Tài liệu Lí Luận văn học

docx 43 trang xuanthu 22/08/2022 9460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Lí Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_li_luan_van_hoc.docx

Nội dung text: Tài liệu Lí Luận văn học

  1. Contents Văn học Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài 6 Bài 7 Bài 8 Bài 9 Bài 10 Bài đọc thêm Văn xuôi, truyện ngắn Bài 11 Bài 12 Thơ Bài 13 Bài 14 Tác giả, độc giả Bài 15 Bài 16 Bài 17 Một số nhận định 2
  2. [Type text] Bài 1: Tác phẩm văn học I - Văn học là gì? - Văn học là tiếng nói tình cảm của con người, của tâm hồn con người. - Văn học không phải là cái gì đó cao siêu thần bí, văn học là hơi thở của biển, là làn gió thơm hương lứa, là gương mặt của những người xung quanh ta và chính ta. - Văn học và nghệ thuật nói chung là cuốn sách giáo khoa của cuộc sống (Séc-na Sép ki) II - Nội dung và hình thức của 1 tác phẩm văn học 1. Nội dung - Tác phẩm văn học bao giờ cũng là 1 bức tranh sinh động về cuộc sống của con người. - Qua bức tranh đó, người viết luôn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm thể hiện thái độ sống của mình trước cuộc sống (đó chính là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan). - Như thế có nghĩa là cuộc sống trong tác phẩm văn học là cuộc sống đã được thông qua tâm hồn nhà văn, nhà thơ, nó thấm đẫm tư tưởng của người viết. - Qua tác phẩm văn học, ta vừa hiểu được cuộc sống (khách quan), đồng thời hiểu được con người (chủ quan) cũng như tâm tư tình cảm, thái độ của người viết. - Tác phẩm mô phỏng cuộc sống, vì thế dù tồn tại ở dạng thức nào (văn xuôi. truyện ngắn, thơ, kịch, ) thì nó cũng là tấm gương phản ánh cuộc sống con người. - Ví dụ 1 tác phẩm văn học có thể viết về 1 nhân vật khác thường như 1 Chí Phèo, 1 Thị Nở, 1 người đàn bà chỉ biết cam chịu nhưng đằng sau những nhân vật ấy ta vẫn thấy 1 cuộc sống con người với biết bao quan niệm, những bài học nhân xưng. - Nhìn về phương diện chủ quan, tác phẩm văn học có được là do kết quả của việc xúc động cao độ những trăn trở suy tư được vun đắp lâu ngày tạo nên của người nghệ sĩ. - Tác phẩm văn học chính là 1 đứa con tinh thần được nhà văn thai nghén trong suốt 1 quá trình tạo thành. - Vì thế ở các tác phẩm văn học, ta luôn bắt gặp những cung bậc tình cảm, những trạng thái cảm xúc mà ta vẫn thường thấy, nhưng ta không thể nào nói thành lời như 1 niềm vui, 1 nỗi buồn, 1 nỗi thất vọng chán chường. - Ở tác phẩm thơ thì tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết thường được thể hiện trực tiếp. Còn ở tác phẩm văn xuôi thường thể hiện 1 cách gián tiếp. 1
  3. [Type text] => Suy cho cùng, tác phẩm văn học là chuyện của con tim. 2. Hình thức - Tác phẩm văn học là nghệ thuật ngôn từ. Văn học là 1 công trình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu. - Nhà văn, nhà thơ dùng ngôn từ làm phương tiện vật chất để xây dựng tình thương, biểu đạt tư tưởng. => 2 phương tiện nội dung và hình thức của 1 tác phẩm văn học phải kết hợp hài hòa với nhau tạo thành 1 chủ thể. 1 tác phẩm văn học thành công là 1 tác phẩm vừa phản ánh hiện thực khách quan, vừa thể hiện được nét riêng trong thế giới chủ quan của tác giả, đồng thời nó phải có cách thể hiện qua hình thức độc đáo, hài hòa phong phú. Bài 2: Các chức năng chính của văn học I - Văn chương là gì? - Là khái niệm dùng để chỉ 1 ngành nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng nghệ thuật ngôn từ để xây dựng nhân vật, phản ánh cuộc sống, gửi gắm tư tưởng, tình cảm. II - Các chức năng chính của văn chương 1. Chức năng nhận thức - Văn chương có chức năng nhận thức bởi vì mỗi 1 tác phẩm văn học đều mang tới cho người đọc những tri thức sâu rộng về thế giới và con người. Có thể nói văn học là 1 bộ bách khao toàn thư về cuộc sống như nhà triết học Ăng-ghen nổi tiếng cho rằng: “Đọc tiểu thuyết Tấn trò đời của Ban-zắc, người đọc có thể hình dung và hiểu về