Tài liệu STEM Lớp 6 - Chủ đề 20: Vẽ tranh từ lá cây

docx 21 trang xuanthu 8460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu STEM Lớp 6 - Chủ đề 20: Vẽ tranh từ lá cây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_stem_lop_6_chu_de_20_ve_tranh_tu_la_cay.docx

Nội dung text: Tài liệu STEM Lớp 6 - Chủ đề 20: Vẽ tranh từ lá cây

  1. Chủ đề . VẼ TRANH TỪ LÁ CÂY 1. Tên chủ đề: Vẽ tranh từ lá cây (Số tiết: 03 tiết – Lớp 6) 2. Mô tả chủ đề: Dự án “Vẽ tranh từ lá cây” là một ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng HS lớp 6. Bằng việc vẽ tranh từ lá cây, HS sẽ được tìm hiểu công việc của nhà thiết kế từ việc lên ý tưởng đến việc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thiết kế và tạo hình. HS sẽ nghiên cứu những kiến thức về hình dạng và cấu tạo ngoài của lá để hoàn thành nhiệm vụ của mình theo những tiêu chí đã được đặt ra. Để thực hiện được dự án này, HS sẽ cần chiếm lĩnh kiến thức của các bài học: – Sinh học 6: Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá. Đồng thời, HS phải như huy động kiến thức của các môn học liên quan như: – Mĩ thuật – Toán học 3. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng: a. Kiến thức: - Học sinh nắm được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ. - Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép. b. Kĩ năng: - Vận dụng được các kiến thức về hình dạng bên ngoài của một số loại lá, cách xếp lá trên thân và cành để tạo thành những bức tranh từ lá cây.
  2. - Tính toán, thiết kế, vẽ được các sơ đồ mô phỏng của các bức tranh. c. Phát triển phẩm chất: – Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp; – Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống; – Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật. d. Định hướng phát triển năng lực: – Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học và thực nghiệm về lá cây. – Năng lực giải quyết vấn đề, cụ thể tạo được các bức tranh từ lá cây một cách sáng tạo; – Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên. 4. Thiết bị: Tổ chức dạy học chủ đề, GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau: – Các loại lá cây. – Một số vật liệu như: Băng dính hai mặt, keo, giấy A3, thước kẻ, bút màu. 5. Tiến trình dạy học Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VẼ TRANH TỪ LÁ CÂY (Tiết 1 – 45 phút) A. Mục đích: - Học sinh nắm được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ. - Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép. - HS nhận thấy được việc vẽ tranh từ lá cây rất thú vị, sinh động, hấp dẫn đối với cuộc sống. 2
  3. Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học - HS bước đầu có sự tự tin trước khi bắt tay vào triển khai dự án; - HS tiếp nhận được nhiệm vụ vẽ tranh từ lá cây, ghi nhận được các tiêu chí của sản phẩm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm này (HS xác định rõ nhiệm vụ mình cần phải làm là vẽ tranh từ lá cây, thỏa mãn những tiêu chí GV đưa ra và mức độ hoàn thành sản phẩm sẽ được đánh giá theo bảng tiêu chí đánh giá). B. Nội dung: – Giáo viên cho HS quan sát các mẫu vật lá cây tại lớp để HS nhận biết được hình dạng của các phiến lá, các loại lá, cách xếp lá trên thân và cành. -GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện một dự án học tập “Vẽ tranh từ lá cây” dựa trên những kiến thức về lá mà HS đã tìm hiểu. Kết quả thảo luận, phân công nhiệm vụ của thành viên trong nhóm được ghi vào Phiếu học tập và Bản ghi chép nhiệm vụ của nhóm. – Các bản tiêu chí: (1) đánh giá bản thiết kế, (2) đánh giá sản phẩm vẽ tranh từ lá cây, (3) đánh giá kế hoạch triển khai dự án được GV tự thiết kế khi xây dựng chủ đề dạy học, trước khi triển khai trong giờ dạy trên lớp. Trong hoạt động này, GV giải thích và thống nhất để HS hiểu được yêu cầu và nội dung của các nhiệm vụ gắn với các bản tiêu chí đã nêu. