp nhận ở lại tòa lâu đài của quái vật để cứu cha, là người mẹ chấp nhận hy sinh đôi mắt và trái tim để cứu đứa con mình thoát khỏi tay thần chết Sâu thẳm trong tôi, tình yêu thương vốn dĩ mang lấy một sức mạnh diệu kì, và từ nơi mảnh đất yêu thương ấy, hạnh phúc đâm chồi, nảy lộc. Mỗi chúng ta hãy chậm lại một phút, một phút thôi giữa dòng đời hối hả, để lắng nghe tiếng nói của trái tim, để biết cho đi thật nhiều mà không đòi hỏi được đền đáp, vì “ sống là cho chết cũng là cho”. Hãy sống mà không thôi nung nóng những giọt máu tình thương trong trái tim mình, hãy để những con sóng tình thương cứ tiếp tục xô bờ. Bởi “Hạnh phúc không phải là người sở hửu nhiều mà người biết yêu thương và hi vọng nhiều”. Đó là nguyên lý và cái đích cho cuộc sống. “Chỉ có yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc” là một định lí đúng đã được khẳng định qua thực tế cuộc sống. Và chúng ta những con người của thế hệ mới hãy tiếp tục gieo mầm hạnh phúc bằng tình yêu thương, bằng những trái tim với nhịp đập nhân ái. Hãy hòa vào dòng máu của một dân tộc với truyền thống yêu thương, lấy hạnh phúc của người khác làm bến cảng cho con tàu tình thương cập bến.
  10. Đề: Henry Van Dyke đã có câu nói: “ Có một khát vọng còn cao quý hơn cả việc được đứng đầu trong thiên hạ , đó là việc cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn.” Hãy cho biết suy nghĩ của bạn về câu nói này? Bài làm Khi tôi đang rất bực mình vì chuyện người bạn đã cư xử không tốt với mình, vô tình, tôi lại thấy hai người bạn cười đùa vui vẻ, trêu chọc nhau trong khi họ vừa cãi nhau một trận kịch liệt ngày hôm qua, tôi bỗng dưng nghẹn lại. Đúng vậy, khi tôi tưởng chừng như mọi thứ đang sụp đổ ngay trước mắt, lại thấy người ta dễ dàng mà quên đi. Khi tôi cứ ích kỉ giữ mãi mối thù hằn vào bên trong trái tim mình, thì người ta đã có thể thanh thản mà dón nhận nó. Tất cả chỉ bởi một lí do đơn giản, đó là họ có tấm lòng vị tha và cao thượng. Chính bởi lẽ đó mà Henry Van Dyke đã có câu nói: “ Có một khát vọng còn cao quý hơn cả việc được đứng đầu trong thiên hạ, đó là việc cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn.” “Hãy tha thứ và hãy quên” , lòng vị tha và sự cao thượng là hai thứ cần thiết và quan trọng để tạo nên tình người. Với khát vọng cao quý và tuyệt đẹp, con người ta luôn muốn hướng đến sự hoàn thiện về cả tâm hồn lẫn thể xác, thành công trong công danh sự nghiệp và hướng thiện. Chính vì lẽ đó, lòng vị tha và sự bao dung là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là sự giao hòa cảm xúc, lòng trắc ẩn thiêng liêng nhất của một con người đến với một trái tim, là tấm lòng cùng tinh thần chăm lo một cách vô điều kiện đến người khác, có thể vì người mà hi sinh bản thân mình. Tại sao lại cần có lòng vị tha? Vì đó là đức hi sinh, là tinh thần trượng nghĩa, là biểu hiện tốt đẹp nhất của đạo lí làm người. Lòng vị tha và bao dung đem đến cho lòng người sự thanh thản trong tâm hồn, sự yên bình trong giấc ngủ say, hạnh phúc và hơn cả là tình yêu thương giữa con người đến với con người. So với việc giẫm đạp lên nhau, vụ lợi , bon chen lẫn nhau để được là người đứng đầu trong thiên hạ, đứng một mình trên đỉnh cao mà không có sự yêu thương, lạc lõng, cô đơn, thầm ghen tị , khao khát được yêu thương, tại sao chúng ta không chọn cách cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn, để ta và bạn cùng cố gắng phấn đấu, để ta và bạn vừa có thể là đối thủ cạnh tranh công bằng , vừa có thể là bạn tốt của nhau? “Lòng vị tha” , cụm từ ấy dường như đã quá quen thuộc bên mỗi trang sách, cuốn truyện, trong những câu chuyện làm người của một ai đó, là chủ đề quen thuộc trong thế giới văn học. Lòng vị tha và bao dung luôn đan xen trong cuộc sống của mỗi chúng ta từ những hành động rất vụn vặn. Khi ta quyết định tha thứ lỗi lầm cho một ai đó, khi đó ta đã đem lòng vị tha của mình trao đi. Khi một người mẹ sẵn lòng cầm roi quật mạnh vào tấm da thịt của người con, rồi một lúc sau lại sẵn lòng lấy tay lau đi những giọt nước mắt mặn nồng trên đôi gò má, khi một đứa em nghịch ngợm làm rách chiếc váy đẹp nhất của chị, nó rối rít xin lỗi và những giọt nước mắt hối hận chảy ra, chị không quan tâm và giận tím mặt quay đi,nhưng khi quay lại , thật kì diệu thay, một cây kẹo mút được cầm trên tay cùng nụ cười tươi dễ dàng tha thứ. Đúng vậy, đó là những công việc hằng ngày diễn ra một cách thoải mái và vô tư như vậy, bởi vì một lẽ, ta đang “cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn.” Có một câu chuyện kể rất hay thế này, hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Khi tranh luận xảy ra, một trong hai người bạn không kiềm chế được đã dùng những lời miệt thị xúc phạm người kia. Anh cảm thấy bị xúc phạm và không nói gì cả, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.” Họ đi tiếp và cho đến khi người bạn bị xúc phạm gặp nạn và được người kia cứu, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá:” Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” Lòng vị tha và bao dung còn giúp ta có thêm những người bạn tốt. “Nếu như bạn muốn thấy sự dũng cảm, hãy nhìn những người biết cách tha thứ.“Khi ta sẵn lòng quên đi những vết thương lòng và mạnh mẽ mở lòng đón nhận những lỗi lầm của người