xã hội nước pháp còn hơn là đọc sách của nhiều ngành khoa học, xã hội cộng lại.” Được như vậy là nhờ vào chức năng nhận thức của văn học. - Chức năng nhận thức của văn học được thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực: cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng bất tận của tâm hồn nghệ sĩ. Nó như là 1 mảnh đất màu mỡ mà nếu như nhà văn không bám rễ sâu vào cuộc đời, không hút nguồn nhựa sống dạt dào đang ngầm chảy trong dòng đời của người nghệ sĩ chẳng khác nào 1 cây non èo uột, run rẩy trước cuộc đời và sớm muộn cũng chết đi. - Văn học còn giúp chúng ta khám phá nhận thức, thấu hiểu sâu sắc, khám phá chính bản thân mình. Nó giúp con người trả lời được những câu hỏi như “Mình là ai? Mình từ đâu đến? Mình sống để làm gì?” 2
  4. [Type text] - 1 tác phẩm văn học đòi hỏi phải có khả năng khơi dậy ở người đọc nhiều cảm nhận. Vì vậy, chức năng đầu tiên của văn học chính là giúp người đọc hiểu được mục đích ý nghĩa của xã hội và cuộc sống. Nhờ đó mà ta biết được nhiều điều. - Tác phẩm văn học sẽ đem đến cho chúng ta những cảm nhận tinh tế, cho ta 1 cái nhìn tổng hợp, đứng về nhiều góc độ, nhiều bình diện, để xem xét và đánh giá. - Tác phẩm văn học thường không đề cập đến những vấn đề mà con người chưa biết, chưa nghe, chưa thấy, mà nó thường đề cập đến những vấn đề thực tế như trong đời thường. Nhưng trong cái đời thường ấy làm nổi bật lên sự khám phá, đem đến sự ngạc nhiên mới mẻ để rồi nhận ra những ý nghĩa sâu sắc trong những điều bình thường đơn giản ấy. - Nhận thức đồng nghĩ với giác ngộ, nghĩa là sự tự hiểu. Vì bất kì tác phẩm văn học nào cũng giúp con người ta trải qua, soi lại chính bản thân mình. Có nghĩa là qua mỗi tác phẩm văn học ta còn có cơ hội nhìn lại chính mình và có thái độ sống đúng đắn với cuộc sống. 2. Chức năng giáo dục - Chức năng giáo dục thường được xem là chức năng quan trọng của văn học. Giáo dục trong tác phẩm văn học không chỉ là giáo dục đạo đức, phẩm chất con người mà còn cho ta vốn sống, cách sống, cách ứng xử và nhiều trải nghiệm. - Chức năng giáo dục của 1 tác phẩm văn học được thể hiện ở việc nó tác động vào tình cảm của con người, nó lay chuyển con người, nó có thể biến con người khô khan, thành 1 con người biết xúc động, say mê và lắng nghe. - Đọc được tác phẩm hay, nó như là 1 tấm gương để ta tự soi mình vào trong đó và tự hoàn thiện bản thân mình hơn. Quá trình giáo dục của tác phẩm văn học là quá trình tự giáo dục. - Chức năng giáo dục của 1 tác phẩm văn học còn được thể hiện ở việc con người nhận thức được cái hay, cái dở, cái tốt, câí xấu để rồi tự đấu tranh làm theo những điều hay. Điều đó có nghĩa là văn chương nâng đỡ nhân cách, giúp hình thành nhân cách ở con người, làm cho ta biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, biết xả thân vì nghĩa và sống đúng đạo lí làm người. - Nhà văn M. Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”, nghĩa là văn học giúp ta nhiểu mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 3. Chức năng thẩm mĩ - Có nhà phê bình đã từng nói: “Cuộc sống không có tiếng hát như Trái Đất không có Mặt Trời.” Điều đó nghĩa là nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng phải làm nổi bật cái hay, cái đẹp vốn có của cuộc sống. 1 tác phẩm văn học hay có giá trị sẽ giúp cho con người và sự vật đẹp gấp 2 lần, đẹp trong tác phẩm và đẹp trong tâm hồn của độc giả. - Tác phẩm văn học sẽ giúp người đọc nuôi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ, khám phá cái hay, cái đẹp của thế giới xung quanh và đặc biệt nó làm đẹp tâm hồn con người. 3