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: – Một bản ghi chép xác định nhiệm vụ phải làm của từng nhóm: Vẽ tranh từ lá cây. – Một bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm theo phiếu học tập số 1. – Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế sản phẩm và bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm vẽ tranh từ lá cây; – Kế hoạch thực hiện dự án với các mốc thời gian và nhiệm vụ rõ ràng. D. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1. Đặt vấn đề 3
  4. Giáo viên nêu câu hỏi đặt vấn đề: Nhận xét về hình dạng, màu sắc, cách sắp xếp của các loại lá lại khác nhau? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ cùng thực hiện các hoạt động sau. Bước 2. HS quan sát khám phá kiến thức. – GV tổ chức chia nhóm HS. HS theo từng nhóm thống nhất vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm; – GV nêu rõ những yêu cầu cho HS khi quan sát – Mỗi nhóm kiểm tra một số mẫu vật đã mang tới lớp – GV phát cho các nhóm HS “Phiếu hướng dẫn quan sát” và bảng ghi kết quả quan sát theo phiếu học tập số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quan sát các loại lá cây ghi vào bảng sau. Tên lá Hình dạng Kiểu lá Cách xếp lá trên phiến lá thân và cành Lá mồng tơi Lá hoa phượng Lá hoa hồng Lá rau ngót Lá bàng . Bước 3. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm GV nêu vấn đề: Với các loại lá, có thể sáng tạo thành nhiều bức tranh khác nhau. GV nêu yêu cầu về dự án: Thầy/cô muốn “đặt hàng” với các em sản phẩm như sau: 4
  5. Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học Các nhóm “chào hàng cạnh tranh” cho GV - với tư cách là một nhà đầu tư để sản xuất các bức tranh nghệ thuật. Nhóm nào có thiết kế và sản phẩm đẹp với giá thành hợp lí sẽ được “nhà đầu tư” rót vốn để sản xuất và kinh doanh. Theo đó, sản phẩm của các nhóm cần thoả mãn một số tiêu chí cơ bản sau: – Sử dụng các loại lá cây; – Tạo thành các bức tranh đẹp; sáng tạo. – Chi phí thấp. Với các tiêu chí như trên, khi các nhóm chào hàng về sản phẩm thì sẽ được “nhà đầu tư” đánh giá theo các tiêu chí của Phiếu đánh giá số 1. Phiếu đánh giá số 1 TT 1 điểm 2,0 điểm 2,5 điểm 1 Sử dụng lá tươi. Sử dụng lá khô. Sử dụng lá khô vẫn còn nguyên màu sắc ban đầu của lá. 2 Bố cục, không Bố cục, không gian, Bố cục, không gian, độ sáng gian, độ sáng tối độ sáng tối hợp lí tối đẹp khá hợp lí 3 Mức độ sinh động Bức tranh khá độ Mức độ sinh động. ít sinh động 4 Chủ đề, thông điệp Chủ đề, thông điệp Chủ đề, thông điệp rõ ràng chưa rõ ràng khá rõ ràng 5 Số lượng sản Số lượng sản phẩm: Số lượng sản phẩm: từ 3 sản phẩm: 1 2 phẩm trở lên Bước 4. GV thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo Hoạt động chính Thời lượng 5
  6. Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án Tiết 1 Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức cần 1 tuần (HS tự học ở nhà theo thiết có liên quan để phục vụ cho việc thiết nhóm). kế và tạo ra sản phẩm (kiến thức nền); chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo cáo. Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế. Tiết 2 Hoạt động 4: Tạo ra các sản phẩm Vẽ 1 tuần (HS tự làm ở nhà theo tranh từ lá cây nhóm). Hoạt động 5: Chào hàng sản phẩm Tiết 3 – GV nhấn mạnh là các nhóm có 1 tuần tiếp theo để nghiên cứu kiến thức liên quan (Xem Hồ sơ học tập của nhóm với các bài tập hướng dẫn HS tự học ở nhà). – Các nhóm triển khai xây dựng bản thiết kế sản phẩm để báo cáo với “nhà đầu tư” trong tuần tiếp theo. – Bài trình bày bản thiết kế sẽ được đánh giá theo các tiêu chí trong Phiếu đánh giá số 2. 6
