Tài liệu ôn thi Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 11
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_on_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_11.docx
Nội dung text: Tài liệu ôn thi Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 11
- Đề bài: Nhận xét về kết thúc của truyện ngắn, tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng: “Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”. Qua một số tác phẩm truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 9, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. Bài làm I. Mở bài: - Nhà văn Aimatov đã từng nhận định rằng: “Một tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng”. Bởi lẽ khi trang sách đóng lại, tác phẩm mới thực sự đang sống, sống với những trăn trở và tình cảm của người đọc. Ở họ phải xuất hiện những cảm xúc mới mẻ, tâm hồn của họ phải được neo đậu những nhận thức sâu sắc về hiện thực và trái tim phải được rung lên, hướng họ về một khát khao cháy bỏng về cái đẹp, như tác giả Bùi Việt Thắng đã nhận xét về kết thúc của truyện ngắn: “Điền quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”. II. Thân bài: 1. Giải thích: - Bielinxky khi viết về tác phẩm văn học đã nói rằng: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu con người, một ước mơ cháy bỏng về một xã hội công bằng bình đẳng bác ái luôn hôi thúc nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ và hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại”. Tác phẩm nghệ thuật đều xuất phát từ chính trái tim người nghệ sĩ, nơi những tâm tư tình cảm đã được gửi vào “đứa con tinh thần”. Các nhà văn phải biết nắm bắt những hiện thực của cuộc sống để truyền tải vào tác phẩm qua những hình thức sáng tạo độc đáo. Từ đó mới có thể khiến người đọc cảm nhận rõ nét nhất những giá trị tư tưởng cũng như giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm. - Và khi nhà văn làm được điều đó, trang sách cuối cùng dù có khép lại thì những ấn tượng về tác phẩm vẫn in sâu trong tâm trí người đọc. Vì tác phẩm không chỉ chứa những con chữ thẳng đơ trên trang giấy mà là những con chữ có hồn, nó bay ra khỏi trang giấy, sống dậy cùng cảm xúc người dọc và gieo ở họ những nhận thức về hiện thực cuộc sống, những cảm xúc chưa bao giờ có. Hơn nữa, nó còn mở ra một lối thoát, gieo ở họ sự hy vọng, những ước mơ khao khát về cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu xa, hướng họ đến những chân lý cuộc sống. Sau mỗi kết thúc của tác phẩm văn học, họ sẽ nhận những giá trị của cuộc sống, khiến họ nhìn thấy chính mình và sẽ đóng góp cải tạo hiện thực cuộc sống để thế giới ngày một tươi đẹp, sẽ không còn bóng tối mà chỉ có ánh sáng, sẽ không tồn tại những những điều xấu xa mà sẽ có những điều tốt đẹp. Chính lời nhận xét của Bùi Việt Thắng đã cho ta thấy được chứng năng văn học trong đời sống con người. 2. Bàn luận
- - Tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ truyền cho ta những tình cảm ta chưa có, và làm nảy nở thêm ở ta nhiều tình cảm hơn nữa. No đã được sáng tác bằng chính cả trái tim của nhà văn, được truyền tải biết bao là tư tưởng, những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm. Đó còn là một quá trình “lửa thử vàng, gian nan thử sức” của nhà văn. Nhà văn phải thật tinh tế để nắm bắt được hiện thực cuộc đời để gửi gắm vào tác phẩm của mình, truyền vào đó tất cả những tâm huyết, những tình cảm của mình. Chính vì thế mà sau một kết thúc, nhà văn đã dùng tất cả cái tâm cái tài của mình để viết nên những dòng chữ tinh hoa cuối cùng, những dòng chữ đó đã sống dậy và đi sâu vào trong lòng người, làm dấy lên ở họ những cảm xúc, suy nghĩ về cuộc đời, sự tò mò, dự cảm về tương lai, hy vọng về cái dẹp sẽ chiếm lĩnh và tồn tại vĩnh cửu kể cả khi tác phẩm đã kết thúc. - Để tác phẩm có thể sống với những tình cảm của người đọc, với những ước mơ khát vọng về tương lai, về những chân lý cuộc đời. Ở kết thúc của mỗi tác phẩm, người đọc sẽ càng trăn trở, đắn đo về những tình tiết, về nhân vật, về những quy luật cuộc sống được tác giả góp nhặt từ hiện thực. Và từ đó, họ càng thêm quý mến và bày tỏ thái độ, tình cảm của mình. Những giá trị đích thực khiến họ thức tỉnh, làm lay động trái tim của họ để rồi họ có thể hướng về ánh sáng, hướng về cái chân – thiện – mỹ. Và đó chính là điều một tác phẩm chân chính cần. Để tác phẩm có thể trường tồn với thời gian, nó phải đem những giá trị đích thực, mang hơi thở thời đại thổi vào tâm hồn người đọc những ấn tượng khó phai, như cách mà tác giả Bùi Việt Thắng đã nhận định. 3. Chứng minh: - “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời” (Sê-khốp). Nhà văn truyền tải tất cả những cảm xúc của mình cho nhân vật để nhân vật có thể sống mãi trong lòng người đọc sau khi tác phẩm kết thúc. =>Tác phẩm sẽ có những giá trị lâu dài và chạm đến trái tim người đọc, khiến cho họ có cảm giác như đang sống cùng nhận vật trong tác phẩm, cùng cảm nhận, thấu hiểu. Không chỉ gieo vào lòng người đọc những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, niềm tin, khát vọng mà còn thúc đẩy, mở ra một lối thoát cho họ hướng về chân lý. Chính vì vậy, tác phẩm phải có cái kết thúc ấn tượng sâu sắc, là sự kết hợp hài hòa của nội dung và hình thức nghệ thuật độc đáo, tạo cảm hứng cho người đọc. Giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mỹ phải cùng nhau kết tinh để tạo nên một sự sống cho người đọc sau khi tác phẩm kết thúc. 4. Đánh giá: - Chức năng của văn học - Vai trò của người cầm bút - Độc giả III. Kết bài: - Lời nhận định của tác giả Bùi Việt Thắng là vô cùng đúng dắn khi bàn về kết thúc của truyện ngắn. Khi trang sách của truyện ngắn kết thúc thì những âm hưởng của nó vẫn còn vang vọng, in sâu trong trái tim và khối óc của người đọc. Vì cái kết thúc ấy đã cho họ một cái nhìn về thế giới, cho họ những cảm xúc mới mẻ và độc đáo nhất.