  5. [Type text] - Giá trị của 1 tác phẩm văn học thường được thể hiện qua ngôn từ và hình ảnh. Ngôn từ là cách để chia sẻ, giãi bày những điều nhà văn cần nói. Đặc biệt là đọc những tác phẩm văn học, người đọc cảm nhận sâu sắc những nội dung, giá trị nhân văn mà tác phẩm mang lại. Từ đó người đọc biết chia sẻ, đồng cảm với buồn vui của nhân vật, có thể nói những giờ phút sống với tác phẩm văn học là những khoảnh khắc mà tâm hồn con người trong sáng và bình yên nhất. - 1 tác phẩm văn học làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ bằng vẻ đẹp ngôn từ, vần điệu, kết cấu khéo léo của từng tác phẩm. => Chức năng thẩm mĩ của tác phẩm văn học là nói đến vẻ đẹp của nội dung (phản ánh cuộc sống), vẻ đẹp hình thức (ngôn từ, hình ảnh, biện pháp tu từ), vẻ đẹp chân-thiện-mĩ (hướng con người đến cái cao đẹp). 4. Mối quan hệ giữa các chức năng của văn chương - Các chức năng của văn có mối quan hệ biện chứng với nhau: giá trị nhận thức làm tiền đề của giá trị nội dung, giá trị nội dung làm sâu sắc hơn giá trị nhân đạo và cả 2 giá trị này đều được phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ. => Chính mối quan hệ ấy tạo nên giá trị và sức trường tồn cho 1 tác phẩm văn học. Một tác phẩm dù lớn hay nhỏ đều ẩn chứa những giá trị nhận thức riêng biệt. Một Xuân Diệu nồng nàn, tươi trẻ với những bước chân vội vàng, cuống quýt, vồ vập trong tình yêu; một Huy Cận mang mang thiên cổ sầu; một Hàn Mặc Tử yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết nhưng đành “bó tay nhìn thể phách và linh hồn tan rã” Những nhà thơ Mới mỗi người một vẻ, một sắc thái nhưng đã hòa cùng dòng chảy của văn học, mang đến những cảm nhận mới lạ, tinh tế, tác động mạnh mẽ tới tri giác, đánh thức những bản năng khát yêu, khát sống trong mỗi con người. Còn dòng văn học hiện thực lại tác động vào con người theo những hình tượng nhân vật. Một chị Dậu giàu đức hi sinh đã kiên cường đấu tranh với kẻ thống trị để bảo vệ gia đình; một Chí Phèo bước ra từ những trang văn lạnh lùng nhưng ẩn chứa nhiều đớn đau của Nam Cao; một Xuân Tóc Đỏ với bộ mặt “chó đểu” của xã hội Tất cả đã tác động lên người đọc nhận thức đầy đủ, phong phú về xã hội. Từ đó khơi dậy ý thức đấu tranh giai cấp để giành lại quyền sống, ý thức cải tạo xã hội và y thức về giá trị con người. Trên hành trình kiếm tìm, vươn tới nghệ thuật, mỗi người nghệ sĩ lại tìm cho mình một định nghĩa, một chuẩn mực để đánh giá văn chương, nghệ thuật. Có người cho rằng giá trị cao nhất của văn chương là vì con người. Có người lại quý văn chương ở sự đồng điệu tri âm: “Thơ ca giúp ta đi từ chân trời một người đến với chân trời triệu người”. Còn có người lại coi văn chương nghệ thuật là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú thêm” (Thạch Lam). Nguyên Ngọc cũng từng khẳng định: “Nghệ thuật là phương thức tồn tại của con người” Tất cả những quan điểm các nhà nghệ sĩ đã giúp cho chúng ta nhận ra văn học là một yêu cầu thiết yếu, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Ta tự hỏi con người sẽ sống như thế nào nếu mai kia chẳng còn văn chương? Có lẽ tâm hồn con người 4
  6. [Type text] sẽ khô cằn, chai sạn lắm bởi văn chương cho ta được là CON NGƯỜI với hai chữ viết hoa, với đầy đủ những ý nghĩa cao đẹp. “Văn chương giữ cho con người mãi mãi là con người, không sa xuống thành con vật”. Văn chương nâng con người lớn dậy, thanh lọc tâm hồn con người. Bởi vậy, hành trình đến với văn chương là hành trình kiếm tìm, vươn tới. “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. Xét đến cùng, hành trình của một tác phẩm văn chương là hướng con người đến con đường CHÂN – THIỆN – MĨ. => Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng là sự hòa quyện của chức năng. Chức năng thẩm mỹ là đặc trưng của nghệ thuật. Chức năng giáo dục là nhiệm vụ của nghệ thuật. Chức năng nhận thức là bản chất của văn chương. Bài 3: Đặc điểm của văn học I - Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống (tính hiện thực của văn học) - Văn học là 1 bộ môn nghệ thuật phản ánh cuộc sống, là tấm gương phản ánh cuộc sống “muôn hình vạn trạng” - Hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú và phức tạp. Đó vừa là đối tượng hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học. Sức mạnh của những trang văn bắt nguồn từ chính cuộc sống đầy nắng, đầy gió ngoài kia. Các nhà văn, nhà thơ dùng ngòi bút viết lên từ thứ mực chưng cất từ cuộc đời đầy phức tạp và bộn bề đó. - Nhà văn Nam Cao đã từng nói rằng: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than.” Có nghĩa là tính chân thực của sự phản ánh. 1 tác phẩm văn học phải phản ánh hiện thực 1 cách chân thực. Bởi vì không phải sự phản ánh nào cũng có giá trị và có tác dụng nhận thức vì có những phản ánh đúng, phản ánh sai. Vì thế nhà văn phải phản ánh chân thực cuộc sống. - Phản ánh và sáng tạo: nhà văn Hoài Thanh đã từng nói “Văn chương là hình dung của sự sống và văn chương sáng tạo ra cuộc sống.” Văn chương không chỉ giúp ta hiểu biết, khám phá hiện thực cuộc sống mà còn sáng tạo ra cuộc sống. - Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh, sao chép hiện thực 1 cách hời hợt, nông cạn. Nhà văn không hề bê nguyên si sự kiện con người vào trong sách 1 cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của 1 quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra 1 thế giới hấp dẫn sinh động. II - Văn học và tình thương 5
  7. [Type text] - Nhà văn Hoài Thanh đã từng nói: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài.”Chính tình thương người và lòng nhân ái là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học. Nhà văn thông qua các tác phẩm muốn gửi gắm tâm tư tình cảm, thái độ của mình trước cuộc sống. - Nhà văn thường là người nhạy cảm với cuộc đời. Họ đau đớn với nỗi đau của con người và họ dùng ngòi bút của mình để giãi bày tình cảm, cảm thông với số phận của nhân vật. Đó là thiên chức, là chiều sâu trong ngòi bút của nhà văn. - Nhà văn thể hiện quan điểm yêu, ghét, ca ngợi, trân trọng thông qua từng nhân vật trong mỗi tác phẩm. Đồng thời qua mỗi tác phẩm, nhà văn thể hiện tình cảm, ước mơ, khát vọng của bản thân trước hiện thực cuộc sống. - M. Gorki từng nói: “Văn học là nhân học” nghĩa là muốn khẳng định tính nhân văn của 1 tác phẩm văn học. Đó là khi nhà văn, nhà thơ bộc lộ sự thương cảm, xót xa sâu sắc trước những mảnh đời bất hạnh, phê phán những việc làm sai trái và những kẻ chà đạp lên con người hoặc ca ngợi tình yêu quê hương đất nước của con người. - Đọc tác phẩm văn học, ta biết rung động, cảm thông, chia sẻ với những nahan vật trong tác phẩm, bởi M. Gorki từng nói: “Xét đến cùng, ý nghĩa thật sự của văn học là nhân đạo hóa con người.” II - Văn học - nghệ thuật của ngôn từ - Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ được lấy từ cuộc sống, từ ngôn ngữ của đời sống nhân dân. - Ngôn từ trong văn học được chắt lọc, chọn lọc để có thể đủ khả năng truyền tải nội dung, để trở thành ngôn ngữ nghệ thuật. - Ngôn ngữ có khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng sâu sắc 1 cách tinh tế mà các loại hình nghệ thuật khác không làm được. - Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học đồng thời là 1 bản nhạc, 1 bức tranh, 1 quan điểm và 1 triết lí sống. - Đặc điểm của ngôn từ: + Tính chính xác: ngôn từ trong tác phẩm văn học được xây dựng đúng cảnh đúng người, đúng tình đúng. Nhà văn đã chắt lọc ngôn từ từ chính thực tế cuộc sống để nhào nặn, xây dựng hình tượng nhân vật. Tuy nhiên, vì là nghệ thuật ngôn từ nên ngôn ngữ trong tác phẩm văn học phải hàm súc, cô đọng, nói ít hiểu nhiều (ý tại ngôn họa). + Tính cảm xúc và tình cảm: vừa phản ánh hiện thực cuộc sống, vừa bộc lộ tính cách con người. 6