  7. Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học Phiếu đánh giá số 2 Điểm Điểm TT Tiêu chí đạt tối đa được 1 Trình bày bản thiết kế vẽ tranh từ lá cây. 2 2 Giải thích về bức tranh. 3 3 Nêu rõ được bố cục, không gian, chủ đề bức tranh 3 4 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn. 1 5 Hiệu quả làm việc nhóm 1 Tổng điểm 10 Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ HÌNH DẠNG NGOÀI CỦA LÁ ĐỂ THIẾT KẾ BỨC TRANH TỪ LÁ CÂY. (HS tự học, tự nghiên cứu và xây dựng bản thiết kế ở nhà trong 1 tuần) A. Mục đích: HS tự học được kiến thức cần thiết có liên quan (kiến thức nền) thông qua việc nghiên cứu tài liệu, từ đó đưa ra được các phương án thiết kế cho sản phẩm. B. Nội dung: Từ yêu cầu tiêu chí đánh giá sản phẩm, HS tự tìm hiểu các kiến thức nền liên quan từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hay tìm hiểu trên internet nhằm hoàn thành câu hỏi, bài tập được giao và từ đó có kiến thức để thiết kế tranh. HS sẽ trình bày những kiến thức mình tự học được thông qua việc trình bày báo cáo và bảo vệ bản thiết kế sản phẩm đáp ứng các tiêu chí đánh giá trong Phiếu đánh giá số 2. 7
  8. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: – Bản ghi chép những kiến thức nền về các loại lá, đặc điểm hình dạng, cách mọc lá. – Hồ sơ thiết kế: + Bản thiết kế bức tranh có bố cục, nội dung, chủ đề của nhóm D. Cách thức tổ chức hoạt động: – HS theo nhóm tự đọc bài 19 Sinh học 6 và hoàn thành câu hỏi, bài tập trong Hồ sơ học tập của nhóm. Các cá nhân hoàn thành nội dung các phiếu trước khi thảo luận để ghi kết quả vào hồ sơ chung của nhóm. – HS vận dụng kiến thức về các loại lá, đặc điểm hình dạng của lá, làm việc theo nhóm để vẽ phác họa bức tranh của nhóm – HS trao đổi và tìm sự hỗ trợ của GV các bộ môn liên quan. Hoạt động 3. TRÌNH BÀY VỀ BẢN VẼ TRANH BẰNG LÁ CÂY (Tiết 2 – 45 phút) A. Mục đích: - HS trình bày được bố cục, nội dung, chủ đề của bức tranh thông qua việc báo cáo bản thiết kế của nhóm. - Thông qua các hoạt động phản biện, vấn đáp, giáo viên giúp HS nhận ra những thiếu sót (nếu có) khi tự nghiên cứu kiến thức nền hoặc củng cố giúp HS hiểu rõ hơn về việc ứng dụng kiến thức nền trong việc thiết kế bức tranh. GV cần chỉ rõ và khẳng định lại những kiến thức nền quan trọng trước cả lớp; GV gợi ý để HS có thể có ý tưởng về điều chỉnh, cải tiến bản thiết kế phù hợp với những nhận thức đúng đắn về kiến thức nền. - HS thực hành được kỹ năng thiết kế và thuyết trình, phản biện; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển bản thiết kế sản phẩm. B. Nội dung: – GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày phương án thiết kế 8
  9. Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học – GV tổ chức HS thảo luận, bình luận, nêu câu hỏi và bảo vệ ý kiến về bản thiết kế; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế (nếu cần); – GV chuẩn hoá các kiến thức nền liên quan cho HS; yêu cầu HS chỉnh sửa, ghi lại các kiến thức này vào vở. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: – Hồ sơ thiết kế bản vẽ tranh từ lá cây đã hoàn thiện theo góp ý. – Bài ghi kiến thức liên quan được chuẩn hoá trong vở của HS. D. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1. GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo phương án thiết kế; Bước 2. Các nhóm khác nhận xét, nêu câu hỏi; Bước 3. GV nhận xét, đánh giá các bài báo cáo (theo phiếu đánh giá 2). Tổng kết, chuẩn hoá các kiến thức liên quan. Bước 4. