Tài liệu ôn thi Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9

docx 4 trang xuanthu 22/08/2022 8320
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn thi Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9

  1. Đề bài: Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên. (Đặng Tiến, Vũ trụ thơ) Anh/chị hãy bàn luận về ý kiến trên. GỢI Ý THÂN BÀI THAO NỘI DUNG TÁC Giải -Nghệ thuật: Hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh thích tồn tại xã hội và bày tỏ quan niệm của con người trước cuộc sống. Văn học chính là loại hình nghệ thuật ngôn từ. -Những dòng nước mắt: Biểu trưng cho những nỗi khổ đau, những điều bất hạnh, những nỗi tuyệt vọng, những bi kịch của con người. Vẻ đẹp: Giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn học, là các yếu tố tạo nên rung cảm thẩm mỹ trong lòng người đọc. -Tiếng hát vô biên: tượng trưng cho sự lan tỏa, cho khả năng tác động cải tạo hiện thực của tác phẩm văn học Cụ thể hóa: “Tiếng hát vô biên” có thể là tiếng đau đớt, xót xa, tiếng hát cảm thông cho mọi nỗi thống khổ của con người. “Tiếng hát vô biên” cũng có thể là tiếng hát khích lệ, động viên, tiếp thêm động lực, truyền thêm sức mạnh để con người vững vàng vượt qua mọi nỗi đau. Tóm lại, nhận định của Đặng Tiến đề cập đến đặc trưng và chức năng của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng: ++ Nghệ thuật phải thấu cảm với nỗi đau đớn thống khổ của nhân loại và tìm kiếm trong đó những vẻ đẹp của tâm hồn, nâng niu vẻ đẹp của tính người trong mỗi
  2. con người. ++ Từ những nỗi đau đó, nghệ thuật cất lên tiếng nói tri âm đồng điệu để xoa dịu nỗi đau, để tiếp thêm sức mạnh, hy vọng và động lực cho con người vượt qua nỗi đau. Bàn 1. Vì sao nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước luận mắt? Đối tượng phản ánh của văn học là con người. Maxim Gorki nhận xét: “Văn học là nhân học”. Nguyễn Minh Châu thì cho rằng: “Cuộc đời và nghệ thuật là hai vòng tròn đồng tâm và tâm điểm là con người”. Con người trong văn học hiện ra là những số phận cụ thể, với những suy tư trăn trở, với ước mơ, khát vọng và nhất là những nỗi đau. Là tấm gương phản ánh cuộc sống, văn học nghệ thuật không thể ngoảnh mặt lại trước những tiếng khóc than hay những lời tuyệt vọng ai oán, mà trái lại chính những nỗi đau của nhân loại sẽ trở thành nguồn chất liệu để sáng tạo nên tác phẩm văn học. “Lời tuyệt vọng là lời ca hay nhất/ Tiếng nấc kia chứa tuyệt bút muôn đời” (Muy-xê). Mặt khác, sáng tác văn học là một hoạt động sáng tạo thẩm mỹ có tính chất cá thể. Hay nói cách khác, cái đẹp chính là đặc trưng khu biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác. Ngay cả khi nói về nỗi đau, thì văn học cũng phản chiếu những nỗi đau ấy qua lăng kính của cái đẹp, phải “tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt”. Việc “tạo vẻ đẹp” ở đây không phải là sự vô vẽ hoa mỹ bên ngoài, mà là việc chắt lọc, kiếm tìm những vẻ đẹp khuất lấp ngay trong chính hiện thực cuộc sống. Từ những nỗi thống khổ tận cùng, trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất của con người, văn học khám phá ra vẻ đẹp của niềm tin, vẻ đẹp của tình thương, vẻ đẹp của niềm hy vọng. Nghệ thuật có thể
  3. không làm vơi đi nỗi thống khổ của con người, nhưng bằng việc vẽ nên bức chân dung con người đối mặt với nỗi thống khổ, văn học phát hiện và nâng niu vẻ đẹp của nhân tính. Chính vì lẽ đó, mỗi người nghệ sĩ trước hết phải là “người cho máu”, là kẻ đa đoan ôm nỗi đau người đau đời tha thiết. “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường.để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực” (Nguyễn Minh Châu). Trong sứ mạng đầy cao cả và thiêng liêng ấy, nhà văn tìm thấy vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn của mỗi người, chất bụi vàng tinh túy lắng sâu trong vỉa trầm tích hiện thực, chất bụi vàng lấp lánh khiến trái tim anh ta ấm áp và ngời sáng. 2. Vì sao nghệ thuật biến “nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên”? - Và khi mỗi tác phẩm nghệ thuật trở thành “hồi kí của đau thương” ôm ấp trong mình nỗi đau của nhân loại, thì từ mảnh đất của đau thương, những đóa hoa của niềm hy vọng sẽ nở rộ và tiếng hát yêu thương, thấu hiểu sẽ lan tỏa, sẽ cất cao để thành cầu nối sẻ chia giữa trái tim với trái tim, giữa con người với con người. Bởi mỗi tác phẩm văn học nói riêng và tác phẩm nghệ thuật nói chung không tồn tại như một thực thể khép kín, mà chúng chính là những cấu trúc gọi mời. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà nói: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Cuộc sống của tác phẩm văn học chỉ bắt đầu khi trang sách đóng lại, đó là lúc tác phẩm đi vào trái tim bạn đọc và gợi lên những cung bậc đồng cảm sâu xa. -Như vậy, từ một nỗi đau cụ thể, từ một số phận riêng
  4. tư, từ một tiếng khóc than hay một lời tuyệt vọng, tác phẩm nghệ thuật vang vọng ngân nga trong lòng bạn đọc, đây là quá trình “vô biên” vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, nó khiến người người gần người hơn. Đó là lúc tác phẩm văn học thật sự đi vào đời sống, để nỗi đau xoa dịu nỗi đau, để tiếp thêm sức mạnh và làm hồi sinh niềm hy vọng. Chứng PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIỌT NƯỚC MẮT CỦA minh- HỒNG 1.1. Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết giọt nước mắt - 2.Phân tích chi tiết giọt nước mắt: o 3. Nhận xét bám đề - Giọt nước mắt của ẩn chữa nỗi thống khổ tận cùng không chỉ của hồng mà còn của người nông dân trong xã hội Việt Nam trước CMT8. -Từ đó “Tiếng hát vô biên” cất lên tha thiết: Tiếng hát xót thương, thông cảm đầy đau đớn của một trái tim nhân đạo yêu người yêu đời và đau người đau đời tha thiết. Tiếng hát đau đớn cất lên như một lời tố cáo đanh thép, như một hồi chuông gióng lên đòi hỏi một sự thay đổi Tổng -Khẳng định lại một lần nữa tính đúng đắn của nhận kết định. Bằng việc tìm ra vẻ đẹp cho những nỗi thống khổ của nhân loại, mỗi nhà văn trở thành “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Trekhov). Đó chính là một tiêu chuẩn, một thước đo cho những kiệt tác bất hủ đi vào lòng nhân loại. - Bên cạnh đó, tác phẩm nghệ thuật còn cần một hình thức nghệ thuật độc đáo và phù hợp để biểu hiện trọn vẹn nội dung. Liên -Bài học rút ra cho nhà văn trong quá trình sáng tác. hệ -Bài học rút ra cho bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.