  8. [Type text] + Tính hình tượng: thông qua 1 tác phẩm, người đọc có thể hình dung tưởng tượng, hình tượng và hiện thực trong tác phẩm văn học. Bài 4: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm I - Giá trị hiện thực 1. Khái niệm Giá trị hiện thực là phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống 2. Biểu hiện Hiện thực phản ánh trong tp vh vô cùng đa dạng phong phú. Tuy nhiên, nói đến giá trị hiện thực trong 1 tác phẩm văn học người ta thường đề cập tới 3 nét chính: + Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khốn khổ về vật chất hay tinh thần của những con người nhỏ bé, bất hạnh + Chỉ ra được nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người + Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người Ví dụ : ở mỗi tp cụ thể , giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng. Cùng phản ánh về nỗi khốn khổ của người nông dân trước CMT8. Ngô Tất Tố miêu tả về nỗi chật vật về vật chất của chị Dậu do nạn sưu cao thuế nặng. Còn Nam Cao là đi vào mảng hiện thực sâu kín nhất, tăm tối nhất bằng địa hạt tâm lí để lột trần bi kịch bị tha hóa, nỗi đau tinh thần của những con người sống dưới đáy xã hội 3. Vai trò Giá trị hiện thực của tp thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn , cũng là dấu hiệu của 1 tác phẩm có giá trị II - Giá trị nhân đạo (tố - thương - đề - khát) 1. Khái niệm Giá trị nhân đạo là tình yêu thương con người của nhà văn cũng như sự đồng cảm , trân trọng những vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh 2. Biểu hiện - Nhà văn cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé bất hạnh - Lên án, tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người - Phát hiện, khám phá, ca ngợi vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh 7
  9. [Type text] 3. Vai trò Giá trị nhân đạo thể hiện được tầm vóc, tư tưởng của nhà văn như Biêlinxki đã từng nói : “ Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Đó cũng là dấu hiệu để nhận biết 1 tác phẩm có giá trị vì “Văn học là nhân học”. Nghệ thuật chỉ có được khi hướng tới con người, phục vụ con người Bài 5: Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học I - Chi tiết nghệ thuật là gì? - Chi tiết là “da thịt” đắp lên “bộ xương” của cốt truyện trong tác phẩm văn học, là tiểu tiết, là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên tác phẩm. Nếu cốt truyện là bộ xương thì chi tiết góp phần thêm tươi mới, sinh động trong cốt truyện. Có nhiều loại chi tiết: chi tiết về chân dung, ngoại hình, nội tâm, nghệ thuật. - Nhà văn M.Gorki đã từng nói “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” điều đó có nghĩa là cái làm nên tầm vóc của nhà văn không hẳn là quy mô của tác phẩm mà là chi tiết nghệ thuật. - Chi tiết không chỉ là yếu tố cấu thành nên tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan điểm về nghệ thuật, về con người, về cuộc đời của nhà văn. - Nhà văn Pauxtopxki đã từng nói “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.” II - Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn - Chi tiết rất quan trọng trong truyện ngắn. Nó đóng vai trò then chốt, góp phần tạo nên 1 tác phẩm có giá trị, có sức khơi gợi lòng người. III - Vì sao chi tiết có vai trò trong truyện ngắn - Vì nó bắt nguồn từ đặc trưng của truyện ngắn, có dung lượng nhỏ, số lượng nhân vật ít, cốt truyện diễn ra trong 1 thời gian, 1 không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh 1 tình huống mang tính chủ đạo nhưng truyện ngắn phải phản ánh những nội dung có sức khái quát, có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của câu chữ mà không được dài dòng. - Để giải quyết mâu thuẫn trên, nhà văn cần phải có những chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm. Đó là những điểm sáng hội tụ chiều sâu nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm, cô đúc những điều nhà văn muốn nói trong dung lượng câu chữ khiêm tốn, để tạo nên những trang văn hàm súc, nói ít gợi nhiều. 8