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai thiết kế sản phẩm theo bản thiết kế; ghi lại các điều chỉnh (nếu có) của bản thiết kế sau khi đã hoàn thành sản phẩm và ghi giải thích; gợi ý các nhóm tham khảo thêm các tài liệu phục vụ cho việc chế tạo thử nghiệm sản phẩm (SGK, internet ) và tham khảo thêm ý kiến tư vấn của GV bộ môn (nếu thấy cần thiết). Hoạt động 4. TIẾN HÀNH VẼ TRANH TỪ LÁ CÂY (HS tự làm ở nhà 1 tuần) A. Mục đích: - HS hoàn thành bức tranh từ lá cây căn cứ trên bản vẽ thiết kế đã được thông qua; - Học được quy trình, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc xác định các vật liệu phù hợp, đảm bảo đúng bản thiết kế. - Bổ sung thêm kiến thức nền thông qua việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm. 9
  10. B. Nội dung: - HS làm việc theo nhóm ở nhà để cùng tạo ra sản phẩm; ghi chép lại công việc của từng thành viên, các điều chỉnh của bản thiết kế (nếu có) và giải thích lí do điều chỉnh - GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm tạo ra sản phẩm. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau: Bức tranh từ lá cây có bố cục, nội dung, chủ đề đúng yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá số 1. D. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến; Bước 2. HS tiến hành hoàn thành từng phần theo bản thiết kế bằng vật liệu đã có Bước 3. HS hoàn thành sản phẩm (Phiếu đánh giá số 1). Bước 4. HS điều chỉnh lại vật liệu và thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do (nếu cần phải điều chỉnh); Bước 5. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản phẩm; Bước 6. HS đóng gói và sắp xếp sản phẩm, sẵn sàng cho phần triển lãm sản phẩm; Xây dựng bản báo cáo và tập trình bày, giới thiệu sản phẩm. Trong quá trình chế tạo sản phẩm, GV đôn đốc, hỗ trợ, ghi nhận hoạt động của các nhóm HS. Hoạt động 5. TRÌNH BÀY BỨC TRANH VẼ TỪ LÁ CÂY (Tiết 3 – 45 phút) A. Mục đích: - HS giới thiệu sản phẩm, phù hợp của với điều kiện thực tế cũng như đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra (Phiếu đánh giá số 1). 10
  11. Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học - HS thực hành được kỹ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan; rèn luyện được thói quen giữ gìn vệ sinh chung. B. Nội dung: - Các nhóm HS giới thiệu về bức tranh đã thiết kế. - GV và HS đặt câu hỏi để làm rõ nội dung. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau: Hoàn thiện bức tranh từ lá cây theo đúng tiêu chí đánh giá. D. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1. Các nhóm HS trưng bày sản phẩm. Có thể dùng giấy màu hoặc các dấu hiệu khác nhau để phân biệt sản phẩm của các nhóm (hoạt động này được thực hiện trước khi vào tiết học); Bước 2. Các nhóm lần lượt báo cáo về sản phẩm. – Nhóm trình bày về bố cục, nội dung, chủ đề sản phẩm; những điều chỉnh trong quá trình tạo ra sản phẩm và giải thích lí do (nếu có); đặt ra giá cho bức tranh – Đồng thời, “Nhà đầu tư” (các GV) và HS cùng nghiên cứu thêm về bức tranh Trong thời gian này, các nhóm HS khác cũng hoàn thành phiếu đánh giá dành cho HS. Bước 3. “Nhà đầu tư” và các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét. GV công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số 1 (kết quả đánh giá nên được trình chiếu trên màn hình để cả lớp dễ quan sát); - GV tổng kết và nhận xét về kết quả chung của các nhóm. GV cần lưu ý những hạn chế, những điểm còn bất cập, chưa chính xác của các nhóm, đặc biệt lưu ý khi các nhóm khai thác và giải thích kiến thức nền trong khi giới thiệu sản phẩm và những ghi chép trong phiếu học tập. - Bước 4. GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở rộng, phát triển thêm sản phẩm cho HS. 11