  10. [Type text] - Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn phải gánh vác nhiệm vụ nặng nề, có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện sứ mệnh của thể loại. - Dù là tiểu tiết của tác phẩm nhưng những gì nó làm được thật là lớn lao. Bài 7: Nhân vật trong tác phẩm văn học Nhân vật trong văn học là con người được kiêu tả trong tác phẩm văn học bằng phương tiện ngôn từ. I - Nhân vật văn học và vai trò của nhân vật trong tác phẩm - Văn học là nhân học (M. Gorki). Văn học bao giờ cũng thể hiện cuộc sống của con người. Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học được các tác giả mô tả rất đa dạng. Nhân vật văn học có khi là những con người có họ tên như: Từ Hải, Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, chị Dậu, anh Pha Nhân vật văn học có khi là những người không họ không tên như: anh trai cầy, tên lính lệ, người hầu gái, anh thanh niên, cô kĩ sư, ông họa sĩ Nhân vật trong văn học có khi là một loài vật, một đồ vật hoặc một hiện tượng nào đó của thế giới tự nhiên, mang ý nghĩa biểu trưng cho số phận, cho tư tưởng, tình cảm của con người. - Có thể nói nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực. Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống và của con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, kì vọng về đời sống. - Nhân vật còn là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Thông qua việc xây dựng nhân vật, nhà văn bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình đối với từng loại người trong xã hội đồng thời dẫn dắt người đọc đi vào những thế giới riêng với đủ mọi khát vọng cùng với cảm xúc yêu thương hay lòng căm giận. Nhân vật Hămlét của Sêchxpia tiêu biểu cho con người thời đại Phục hưng có lí tưởng nhân văn cao đẹp bị bế tắc và khủng hoảng khi phải đối diện với những cách sống, phản trắc, cơ hội, tàn nhẫn, con đẻ của chủ nghĩa tư bản ở thời kì tích luỹ ban đầu. Qua việc mô tả các nhân vật như cậu Em Chã, bà Phó Đoan, cụ Cố Hồng trong Số đỏ, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ niềm căm ghét lối sống suy thoái về đạo đức đến cùng cực của giới thượng lưu trong xã hội thực dân phong kiến. II - Các loại hình nhân vật văn học (đọc thêm) 1. Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ - Nhân vật chính là các nhân vật giữ vai trò quan trọng của cốt truyện. Các nhân vật này được nhà văn miêu tả tỉ mỉ, có lai lịch, có nguồn gốc, có mối quan hệ với các sự kiện chính trong cốt truyện và các nhân vật khác. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du những nhân vật như: Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Thúc Sinh, Tú Bà là nhân vật chính. Trong các tác phẩm tự sự cỡ lớn xuất hiện hàng loạt nhân vật chính được nhà văn mô tả có tính cách, có số phận, thường nổi lên những nhân vật gắn với cốt truyện từ đầu tới cuối và có liên quan với 9
  11. [Type text] hầu hết các nhân vật chính. Đó là nhân vật trung tâm. Ở nhân vật này hội tụ chủ đề và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Ví dụ: Nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. - Nhân vật phụ là nhân vật mang vai trò phụ trợ trong truyện, giữ vai trò kết nối, liên quan đến diễn biến của truyện. Nhân vật thằng bán tơ trong Truyện Kiều chỉ với một hành động vu oan mà đã đẩy gia đình Thúy Kiều đến tan nát và nàng chịu mười lăm năm lưu lạc. Nhân vật Từ và những đứa con trong Đời thừa (Nam Cao) đã góp phần quan trọng vào việc bộc lộ tính cách và tâm trạng của văn sĩ Hộ và họ cũng là cái cớ trực tiếp đẩy Hộ vào những tấn bi kịch. Tuy giữ tính chất phụ trợ nhưng không thể xem nhẹ nhân vật phụ. Nó là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ tác phẩm. Đôi khi nhân vật phụ lại mang những tư tưởng quan trọng của tác phẩm. Đạm Tiên là nhân vật phụ nhưng lại thể hiện rất rõ quan niệm về mệnh, nghiệp, kiếp tiền định của Nguyễn Du. 2. Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện Khái niệm nhân vật chính diện còn gọi là nhân vật tích cực, nhân vật phản diện còn gọi là nhân vật tiêu cực. - Nhân vật chính diện thể hiện những giá trị tinh thần, phẩm chất tốt đẹp, hành vi cao thượng của con người trong các quan hệ ứng xử đời sống, góp phần phát triển nhân cách và tiến bộ xã hội được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lí tưởng xã hội - thẩm mĩ nhất định, được sự đồng tình trong tiếp nhận của đông đảo bạn đọc. Ví dụ như nhân vật Tấm trong Tấm Cám, nhân vật Thạch Sanh trong tác phẩm cùng tên - Ngược lại với nhân vật chính diện là nhân vật phản diện, mang những phẩm chất trái với lí tưởng xã hội - thẩm mĩ tiến bộ, tốt đẹp của thời đại. Đó là những nhân vật hèn hạ, xấu xa, độc ác, giả dối, tham lam xu nịnh, bất tài mà hoạnh hoẹ, hống hách, là loại người bất hiếu, bất nghĩa, sẵn sàng chà đạp lương tâm, nhân phẩm vì tiền tài, danh lợi như Lí Thông trong Thạch Sanh, mẹ con Cám trong Tấm Cám. - Nhân vật tích cực thường xuất hiện trong các thể loại tụng ca, anh hùng ca, bi kịch. Nó là một phạm trù có tính lịch sử, không chỉ phụ thuộc vào thế giới quan, lí tưởng xã hội thẩm mĩ của người sáng tạo mà cả thế giới quan lí tưởng xã hội thẩm mĩ của người tiếp nhận và thời đại tiếp nhận. - Nhân vật phản diện, tiêu cực thường xuất hiện trong truyện cổ tích, truyện cười, hài kịch hoặc thơ văn châm biếm. III - Một số kiểu cấu trúc nhân vật 10
  12. [Type text] 1. Nhân vật chức năng còn được gọi là nhân vật mặt nạ. Loại nhân vật này có những đặc điểm, phẩm chất không thay đổi, không có đời sống nội tâm. Nó có vai trò thực hiện một số chức năng nhất định trong tác phẩm và trong phản ánh đời sống. Hạt nhân của loại nhân vật này là chức năng. Ví dụ ông Bụt, ông Tiên trong truyện cổ tích có chức năng thực hiện các phép màu, thử thách con người, ban phúc cho người tốt, trừng phạt kẻ xấu xa, độc ác. Các anh hùng trong truyện cổ tích thường có chức năng giết yêu quái, cứu người đẹp. Còn các cô công chúa thì thường bị lâm nạn, được cứu và trở thành phần thưởng cho các anh hùng. Nhân vật chức năng rất phổ biến trong văn học dân gian. 2. Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào ó của con người hoặc các phẩm chất. đạo đức, tính cách của một loại người nhất định thuộc một thời đại nhất định. Hạt nhân của nhân vật loại hình là yếu tố loại chứ không phải là cá tính. Vì vậy nó có ý nghĩa tiêu biểu, điển hình nhưng ít nhiều đều có tính lược đồ. Nền văn học mới của chúng ta có một số nhân vật cũng được chú ý nhiều về bản chất loại nên cũng có 3. Nhân vật tính cách: Khác với nhân vật loại hình lấy khái niệm loại làm hạt nhân, nhân vật tính cách có hạt nhân là cá tính, hiện ra trong tác phẩm như một nhân cách mà các yếu tố tâm lí, khí chất có vai trò quan trọng trong cấu trúc nhân vật. Nhân vật tính cách là con người cụ thể, cá biệt, độc đáo, là con người này theo cách nói của Hêghen. Nhân vật tính cách thường là một cá tính nổi bật. Tính cách, là những phẩm chất xã hội - lịch sử của nhân vật, được thể hiện qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với những đặc điểm tâm sinh lí cá nhân1 Nhân vật tính cách được chú ý nhiều ở mối liên hệ, tương quan giữa các thuộc tính phức tạp có khi rất mâu thuẫn trong tính cách. Và đặc biệt sự xung đột giữa những tính cách ấy trong quan hệ với tình huống, môi trường, đã góp phần làm nhân vật luôn phải tự đấu tranh, dằn vặt. Nhân vật Hộ (Đời thừa - Nam Cao) là một dạng như vậy. Trong những mối liên hệ đó ta thấy nổi lên cách ứng xử riêng biệt của nhân vật, bộc lộ những mâu thuẫn xung đột, chuyển biến của tính cách. Như vậy, nhân vật tính cách thường hiện ra như một quá trình, có biến động, thay đổi một cách sinh động, biện chứng giống như những con người hiện thực. Nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo), chị Dậu (Tắt đèn), chị Đào (Mùa lạc), là những nhân vật tính cách. 4. Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật tập trung thể hiện một ý thức, một tư tưởng nào đó mà theo tác giả loại ý thức, tư tưởng ấy rất đáng chú ý trong đời sống xã hội. Giăng Vangiăng là nhân vật tư tưởng nhân đạo, thể hiện lòng yêu thương con người vô bờ bến, thậm chí thương và tha thứ cho kẻ thù của mình. Giave là con người của tư tưởng phụng sự pháp luật Nhà nước. Nhân vật người điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn thể hiện tư tưởng lên án lễ giáo phong kiến, cái lễ giáo nhân nghĩa ăn thịt người của xã hội trung cổ. Nhân vật Độ (Đôi mắt – Nam Cao) là thể hiện quan niệm về lối sống, cái nhìn, trách nhiệm của hai kiểu nhà văn. Nhân vật hoạ sĩ trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu cũng là nhân vật tư tưởng khẳng định một phẩm chất phải có của nhân cách: đó là sự tự biết xấu hổ, biết sám hối, biết tự phán xét mình. 11
  13. [Type text] IV - Các phương thức và thủ pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật 1. Khắc hoạ nhân vật qua ngoại hình: Với các thủ pháp nghệ thuật, nhà văn làm hiển hiện lên trước mắt người đọc hình dáng, diện mạo, tuổi tác của nhân vật. Ở phương diện này nhà văn thường chọn lấy và mô tả những chi tiết độc đáo để gây ấn tượng với người đọc. Ví dụ nhà văn Nam Cao mô tả ngoại hình Chí Phèo khi hắn mới ở tù ra; mô tả dáng vẻ của nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt. Vấn đề quan trọng là ở chỗ thông qua việc khắc hoạ ngoại hình nhân vật phải góp phần vào việc bộc lộ nội tâm nhân vật. Ví dụ, Nguyễn Du tả ngoại hình Tú Bà đã làm cho người đọc thấy bản chất xấu xa của kẻ chủ chứa ở chốn lầu xanh: Nhác trông nhờn nhợt màu da, Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao. Những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng Từ Hải cũng hiện lên qua hình dáng: Râu hùm, hàm én, mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. 2. Khắc hoạ nhân vật qua nội tâm: Nội tâm của nhân vật là toàn bộ tư tưởng tình cảm của con người đối với cuộc sống. Việc mô tả nội tâm nhân vật cũng là sự thể hiện vốn sống và tài năng nghệ thuật của nhà văn. Ở phương diện này nhà văn chú ý tới các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, các trạng thái cảm xúc, các quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật. Vì thế người đọc hiểu được tính cách của nhân vật, biết được những tư tưởng cao quý, những tình cảm tốt đẹp hoặc là xấu xa của nhân vật. Ví dụ, thi hào Nguyễn Du mô tả tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên cho em; nhà văn Ngô Tất Tố tả những suy tính của chị Dậu trong cảnh bán con, bán chó v.v 3. Khắc hoạ nhân vật qua lời nói của nhân vật: Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, lối nói bao giờ cũng chứa đựng một tư tưởng, tình cảm của con người. Vì lẽ đó, các nhà văn thường rất chú ý khắc hoạ nhân vật qua lời nói của họ. Từ xưa, ông cha ta đã khẳng định rằng: Chim khôn tiếng hót rảnh rang, Người khôn ăn nói dịu dàng, dễ nghe. Thúy Kiều và Từ Hải tha bổng cho Hoạn Thư cũng vì con người này: Khôn ngoan nhất mực nói năng phải lời: Rằng tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Trong cuốn tiểu thuyết Số đỏ ta thấy nhà văn Vũ Trọng Phụng đã miêu tả tính cách của các nhân vật qua những lời nói của từng loại người trong cái xã hội nhốn nháo lừa bịp của giới thượng lưu. 4. Khắc hoạ nhân vật qua hành động: Xét cho cùng thì hành động là thước đo chính xác nhất tư cách của con người. Thông qua hành động của nhân vật người đọc thấy được bản chất của nhân vật. Vì vậy, trong khi xây dựng nhân vật, các nhà văn bao giờ cũng dành một phần quan trọng để khắc hoạ hành động. Chỉ qua một hành động: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; Rẽ song, đã thấy Sở Khanh lẻn vào, thi hào Nguyễn Du đã vạch trần bản chất của Mã Giám Sinh và Sở Khanh. => Sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khái quát một nội dung đời sống xã hội. Vì vậy, hình thức thể hiện của nhân vật phải được xem xét trong sự phù hợp với nội dung nhân vật. Phương thức, biện pháp thể hiện đối với nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện không thể giống nhau. Bài 8:Lời văn trong tác phẩm văn học 12