  12. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN HỒ SƠ HỌC TẬP DỰ ÁN: VẼ TRANH TỪ LÁ CÂY Tên nhóm: . Lớp: Giáo viên hướng dẫn: Tổ chuyên môn: KHTN 12
  13. Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tên nhóm Danh sách và vị trí nhân sự: Vị trí Mô tả nhiệm vụ Tên thành viên Quản lý các thành viên trong nhóm, Nhóm hướng dẫn, góp ý, đôn đốc các trưởng thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ Thư ký Thành viên Thành viên Thành viên 13
  14. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quan sát các loại lá cây ghi vào bảng sau. Tên lá Hình dạng Kiểu lá Cách xếp lá trên phiến lá thân và cành Lá mồng tơi Lá hoa phượng Lá hoa hồng Lá rau ngót Lá bàng . 14
  15. Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học Phiếu đánh giá của giáo viên dành cho mỗi phần trình bày của học sinh. Các em hãy tham khảo những tiêu chí này để hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình một cách tốt nhất. Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá bản thiết kế TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được 1 Trình bày rõ bản vẽ thiết kế bức 3 tranh từ lá cây. 2 Giải thích rõ bố cục, nội dung, chủ 3 đề. 3 Nêu rõ được ý nghĩa của bức tranh 2 4 Trình bày báo cáo sinh động, hấp 2 dẫn. Tổng điểm 10 Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá sản phẩm TT 1 điểm 2,0 điểm 2,5 điểm 1 Sử dụng lá tươi. Sử dụng lá khô. Sử dụng lá khô vẫn còn nguyên màu sắc ban đầu của lá. 2 Bố cục, không Bố cục, không gian, Bố cục, không gian, độ sáng gian, độ sáng tối độ sáng tối hợp lí tối đẹp khá hợp lí 3 Mức độ sinh động Bức tranh khá độ Mức độ sinh động. ít sinh động 15
  16. 4 Chủ đề, thông điệp Chủ đề, thông điệp Chủ đề, thông điệp rõ ràng chưa rõ ràng khá rõ ràng 5 Số lượng sản Số lượng sản phẩm: Số lượng sản phẩm: từ 3 sản phẩm: 1 2 phẩm trở lên 16
  17. Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học Phiếu đánh giá số 3: Đánh giá triển khai dự án Ngày, Công Thực tế Ghi chú, Lý giải Chưa Đạt Tốt tháng, việc hoàn thay đổi sự đạt năm của thành thay nhóm đổi dự định của hoàn nhóm thành Tốt: Hoàn thành đúng tiến độ, hiệu quả cao. Đạt. Hoàn thành đúng tiến độ, hiệu quả Chưa đạt: Không hoàn thành đúng thời hạn. Một số cảm nhận của nhóm sau khi làm xong dự án 17
  18. Hướng phát triển của dự án PHỤ LỤC Phiếu đánh giá 1: Đánh giá bản thiết kế (Dành cho học sinh) Nhóm đánh giá T Điể Tiêu chí Điểm đạt được T m tối 18
  19. Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học đa Trình bày rõ bản Nhó Nhó Nhó Nhó Nhóm: Nhó 1 vẽ thiết kế sản 3 m: m: m: m: m: phẩm. Giải thích rõ bố 2 cục, nội dung, chủ 3 đề. Nêu rõ được ý 3 nghĩa của bức 2 tranh Trình bày báo cáo 4 sinh động, hấp 2 dẫn. Tổng điểm 10 Đóng góp của con dành cho nhóm bạn đang trình bày Lưu ý: Các nhóm bắt buộc hoàn thành tất cả các ô trong phiếu đánh giá. Phiếu đánh giá 2: Đánh giá sản phẩm (dành cho học sinh) Phiếu này dược sử dụng để đánh giá nhóm khi giới thiệu sản phẩm Nhóm đánh giá: . Tiêu chí Điể Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm 19
  20. m . . . . . . tối Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm đa đạt đạt đạt đạt đạt đạt được được được được được được Sử dụng lá tươi. 2,5 Bố cục, 2,5 không gian, độ sáng tối khá hợp lí Mức độ 2,5 sinh động ít Chủ đề, 2,5 thông điệp chưa rõ ràng Số lượng 2,5 sản phẩm: 1 2,5 Tổng điểm Theo em, sản phẩm của nhóm bạn đã tốt chưa? Cần thay đỏi, bổ sung thêm gì? 20
  21. Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học Lưu ý: Các nhóm bắt buộc hoàn thành tất cả các ô trong phiếu đánh giá. Đáp án các phiếu học tập: (Đây là một trong những phương án khả thi, học sinh có thê có nhiều phương án khác nhau.) 21